“Mô Si A 9–10: ‘Trong Sức Mạnh của Chúa’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)
“Mô Si A 9–10”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn
Mô Si A 9–10
“Trong Sức Mạnh của Chúa”
Liệu có thể nào quá tập trung vào một điều gì đó mà chúng ta muốn có đến mức đưa ra những quyết định mà không cân nhắc đến những hậu quả có thể xảy ra không? Giê Níp đã quá tập trung vào việc trở lại xứ Nê Phi và xây dựng lại các thành phố ở đó đến mức ông đã không hề cân nhắc đến một số hậu quả tiêu cực có thể xảy đến từ quyết định của mình. Sau khi trải qua một số hậu quả, Giê Níp và dân của ông đã tìm đến Chúa trong đức tin. Bài học này có thể giúp em nhận ra cách có thể nhận được sức mạnh từ Chúa khi cầu nguyện và tiến bước trong đức tin.
Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi
Nhật thực
-
Mặt trời có kích thước gấp 400 lần mặt trăng, vì vậy làm thế nào để mặt trăng chặn ánh sáng và hơi ấm của mặt trời như được minh họa trong hình ảnh nhật thực sau đây?
Bởi vì mặt trăng ở gần trái đất hơn nhiều so với mặt trời, nó có thể xuất hiện với kích thước tương tự như kích thước mặt trời và chặn ánh sáng của mặt trời. Ngay cả những thứ nhỏ như ngón tay cái của em cũng có thể chặn tầm nhìn lên mặt trời nếu em để tay đủ gần mắt mình.
Anh Cả Gary E. Stevenson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích cách mà nhật thực có thể được so sánh với cuộc sống thuộc linh của chúng ta. Xem “Nhật Thực về Phần Thuộc Linh” (15:12), trên trang ChurchofJesusChrist.org, từ phút 1:01 đến 3:53, hoặc đọc lời phát biểu sau đây.
Tương tự như mặt trăng rất nhỏ bé có thể che khuất mặt trời lộng lẫy, ngăn chặn ánh sáng và sự ấm áp của mặt trời, nhật thực về phần thuộc linh cũng có thể xảy ra khi chúng ta cho phép những trở ngại nhỏ nhặt và gây phiền toái—những trở ngại chúng ta gặp trong cuộc sống hằng ngày của mình—chiếm sự chú ý của chúng ta đến mức chúng ngăn chặn tầm quan trọng, vẻ sáng chói, và hơi ấm của ánh sáng của Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài. (Gary E. Stevenson, “Nhật Thực về Phần Thuộc Linh”, Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 45)
-
Đôi khi chúng ta tập trung vào một số điều nhỏ bé hơn nào mà có thể làm lu mờ sự tập trung của chúng ta vào Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài?
-
Những thử thách hoặc hậu quả tiêu cực nào có thể đến từ việc tập trung quá nhiều vào những điều nhỏ bé hơn này?
Hãy nghĩ về những điều em đang tập trung vào mà có thể che khuất tầm nhìn của em về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài. Trong khi học, hãy tìm kiếm những lẽ thật có thể giúp em tập trung trở lại vào Chúa để tránh hiện tượng “nhật thực về phần thuộc linh”.
Sự nồng nhiệt thái quá của Giê Níp
Trong bài học trước, em đã học được rằng Giê Níp đã dẫn một nhóm người từ xứ Gia Ra Hem La trở về xứ Nê Phi.
Giê Níp có một mong muốn lớn lao là được thừa hưởng vùng đất này, nhưng sự tập trung của ông vào điều này đã dẫn đến những vấn đề cho ông và dân của ông.
Đọc Mô Si A 9:1–3, 6, 10–15 (xin xem thêm Mô Si A 7:21), tìm hiểu sự tập trung của Giê Níp và dân của ông đã dẫn tới những hậu quả tiêu cực như thế nào. Lưu ý rằng sự nồng nhiệt khao khát có nghĩa là quá háo hức để hoàn thành hoặc đạt được điều gì đó.
-
Một số hậu quả của sự nồng nhiệt khao khát và chậm nhớ đến Chúa là gì?
Một lẽ thật mà chúng ta có thể học được là sự nồng nhiệt khao khát và chậm nhớ đến Chúa có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực.
-
Một số cách thức nào khiến chúng ta có thể nồng nhiệt thái quá và chậm nhớ đến Chúa ngày nay?
-
Chúng ta có thể phải gặp những hậu quả tiêu cực nào?
Hướng đến Chúa
Giê Níp và dân của ông sống trong hòa bình trong nhiều năm trước khi vua của dân La Man tìm cách thực hiện kế hoạch của mình để đưa họ vào cảnh nô lệ. Hãy đọc những đoạn sau đây để xem Giê Níp và dân của ông đã hướng đến Chúa như thế nào khi dân La Man đến chinh phục họ.
-
Dân chúng đã làm gì để đặt lòng tin cậy của họ nơi Chúa? Kết quả là gì?
-
Chúng ta có thể biết những lẽ thật nào từ câu chuyện này?
Một lẽ thật mà chúng ta có thể biết được từ câu chuyện này là nếu chúng ta cầu nguyện và tiến bước trong đức tin, thì chúng ta có thể đối mặt với những thử thách của chúng ta trong sức mạnh của Chúa.
-
Em đã biết điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô giúp em tự tin đặt sự tin cậy vào Hai Ngài bằng cách cầu nguyện và tiến bước trong đức tin?
-
Việc biết rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô vẫn sẽ giúp chúng ta với những thử thách của mình ngay cả sau khi chúng ta đã phạm sai lầm khiến em cảm thấy như thế nào?
-
Những ví dụ nào trong cuộc sống của em, cuộc sống của những người khác, hoặc trong thánh thư minh họa cho lẽ thật này?
Để xem một ví dụ về lẽ thật này, cân nhắc ChurchofJesusChrist.org đọc về việc Đấng Cứu Rỗi nêu gương về nguyên tắc này trong Lu Ca 22:39–45.
Những lẽ thật được áp dụng trong đời sống thực tế
Hãy tưởng tượng rằng một thiếu nữ đang nghi ngờ chứng ngôn của chính mình. Khi nghĩ về cuộc sống của mình, em ấy nhận ra rằng em tập trung quá nhiều vào việc đạt điểm tốt và chuẩn bị cho tương lai đến nỗi em đã không nuôi dưỡng chứng ngôn của mình như lẽ ra em nên làm, và bây giờ em thật sự nghi ngờ liệu Giáo Hội có chân chính hay không.
-
Làm thế nào em ấy có thể “thiết tha kêu cầu Chúa” (Mô Si A 9:17)? Em sẽ mô tả kiểu cầu nguyện này như thế nào?
-
Làm thế nào em ấy có thể tin tưởng nơi Chúa và tiến bước trong đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô sau khi thiết tha kêu cầu Chúa?
-
Em có thể khuyến khích bạn thiếu nữ này làm điều gì khác? Tại sao?