“Đấng Cứu Rỗi Chịu Đau Khổ,” Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ, tháng Tư năm 2022.
Sứ Điệp Hằng Tháng của Tạp Chí Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ, tháng Tư năm 2022
Đấng Cứu Rỗi Chịu Đau Khổ
Hàng trăm năm trước khi Chúa Giê Su Ky Tô đến, Ê Sai đã thấy trước sự đau khổ của Ngài vì tội lỗi của chúng ta.
bị khinh [rẻ] và [ghét] bỏ
Khi Chúa Giê Su Ky Tô đến thế gian, một số người tin Ngài, nhưng hầu hết mọi người không tin. Họ thậm chí còn coi thường Ngài, và nhiều người ghét bỏ Ngài. Cuối cùng, mọi người đã chọn để Ngài bị tra tấn và giết chết. (Xin xem 1 Nê Phi 19:9.)
Ngài đã mang sự sầu khổ của chúng ta
Chúa Giê Su Ky Tô mang lấy tất cả nỗi đau đớn, bệnh tật và sự yếu kém của chúng ta. Ngài đã làm điều này để Ngài thương xót chúng ta và biết cách giúp đỡ chúng ta. (Xin xem An Ma 7:11–13.)
Ngài đã bị thương vì sự phạm giới của chúng ta
Chúa Giê Su Ky Tô chịu đau khổ vì tội lỗi của chúng ta. Ngài làm điều này để chúng ta có thể được tha thứ nếu chúng ta hối cải. (Xin xem Giáo Lý và Giao Ước 18:11; 19:15–19.)
bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh
“Lằn roi người” là vết thương của Ngài. Những điều này nói lên tất cả những đau khổ mà Ngài đã chịu đựng cho chúng ta, bao gồm cả sự đổ máu của Ngài và sự chết của Ngài. Bởi vì Chúa Giê Su Ky Tô chịu đau khổ cho chúng ta, nên chúng ta có thể được làm cho trọn lành. Sự hy sinh của Ngài làm cho tội lỗi của chúng ta có thể được tha thứ. Khi chúng ta hối cải và cố gắng giữ các giao ước của mình, Ngài sẽ chữa lành chúng ta và thay đổi chúng ta. (Xin xem An Ma 3:7–11; Những Tín Điều 1:3.)
© 2022 by Intellectual Reserve, Inc. All rights reserved. In tại Hoa Kỳ. Chuẩn nhận bản tiếng Anh: 6/19. Chuẩn nhận bản dịch: 6/19. Bản dịch Monthly For the Strength of Youth Message, April 2022. Vietnamese. 18314 435