Lớp Giáo Lý
Mô Si A 3:19: Cởi Bỏ Con Người Thiên Nhiên


“Mô Si A 3:19: Cởi Bỏ Con Người Thiên Nhiên”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Mô Si A 3:19”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Mô Si A 3:19

Cởi Bỏ Con Người Thiên Nhiên

trẻ em đang mỉm cười

Em có bao giờ cảm thấy thất vọng vì những sai lầm của mình hoặc vì không thể tuân giữ tất cả các lệnh truyền của Thượng Đế không? Vua Bên Gia Min gọi bản chất không toàn hảo của chúng ta là “con người thiên nhiên”. Ông dạy rằng chúng ta có thể khắc phục điều này nhờ Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Mục đích của bài học này là giúp em tìm kiếm sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi trong việc chiến thắng bản chất sa ngã của mình.

Tạo ra một môi trường giúp nâng cao việc học tập.Khi giảng viên và học viên yêu thương và tôn trọng Chúa và lời của Thượng Đế, yêu thương và tôn trọng nhau thì việc học tập được nâng cao. Sự chấp nhận và tình yêu thương mà học viên cảm nhận được từ người khác có thể làm mềm lòng, giảm bớt nỗi sợ, đồng thời gia tăng mong muốn và sự tự tin để chia sẻ những cảm nhận và kinh nghiệm.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc Mô Si A 3:19 và suy ngẫm về ý nghĩa của câu này. Anh chị em cũng có thể mời các em tìm một đoạn thánh thư hoặc lời phát biểu từ một vị lãnh đạo Giáo Hội để gia tăng sự hiểu biết của các em về một phần của câu này.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Bản chất sa ngã của chúng ta

tiếng sói tru

Cân nhắc trưng ra hình ảnh của một con sói khi anh chị em chia sẻ câu chuyện từ Chủ Tịch Dallin H. Oaks.

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã kể lại câu chuyện sau đây:

Một người khôn ngoan thuộc bộ tộc Cherokee, một trong các bộ tộc Da Đỏ ở Hoa Kỳ, đã kể cho cháu trai của ông một truyện ngụ ngôn về cuộc sống.  “Có một cuộc chiến dữ dội giữa hai con chó sói ở bên trong ông”, người ông nói. “Một là con chó sói tà ác: lòng đầy giận dữ và ghen tức, tủi thân và buồn bã, tham lam và dối trá. Con kia là con chó sói tốt bụng: đầy lòng nhân từ và cảm thông, khiêm nhường và chân thật, tràn đầy yêu thương và niềm vui. Cuộc chiến đó đang tiếp diễn bên trong mỗi chúng ta”. “Con chó sói nào sẽ thắng?” đứa cháu hỏi. (Dallin H. Oaks, “Những Sự Lựa Chọn”, Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ, tháng Chín năm 2021, trang 13; câu chuyện được chỉnh sửa từ Shayne M. Bowen, “Agency and Accountability”, New Era, tháng Chín năm 2012, trang 8)

  • Nếu em là người ông, thì em sẽ trả lời câu hỏi của cháu mình như thế nào?

    Mời học viên suy ngẫm câu trả lời của các em cho câu hỏi sau:

  • Em nhận thấy cuộc đấu tranh này giữa “hai con sói” trong chính mình như thế nào?

Trong câu chuyện mà Chủ Tịch Oaks đã chia sẻ, câu trả lời của người ông cho câu hỏi của cháu mình về việc con sói nào sẽ giành chiến thắng là: “Con sói mà cháu cho ăn.”

Trong bài nói chuyện cuối cùng của ông với dân Nê Phi, Vua Bên Gia Min đã dạy những lẽ thật mà một thiên sứ đã tiết lộ cho ông về bản chất sa ngã của chúng ta và sự ảnh hưởng của nó đến mối quan hệ của chúng ta với Thượng Đế.

Hãy đọc Mô Si A 3:19, tìm kiếm cách Vua Bên Gia Min mô tả một người có những đặc tính giống với những đặc điểm được minh họa bởi con sói đầu tiên trong câu chuyện.

Cân nhắc yêu cầu học viên chỉ đọc phần đầu tiên của Mô Si A 3:19 (kết thúc ở các từ “kẻ thù của Ngài”) tại thời điểm này trong bài học.

Mô Si A 3:19 là một đoạn thông thạo giáo lý.  Cân nhắc đánh dấu các đoạn thông thạo giáo lý theo cách đặc biệt để em có thể xác định vị trí của các đoạn đó một cách dễ dàng. Trong bài học tiếp theo, em sẽ có cơ hội tập áp dụng giáo lý được dạy trong đoạn này cho một câu hỏi hoặc một tình huống.

  • Em đã khám phá ra điều gì?

Hãy cân nhắc để viết các chữ Con Người Thiên Nhiên lên trên bảng làm đề mục. Mời học viên nghĩ đến các từ hoặc cụm từ có thể giúp các em hiểu ý nghĩa của những từ này. Sau đó, yêu cầu các em liệt kê câu trả lời bên dưới đề mục này.

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Tới một mức độ nào đó, con người thiên nhiên được Vua Bên Gia Min mô tả vẫn còn sống một cách mạnh mẽ trong mỗi người chúng ta. Con người thiên nhiên thì không hối cải, ưa thích xác thịt và nhục dục, buông thả quá mức, kiêu ngạo và ích kỷ. (David A. Bednar, “Chúng Tôi Tin ở Sự Trinh Khiết”, Liahona, tháng Năm năm 2013, trang 42)

  • Em nghĩ tại sao con người thiên nhiên là một kẻ thù của Thượng Đế?

  • “Nuôi dưỡng” một con người thiên nhiên bên trong tất cả chúng ta có thể có nghĩa là gì?

Để giúp học viên hiểu thêm về con người thiên nhiên, hãy cân nhắc trưng ra một số tình huống sau đây hoặc tự nghĩ ra tình huống của mình. Mời học viên chia sẻ về cách phản ứng của con người thiên nhiên trong từng tình huống:

  1. Người nào đó xúc phạm em.

  2. Em đang làm bài kiểm tra và có thể nhìn thấy câu trả lời của học viên khác.

  3. Một hình ảnh không phù hợp xuất hiện trên thiết bị điện tử của em.

Hãy nghĩ về một số cách em nhận thấy thái độ hoặc hành vi của con người thiên nhiên trong cuộc sống của em. Khi tiếp tục nghiên cứu, hãy tìm kiếm những lời dạy có thể giúp em trong nỗ lực vượt qua những thái độ và hành vi này.

Khắc phục con người thiên nhiên

Đọc lại Mô Si A 3:19, lần này tìm kiếm những điều Vua Bên Gia Min đã dạy về cách chúng ta có thể chiến thắng con người thiên nhiên.

  • Em đã học được gì từ câu này có thể giúp em chiến thắng con người thiên nhiên?

Nếu trước đó anh chị em đã viết Con Người Thiên Nhiên trên bảng, hãy cân nhắc tạo một đề mục thứ hai với từ Thánh Hữu. Khi học viên khám phá ra những lẽ thật về việc khắc phục con người thiên nhiên và trở thành một thánh hữu qua Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi, hãy liệt kê những lẽ thật đó lên trên bảng bên dưới đề mục thứ hai.

Từ Mô Si A 3:19, chúng ta biết được rằng bằng cách chịu theo những sự khuyên dỗ của Đức Thánh Linh, chúng ta có thể khắc phục con người thiên nhiên và trở thành thánh hữu nhờ Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Em nghĩ làm thế nào mà Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp chúng ta cởi bỏ con người thiên nhiên và trở thành một thánh hữu nhờ Sự Chuộc Tội của Ngài?

  • Em nghĩ chịu theo những lời khuyên dỗ của Đức Thánh Linh có nghĩa là gì? Em nghĩ việc làm điều này có thể giúp em chiến thắng con người thiên nhiên như thế nào?

Sử dụng phần tham khảo chéo để hiểu sâu thêm

Cân nhắc cho học viên thời gian để hiểu sâu hơn về những lời dạy trong Mô Si A 3:19 bằng cách sử dụng kỹ năng tham khảo chéo trong học tập thánh thư.

Sử dụng tham khảo chéo là một kỹ năng học tập thánh thư có thể giúp em hiểu sâu hơn về một đoạn thánh thư. Hãy luyện tập kỹ năng này bằng cách tìm các phần tham khảo chéo để hiểu sâu thêm về những lời dạy trong Mô Si A 3:19.

Cân nhắc tìm các phần tham khảo chéo bằng cách tìm kiếm từ “con người thiên nhiên” hoặc các từ then chốt khác trong Mô Si A 3:19 trong ứng dụng Thư Viện Phúc Âm. Em cũng có thể tra cứu một số phần tham khảo thánh thư và đề tài được liệt kê trong các cước chú cho Mô Si A 3:19.

Anh chị em có thể liệt kê các phần tham khảo thánh thư sau đây lên trên bảng. Sau đó, chỉ định các nhóm khác nhau đọc một hoặc nhiều đoạn trong số đó và chia sẻ những điều các em đã học được. Anh chị em cũng có thể cho học viên thời gian để tìm các đoạn thánh thư hoặc lời phát biểu có liên quan từ các vị lãnh đạo Giáo Hội.

Sau khi học viên đã có đủ thời gian để nghiên cứu, hãy mời các em chia sẻ với cả lớp những điều các em đã học được. Anh chị em có thể yêu cầu học viên chia sẻ những điều các em thấy có ý nghĩa nhất đối với mình và sự liên quan của điều đó với những lời dạy trong Mô Si A 3:19. Các em cũng có thể chia sẻ những điều đã học được về cách Chúa Giê Su Ky Tô giúp chúng ta khắc phục con người thiên nhiên. Mời nhiều học viên chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của các em.

  • Em đã học được điều gì về cách Đấng Cứu Rỗi có thể giúp chúng ta khắc phục con người thiên nhiên và trở thành một thánh hữu?

Áp dụng vào cuộc sống của em

Bây giờ em đã biết thêm về ý nghĩa của việc cởi bỏ con người thiên nhiên và trở thành một thánh hữu qua Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi, hãy suy nghĩ về cách em có thể áp dụng những lời dạy này vào cuộc sống của em. Điều gì khiến em cảm thấy được soi dẫn để làm hoặc ngừng làm? Ghi lại những suy nghĩ và ấn tượng của em vào nhật ký ghi chép việc học tập.