Các Sách Hướng Dẫn và Các Chức Vụ Kêu Gọi
22. Lo Liệu cho Các Nhu Cầu Vật Chất và Xây Dựng Khả Năng Tự Lực


“22. Lo Liệu cho Các Nhu Cầu Vật Chất và Xây Dựng Khả Năng Tự Lực,” Sách Hướng Dẫn Tổng Quát: Phục Vụ trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô (Năm 2020).

“22. Lo Liệu cho Các Nhu Cầu Vật Chất và Xây Dựng Khả Năng Tự Lực,” Sách Hướng Dẫn Tổng Quát.

người đàn ông đang làm việc

22.

Lo Liệu cho Các Nhu Cầu Vật Chất và Xây Dựng Khả Năng Tự Lực

22.0

Lời Giới Thiệu

Các tín hữu của Giáo Hội giao ước để “mang gánh nặng lẫn cho nhau, … than khóc với những ai than khóc …, và an ủi những ai cần được an ủi” (Mô Si A 18:8–9). Chăm sóc những người có nhu cầu vật chất là một phần của công việc cứu rỗi và tôn cao (xin xem phần 1.2). Trách nhiệm này áp dụng cho tất cả các tín hữu của Giáo Hội khi họ phục sự lẫn nhau.

Các tín hữu Giáo Hội cũng được khuyên bảo phải củng cố sự tự lực của mình qua việc làm siêng năng và với sự giúp đỡ của Chúa. Sự tự lực là khả năng, sự cam kết, và nỗ lực để lo liệu cho những điều thiết yếu về mặt thuộc linh và vật chất của cuộc sống cho bản thân và gia đình. Khi trở nên tự lực hơn, các tín hữu cũng có thể phục vụ người khác tốt hơn.


CÁC NỖ LỰC CỦA CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH


22.1

Xây Dựng Khả Năng Tự Lực

Với sự giúp đỡ của Chúa, các tín hữu xây dựng khả năng tự lực theo những cách sau đây:

  • Phát triển sức mạnh thuộc linh, thể chất và cảm xúc.

  • Đạt được học vấn và việc làm.

  • Cải thiện sự chuẩn bị về mặt vật chất.

22.1.1

Sức Mạnh Thuộc Linh

Đấng Cứu Rỗi đã dạy rằng “đối với ta mọi sự việc đều thuộc phần linh cả; và ta chưa bao giờ ban cho các ngươi một luật pháp nào thuộc về thế tục” (Giáo Lý và Giao Ước 29:34). Các tín hữu phát triển sức mạnh thuộc linh khi họ làm những điều sau đây:

  • Thực hành đức tin nơi Đấng Ky Tô.

  • Cầu nguyện.

  • Nhịn ăn.

  • Nghiên cứu thánh thư và những lời của các vị tiên tri tại thế.

  • Tuân theo các lệnh truyền.

  • Tham dự lễ Tiệc Thánh và các buổi họp khác của Giáo Hội.

  • Phục vụ những người khác.

  • Tham gia vào các giáo lễ thiêng liêng và cố gắng tuân giữ các giao ước liên quan.

Khi các tín hữu làm những điều này, họ nhận được sự hướng dẫn từ Đức Thánh Linh về cách giải quyết các vấn đề của họ và phục sự người khác một cách hiệu quả.

22.1.2

Sức Khỏe Thể Chất và Cảm Xúc

Cha Thiên Thượng muốn con cái của Ngài phát triển sức mạnh thể chất và cảm xúc. Điều này gồm có những việc làm sau đây:

  • Tuân theo Lời Thông Sáng (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 89; xin xem thêm đoạn 38.7.14 trong sách hướng dẫn này).

  • Cố gắng ăn thực phẩm bổ dưỡng, tập thể dục thường xuyên và ngủ đầy đủ.

  • Tránh các chất và hành vi có hại hoặc gây nghiện.

  • Thực hành vệ sinh tốt và được chăm sóc y tế thích hợp.

  • Phát triển và củng cố các mối quan hệ lành mạnh với gia đình và những người khác.

  • Học cách kiểm soát căng thẳng.

  • Tìm kiếm sự giúp đỡ cho những thử thách về tinh thần hoặc cảm xúc khi cần.

cặp vợ chồng đang chạy bộ

22.1.3

Học Vấn và Công Ăn Việc Làm

Đấng Cứu Rỗi đã dạy rằng “vinh quang của Thượng Đế là tri thức” (Giáo Lý và Giao Ước 93:36). Ngài cũng dạy: “Phải tìm kiếm sự hiểu biết, ngay cả bằng cách học hỏi và cũng bằng đức tin” (Giáo Lý và Giao Ước 88:118; xin xem thêm 130:18). Học vấn hoặc việc học nghề có thể dẫn đến việc làm tốt hơn để các tín hữu có thể lo liệu cho các nhu cầu cá nhân và gia đình.

Việc phát triển năng lực làm việc sẽ giúp các tín hữu đóng góp cho gia đình, Giáo Hội và thế giới. Các tín hữu được khuyên bảo nên làm việc chăm chỉ và trung thực trong tất cả những gì họ làm.

22.1.4

Sự Chuẩn Bị về Mặt Vật Chất

Thánh thư dạy về tầm quan trọng của sự chuẩn bị (xin xem Ê Xê Chi Ên 38:7; Giáo Lý và Giao Ước 38:30). Các tín hữu được khuyên bảo nên chuẩn bị sẵn sàng để họ có thể chăm sóc cho bản thân, gia đình và những người khác trong những lúc hoạn nạn.

Các tín hữu gia tăng sự chuẩn bị tài chính của họ bằng cách:

  • Đóng tiền thập phân và các của lễ (xin xem Ma La Chi 3:8–12).

  • Loại bỏ và tránh nợ nần đến mức có thể được.

  • Chuẩn bị và sống trong phạm vi ngân sách.

  • Dành dụm cho tương lai.

  • Đạt được một học vấn thích hợp để giúp họ lo liệu cho bản thân và gia đình họ (xin xem đoạn 22.3.3).

Sự chuẩn bị sẵn sàng cũng gồm có việc phát triển một kế hoạch về cách chăm sóc các nhu cầu cơ bản trong trường hợp khẩn cấp. Các tín hữu được khuyến khích nên tích trữ một nguồn cung cấp thực phẩm, nước uống và các nhu yếu phẩm khác ngắn hạn và dài hạn.

Để biết thêm thông tin, xin xem Personal Finances for Self-Reliance và “Temporal Preparedness Resources.”

22.2

Phục Sự Những Người Có Nhu Cầu về Vật Chất và Cảm Xúc

Các môn đồ của Chúa đã được dạy phải “thương yêu … và phục vụ cho nhau” và “trợ giúp cho những ai cần sự trợ giúp … ” (Mô Si A 4:15–16). Các tín hữu cố gắng nhìn những người khác giống như Đấng Cứu Rỗi nhìn họ, hiểu được những điểm mạnh và nhu cầu riêng biệt của họ. Bằng cách này, các tín hữu sẽ được soi dẫn để biết cách phục sự những người có những nhu cầu vật chất và cảm xúc. Những nhu cầu này có thể gồm có thức ăn, quần áo, nhà ở, học vấn, công ăn việc làm, sức khỏe thể chất và cảm xúc.

22.2.1

Nhà Kho của Chúa

Đấng Cứu Rỗi dạy: “Chia sẻ tài sản của mình cho người nghèo, … và của cải đó sẽ được đặt trước mặt vị giám trợ … [và] sẽ được cất giữ trong nhà kho của ta để ban phát cho kẻ nghèo khó và kẻ túng thiếu” (Giáo Lý và Giao Ước 42:31, 34). Tất cả các nguồn lực sẵn có cho Giáo Hội để giúp đỡ những người có nhu cầu vật chất đều được gọi là nhà kho của Chúa (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 82:18–19). Chúng gồm có những sự cống hiến của các tín hữu về thời gian, tài năng, lòng trắc ẩn, vật chất và nguồn tài chính để giúp đỡ những người gặp hoạn nạn.

Nhà kho của Chúa đều có ở mỗi tiểu giáo khu và giáo khu. Các vị lãnh đạo thường có thể giúp các cá nhân và gia đình tìm ra những giải pháp cho các nhu cầu của họ bằng cách sử dụng sự hiểu biết, kỹ năng và sự phục vụ do các tín hữu trong tiểu giáo khu và giáo khu cung cấp.

Bên cạnh các nguồn lực trong nhà kho của Chúa, các tín hữu có thể thường nhận được sự giúp đỡ cần thiết qua các nguồn lực của chính phủ và cộng đồng (xin xem phần 22.12).

người phụ nữ đang phục vụ thức ăn cho một người đàn ông

22.2.2

Luật Nhịn Ăn và Các Của Lễ Nhịn Ăn

Chúa đã thiết lập luật nhịn ăn và các của lễ nhịn ăn để ban phước cho dân Ngài và cung ứng một cách thức cho họ để phục vụ những người hoạn nạn. Luật nhịn ăn ban phước cho người cho lẫn người nhận. Các tín hữu càng ngày càng gần Chúa hơn và gia tăng sức mạnh thuộc linh khi họ sống theo luật nhịn ăn. Họ cũng củng cố sự tự lực của họ và phát triển lòng trắc ẩn nhiều hơn. (Xin xem Ê Sai 58:6–12; Ma La Chi 3:8–12.)

Có thể nhịn ăn bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, các tín hữu thường tuân thủ ngày Sa Bát đầu tiên của tháng là một ngày nhịn ăn. Một ngày nhịn ăn thường bao gồm những điều sau đây:

  • Cầu nguyện

  • Không ăn uống trong 24 giờ (nếu sức khỏe thể chất cho phép)

  • Rộng rãi hiến tặng một của lễ nhịn ăn

Của lễ nhịn ăn là một sự hiến tặng để giúp đỡ những người hoạn nạn. Khi các tín hữu nhịn ăn, họ được mời hiến tặng một của lễ nhịn ăn ít nhất bằng giá trị của các bữa ăn đã không ăn. Các tín hữu được khuyến khích nên rộng rãi và hiến tặng nhiều hơn giá trị của các bữa ăn này nếu họ có thể làm được như vậy.

Các tín hữu có thể hiến tặng của lễ nhịn ăn và đưa một mẫu Tiền Thập Phân và Các Của Lễ Khác cho vị giám trợ hoặc một trong các cố vấn của ông. Trong một số khu vực, họ cũng có thể hiến tặng trực tuyến. biểu tượng, những chỉ dẫn để thích ứng Trong một số tiểu giáo khu, vị giám trợ có thể cho phép những người nắm giữ Chức Tư Tế A Rôn thu góp các của lễ nhịn ăn (xin xem đoạn 34.3.2).

22.2.3

Sự phục vụ

Các tín hữu tìm cách phục vụ người khác như Đấng Cứu Rỗi đã làm (xin xem Giăng 13:35). Họ cố gắng nhận biết các điểm mạnh và nhu cầu của nhau. Họ phục sự lẫn nhau bằng tình yêu thương và sự thông cảm.

Sự phục vụ có thể được phối hợp trong tiểu giáo khu, giáo khu hoặc cộng đồng. Nơi nào có trang mạng JustServe.org, thì các tín hữu và những người khác có thể sử dụng trang này để nhận ra các cơ hội phục vụ trong cộng đồng. Các tín hữu và những người khác cũng có thể cung cấp sự cứu trợ vì thiên tai hoặc sự phục vụ cộng đồng qua các dự án do Giáo Hội tài trợ.

22.2.4

Quỹ Viện Trợ Nhân Đạo

Giáo Hội viện trợ nhân đạo trên khắp thế giới. Giáo Hội làm việc này một cách trực tiếp lẫn qua sự cộng tác với các tổ chức cứu trợ khác. Sự viện trợ không phân biệt chủng tộc, tôn giáo hoặc quốc tịch.

biểu tượng, những nguồn tài liệu tùy chọn Các tín hữu và những người khác muốn hỗ trợ những nỗ lực này đều có thể hiến tặng cho quỹ viện trợ nhân đạo của Giáo Hội. Các tín hữu có thể đưa cho vị giám trợ hoặc một trong các cố vấn của ông khoản hiến tặng của họ và một mẫu Tiền Thập Phân và Các Của Lễ Khác. Trong một số khu vực, họ cũng có thể hiến tặng trực tuyến.


CÁC NỖ LỰC CỦA VỊ LÃNH ĐẠO


22.3

Khuôn Mẫu để Xây Dựng Khả Năng Tự Lực và Phục Sự Những Người Hoạn Nạn

Các vị lãnh đạo Giáo Hội đại diện cho Đấng Cứu Rỗi khi họ quan tâm đến những người có nhu cầu về vật chất và cảm xúc (xin xem đoạn 22.3.4). Khi làm như vậy, họ cố gắng giúp các tín hữu củng cố sự tự lực của họ.

Các vị lãnh đạo tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh để họ có thể trợ giúp với sự nhạy cảm và lòng trắc ẩn. Khuôn mẫu sau đây sẽ giúp các vị lãnh đạo giải quyết nhu cầu của các tín hữu theo cách thức nhằm xây dựng khả năng tự lực:

  • Tìm kiếm những người hoạn nạn.

  • Giúp họ đánh giá và giải quyết các nhu cầu ngắn hạn.

  • Giúp họ xây dựng khả năng tự lực dài hạn.

  • Phục sự những người có nhu cầu về cảm xúc.

22.3.1

Tìm Kiếm Những Người Hoạn Nạn

Vị giám trợ có trách nhiệm thiêng liêng để tìm kiếm và chăm sóc cho người hoạn nạn (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 84:112). Những người khác có một vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ vị giám trợ với trách nhiệm này gồm có:

  • Những người anh em và những người chị em phục sự.

  • Các chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ và nhóm túc số các anh cả.

  • Các cố vấn của vị giám trợ.

  • Các tín hữu khác của hội đồng tiểu giáo khu.

Nếu cần, giám trợ đoàn có thể kêu gọi các chuyên gia về an sinh và sự tự lực của tiểu giáo khu để hỗ trợ những nỗ lực này (xin xem đoạn 22.6.4).

Với tinh thần yêu thương và quan tâm, các vị lãnh đạo tiểu giáo khu và những người phục vụ với họ sẽ giúp nhận ra các tín hữu mà có thể cần được trợ giúp. Chỉ trợ giúp khi được yêu cầu là không đủ. Các vị lãnh đạo nên hội ý với những người anh em và những người chị em phục sự để bảo đảm rằng các tín hữu hoạn nạn cần được chăm sóc thích hợp.

22.3.2

Giúp Các Tín Hữu Đánh Giá và Giải Quyết Các Nhu Cầu Ngắn Hạn

Các tín hữu cố gắng đáp ứng các nhu cầu cơ bản của họ qua các nỗ lực của riêng họ và sự giúp đỡ từ thân quyến của họ. Khi việc này không đủ, các tín hữu có thể cần sự giúp đỡ từ các nguồn khác như:

  • Các nguồn lực của chính phủ và cộng đồng (xin xem đoạn 22.12).

  • Sự trợ giúp của Giáo Hội.

Sự trợ giúp của Giáo Hội có thể gồm có sự giúp đỡ về những nhu cầu ngắn hạn như thực phẩm, vật dụng vệ sinh, quần áo, nhà ở, hoặc những nhu yếu phẩm khác. Các giám trợ có thể sử dụng quỹ của lễ nhịn ăn để đáp ứng những nhu cầu này. biểu tượng, những chỉ dẫn để thích ứng Nơi nào có sẵn các đơn đặt hàng của giám trợ, các giám trợ thường sử dụng các đơn hàng đó để cung cấp thực phẩm và các hàng hóa cơ bản khác (xin xem “Các Đơn Đặt Hàng và Người Được Giới Thiệu của Giám Trợ” trong Những Nguồn Tài Liệu của Vị Lãnh Đạo và Thư Ký [LCR]).

Khi cung cấp sự trợ giúp từ Giáo Hội, các vị lãnh đạo tuân theo các nguyên tắc và chính sách đã được mô tả trong các phần 22.422.5.

22.3.3

Giúp Đỡ Các Tín Hữu Xây Dựng Khả Năng Tự Lực Lâu Dài

Các tín hữu có thể cần được hỗ trợ liên tục để đối phó với những thử thách lâu dài hơn. Học vấn, đào tạo nghề hoặc các nguồn lực khác có thể giúp họ xây dựng khả năng tự lực và đáp ứng các nhu cầu lâu dài hơn của họ. Các vị lãnh đạo Hội Phụ Nữ và nhóm túc số các anh cả, những người anh em và những người chị em phục sự và những người khác có thể giúp các tín hữu tiếp cận với các nguồn lực này.

Kế Hoạch Tự Lực giúp các tín hữu nhận ra các điểm mạnh và nhu cầu của họ. Kế hoạch này cũng giúp họ nhận ra các nguồn lực hữu ích. Kế hoạch này nên được sử dụng mỗi lần cân nhắc sự trợ giúp của Giáo Hội. Vị giám trợ có thể chỉ định những người lãnh đạo Hội Phụ Nữ, những người lãnh đạo nhóm túc số các anh cả, những người anh em và những người chị em phục sự hoặc những người khác để giúp các tín hữu điền vào kế hoạch này.

Là một phần kế hoạch tự lực, các vị lãnh đạo có thể đề nghị các tín hữu tham gia vào một nhóm tự lực. Các nhóm này giúp họ phát triển các kỹ năng và nguồn lực để có được học vấn, công ăn việc làm hoặc quản lý tài chính tốt hơn (xin xem phần 22.13). Các nhóm thường được tổ chức bởi các hội đồng giáo khu hoặc tiểu giáo khu (xin xem đoạn 22.10.2, phần 22.7).

Vị giám trợ, hoặc một vị lãnh đạo khác mà ông chỉ định, sử dụng Sự Hướng Dẫn của Giám Trợ cho Kế Hoạch Tự Lực khi cung cấp sự trợ giúp. Mẫu này giúp các vị lãnh đạo theo dõi sự tiến triển của các tín hữu hướng đến sự tự lực.

22.3.4

Phục Sự Những Người Có Nhu Cầu Về Cảm Xúc

Nhiều tín hữu trải qua những thử thách về cảm xúc. Những người anh em và những người chị em phục sự cũng như các vị lãnh đạo tiểu giáo khu có thể là công cụ trong việc giúp các tín hữu vượt qua những thử thách này.

Cuộc vật lộn của một người với những thử thách về cảm xúc cũng có thể ảnh hưởng đến những người trong gia đình của họ. Các vị lãnh đạo tiểu giáo khu cần quan tâm đến nhu cầu của những người trong gia đình nhất là vợ chồng. Các vị lãnh đạo đưa ra sự hỗ trợ và thông cảm với họ.

Giáo Hội cung cấp “Những Nguồn Khuyên Bảo” để giúp các vị lãnh đạo hỗ trợ các tín hữu về nhiều vấn đề cảm xúc và xã hội. Các nguồn lực bổ sung cho tín hữu gồm có:

Xin xem thêm “Emotional Health (Sức Khỏe về Cảm Xúc)” trong phần 22.13.

Các giám trợ có thể tham khảo ý kiến với nhân viên Dịch Vụ Gia Đình để hiểu rõ hơn những thử thách về cảm xúc của một tín hữu và nhận ra các nguồn lực và dịch vụ có sẵn. Các chủ tịch giáo khu và phái bộ truyền giáo cũng có thể tham khảo ý kiến với Dịch Vụ Gia Đình. Là một phần của cuộc tham vấn này, nhân viên Dịch Vụ Gia Đình có thể giúp các vị lãnh đạo này đánh giá xem một tín hữu có những thử thách nghiêm trọng về cảm xúc hoặc xã hội có thể cần được tham vấn chuyên nghiệp hay không. Những vị lãnh đạo này có thể yêu cầu một cuộc tham vấn bằng cách liên lạc với văn phòng Dịch Vụ Gia Đình hoặc người quản lý về an sinh và tự lực của họ. Xin xem đoạn 31.3.6 để có thông tin liên lạc.

biểu tượng, những chỉ dẫn để thích ứng Các giám trợ có thể giới thiệu các tín hữu cần tư vấn đến một chuyên gia Dịch Vụ Gia Đình, nếu có. Họ làm điều này bằng cách sử dụng đơn đặt hàng của giám trợ về các dịch vụ (xin xem “Đơn Đặt Hàng và Giấy Giới Thiệu của Giám Trợ” trong hệ thống LCR). Ngoài ra, các tín hữu có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ các cố vấn chuyên nghiệp có uy tín trong cộng đồng.

Đôi khi các giám trợ khuyên bảo các tín hữu cần được giúp đỡ để hối cải hành vi tội lỗi. Hành vi này có thể bao gồm những tội lỗi liên quan đến hoặc do nghiện ngập gây ra. Trong những tình huống này, các giám trợ nên tham khảo các chỉ dẫn trong đoạn 32.8.132.8.2.

cặp vợ chồng đang xem giấy tờ

22.4

Các Nguyên Tắc về Việc Cung Cấp Sự Trợ Giúp của Giáo Hội

Với sự giúp đỡ của Chúa, các tín hữu tìm cách lo liệu cho bản thân và gia đình của họ. Các thân quyến được khuyến khích giúp đỡ nếu cần. Khi các tín hữu cần trợ giúp thêm, họ có thể tìm đến các nguồn trợ giúp khác như là:

  • Các nguồn lực của chính phủ và cộng đồng (xin xem đoạn 22.12).

  • Sự trợ giúp của Giáo Hội qua các của lễ nhịn ăn hoặc đơn đặt hàng của giám trợ cho thực phẩm và các hàng hóa cơ bản khác (xin xem đoạn 22.3.2).

Sự trợ giúp của Giáo Hội là nhằm giúp các tín hữu phát triển tính độc lập chứ không phải sự phụ thuộc. Bất cứ sự trợ giúp nào được đưa ra cũng phải củng cố các tín hữu trong nỗ lực của họ để trở nên tự lực.

Khi cung cấp sự trợ giúp của Giáo Hội, các vị lãnh đạo tuân theo các nguyên tắc trong các đoạn 22.4.1 đến đoạn 22.4.5. Các giám trợ đoàn và thư ký được khuyến khích nên xem lại video “Quỹ Thiêng Liêng, Trách Nhiệm Thiêng Liêng.”

22:59

22.4.1

Khuyến Khích Trách Nhiệm của Cá Nhân và Gia Đình

Các vị lãnh đạo dạy rằng các cá nhân và gia đình có trách nhiệm chính yếu đối với sự an lạc về vật chất, tình cảm và thuộc linh của họ. Bằng cách sống theo các nguyên tắc tự lực, các tín hữu sẽ có thể tự mình giải quyết tốt hơn các nhu cầu trong tương lai (xin xem phần 22.1).

Trước khi cung cấp sự trợ giúp của Giáo Hội, vị giám trợ (hoặc một vị lãnh đạo hay tín hữu khác mà ông chỉ định) cân nhắc với các tín hữu về những nguồn lực nào mà họ đang sử dụng để đáp ứng các nhu cầu của họ. Người này có thể đề nghị các nguồn lực khác để các tín hữu cân nhắc, kể cả những nguồn lực trong chính phủ hoặc cộng đồng (xin xem phần 22.12).

22.4.2

Trợ Giúp Tạm Thời cho Những Nhu Cầu Thiết Yếu

Mục tiêu trợ giúp của Giáo Hội là tạm thời đáp ứng những nhu cầu cơ bản trong khi các tín hữu cố gắng trở nên tự lực. Sự trợ giúp từ quỹ của lễ nhịn ăn thường được sử dụng để thanh toán các mặt hàng thiết yếu, chẳng hạn như thực phẩm và quần áo. Tuy nhiên, quỹ đó cũng có thể được sử dụng để trả tiền nhà hoặc tiền điện nước. Quỹ đó cũng có thể được sử dụng để thanh toán cho các dịch vụ cá nhân như dịch vụ tư vấn, chăm sóc y tế hoặc huấn luyện ngắn hạn các kỹ năng.

Sự trợ giúp của Giáo Hội là nhằm duy trì sự sống—chứ không phải duy trì lối sống. Các tín hữu có thể cần sự hỗ trợ và đồng cảm khi họ làm việc để giảm bớt hoặc loại bỏ chi phí để lo liệu hữu hiệu hơn cho các nhu cầu của họ.

Các giám trợ nên sử dụng óc xét đoán đúng đắn và tìm kiếm sự hướng dẫn thiêng liêng khi cân nhắc số tiền và thời gian sự trợ giúp được đưa ra. Họ nên có lòng trắc ẩn và rộng lượng mà không tạo ra sự phụ thuộc.

22.4.3

Cung Cấp Các Nguồn Lực hoặc Dịch Vụ Thay Vì Tiền Mặt

Nếu có thể, vị giám trợ nên tránh đưa tiền mặt. Thay vì thế, ông ấy nên sử dụng quỹ của lễ nhịn ăn hoặc đơn đặt hàng của giám trợ để cung cấp cho các tín hữu tạp phẩm hoặc dịch vụ. Sau đó, các tín hữu đó có thể dùng tiền của họ để trả cho các nhu cầu khác.

Khi số tiền này không đủ, thì vị giám trợ có thể trợ giúp bằng cách sử dụng quỹ của lễ nhịn ăn để tạm thời thanh toán các hóa đơn thiết yếu (xin xem đoạn 22.5.2). Nếu có thể, các khoản thanh toán này phải được gửi trực tiếp đến người cung cấp dịch vụ (xin xem đoạn 22.5.3).

22.4.4

Tạo Cơ Hội Làm Việc hoặc Phục Vụ

Các giám trợ mời những người nào nhận được sự trợ giúp để làm việc hoặc phục vụ trong phạm vi khả năng của họ. Điều này giúp các tín hữu duy trì ý thức về phẩm giá. Nó cũng gia tăng khả năng tự lực của họ. Ở nơi nào có trang mạng JustServe.org, thì trang này có thể được sử dụng để nhận ra những cơ hội phục vụ trong cộng đồng.

Một số tín hữu là người cao niên hoặc có khuyết tật có thể bị hạn chế trong công việc làm hoặc sự phục vụ mà họ có thể cung cấp. Các vị lãnh đạo nên thông cảm với tình huống của họ và đưa ra những sự lựa chọn mà cho phép họ phải làm những gì họ có thể trong hoàn cảnh của họ.

22.4.5

Giữ Kín Mật Thông Tin về Sự Trợ Giúp của Giáo Hội

Vị giám trợ và các lãnh đạo khác trong tiểu giáo khu giữ kín mật bất cứ thông tin nào về các tín hữu mà có thể cần sự trợ giúp của Giáo Hội. Làm như vậy sẽ bảo vệ quyền riêng tư và phẩm giá của các tín hữu. (Xin xem phần 31.3.)

Các tín hữu nào nhận được sự trợ giúp nên nhận ra tính chất thiêng liêng của quỹ của lễ nhịn ăn và đơn đặt hàng của các giám trợ. Họ nên xem bất cứ sự hỗ trợ nào mà họ nhận được một cách kín nhiệm và tôn trọng.

Đôi khi là điều có thể hữu ích để cho hội đồng tiểu giáo khu hoặc những người khác biết về các nhu cầu của một cá nhân hoặc gia đình. Một ví dụ là khi một tín hữu đang tìm kiếm một công việc làm. Trong những trường hợp như vậy, vị giám trợ và những người lãnh đạo khác thường xin phép người tín hữu đó để chia sẻ thông tin như thế.

22.5

Các Chính Sách về Việc Cung Cấp Sự Trợ Giúp của Giáo Hội

Các vị lãnh đạo Giáo Hội nên tuân theo các chính sách được mô tả trong phần này khi cung cấp sự trợ giúp qua quỹ của lễ nhịn ăn hoặc đơn đặt hàng của giám trợ về thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác.

22.5.1

Chính Sách về Người Nhận Sự Trợ Giúp của Giáo Hội

22.5.1.1

Sự Trợ Giúp Các Tín Hữu trong Tiểu Giáo Khu

Nói chung, các tín hữu nào nhận được sự trợ giúp của Giáo Hội nên sống trong ranh giới của tiểu giáo khu và có hồ sơ tín hữu của họ trong tiểu giáo khu. Sự trợ giúp có thể được cung cấp bất kể người tín hữu đó có thường xuyên tham dự các buổi họp của Giáo Hội hay tuân theo các tiêu chuẩn của Giáo Hội hay không.

Nếu một tín hữu mới gần đây chuyển nhà đến tiểu giáo khu, vị giám trợ liên lạc với vị giám trợ trước đó để thảo luận về hoàn cảnh của người ấy trước khi trợ giúp. Các giám trợ cũng có thể xem xét bất cứ sự trợ giúp nào trong ba năm trước đó trong phần “Tài Chính” của hệ thống LCR.

22.5.1.2

Sự Trợ Giúp cho Giám Trợ và Chủ Tịch Giáo Khu

Đôi khi một giám trợ hoặc thân quyến của ông sống trong tiểu giáo khu có thể cần sự trợ giúp của Giáo Hội. Khi điều này xảy ra, vị giám trợ cân nhắc các nhu cầu và đề nghị sự trợ giúp với chủ tịch giáo khu. Cần có sự chấp thuận bằng văn bản của chủ tịch giáo khu trước khi một giám trợ có thể sử dụng quỹ của lễ nhịn ăn hoặc chấp thuận đơn đặt hàng của giám trợ cho bản thân hoặc gia đình của ông.

Nếu quỹ của lễ nhịn ăn đã được sử dụng, thì chủ tịch giáo khu xem xét các hóa đơn và các chi phí khác trước khi cho phép thanh toán. Vị giám trợ không thể chấp thuận một khoản thanh toán cho bản thân hoặc gia đình của mình.

Khi một chủ tịch giáo khu hoặc thân quyến của ông đang sống trong tiểu giáo khu của mình cần trợ giúp thì ông ấy liên hệ với vị giám trợ. Vị giám trợ tuân theo cùng các nguyên tắc và những chỉ dẫn về sự trợ giúp của Giáo Hội như ông thường làm cho bất cứ tín hữu nào khác. Tuy nhiên, một khi vị giám trợ đã chấp thuận lời yêu cầu thì chủ tịch giáo khu phải nộp nó lên Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng. Chủ tịch giáo khu và vị giám trợ chờ sự chấp thuận bằng văn bản từ một thành viên của Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng trước khi tiến hành thanh toán hoặc đặt hàng. (Nếu một chủ tịch giáo hạt cần trợ giúp, thì cần phải có sự chấp thuận từ chủ tịch phái bộ truyền giáo thay vì Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng.)

22.5.1.3

Việc Trợ Giúp cho Những Người Tạm Trú Ngắn Ngày hoặc Vô Gia Cư

Các giám trợ có thể trợ giúp các tín hữu và những người khác tạm trú ngắn ngày hoặc vô gia cư. Tuy nhiên, họ cân nhắc kỹ về số tiền và loại trợ giúp được đưa ra. Họ được khuyến khích hội ý với vị giám trợ của tiểu giáo khu trước đây của người đó trước khi đưa ra sự trợ giúp.

Các giám trợ thường mời các tín hữu tạm trú ngắn ngày hoặc vô gia cư nhận được sự trợ giúp để chấp nhận các cơ hội làm việc hay phục vụ. Các giám trợ cũng có thể giới thiệu những tín hữu này đến các nguồn lực của cộng đồng được trang bị để giải quyết các nhu cầu của họ.

Căn cứ vào nhu cầu, chủ tịch giáo khu có thể bổ nhiệm một giám trợ để giải quyết tất cả các yêu cầu phát sinh trong giáo khu từ những người tạm trú ngắn ngày hoặc vô gia cư. Ở một số khu vực có sự tập trung của các giáo khu với số lượng lớn những người sống tạm trú ngắn ngày hoặc vô gia cư. Trong những tình huống đó, Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng có thể kêu gọi một người truyền giáo phục vụ để giải quyết các yêu cầu trợ giúp của họ. Người này phải từng phục vụ với tư cách là giám trợ.

22.5.1.4

Trợ Giúp Những Người Không Phải Là Tín Hữu của Giáo Hội

Những người nào không phải là tín hữu của Giáo Hội thường được giới thiệu đến các nguồn lực của cộng đồng tại địa phương để được trợ giúp. Trong những trường hợp hiếm hoi, theo sự hướng dẫn của Thánh Linh, vị giám trợ có thể trợ giúp họ bằng quỹ của lễ nhịn ăn hoặc đơn đặt hàng của giám trợ. Ví dụ, vị giám trợ có thể cân nhắc sự trợ giúp cho các cha mẹ hoặc người chăm sóc mà không phải là tín hữu Giáo Hội nhưng có một hoặc nhiều đứa con là tín hữu.

22.5.2

Các Chính Sách về Việc Sử Dụng Quỹ Của Lễ Nhịn Ăn

22.5.2.1

Sự Chăm Sóc về Y Tế và Sức Khỏe Khác

Mỗi khu vực của Giáo Hội đã thiết lập các giới hạn chấp thuận cho việc sử dụng quỹ của lễ nhịn ăn để thanh toán các chi phí y tế, nha khoa hoặc sức khỏe tâm thần. Các giới hạn này được Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng đề nghị. Các giới hạn này được chấp thuận bởi Ủy Ban Chấp Hành An Sinh và Tự Lực của Giáo Hội. Các giới hạn này có thể thay đổi theo khu vực hoặc quốc gia trong một khu vực.

Khi các giám trợ sử dụng quỹ của lễ nhịn ăn để giúp thanh toán cho việc chăm sóc sức khỏe y tế, nha khoa hoặc tâm thần, họ không được vượt quá những giới hạn này mà không có sự chấp thuận thích hợp. Để chấp thuận số tiền và những chỉ dẫn, hãy xem “Sử Dụng Quỹ Của Lễ Nhịn Ăn cho Chi Phí Y Tế.”

22.5.2.2

Nợ Tiêu Dùng và Kinh Doanh hoặc Đầu Tư Thất Bại

Không được sử dụng quỹ các của lễ nhịn ăn để trả nợ tiêu dùng, chẳng hạn như thẻ tín dụng hoặc các khoản vay cá nhân. Cũng không được sử dụng quỹ các của lễ nhịn ăn để trả số tiền nợ do kinh doanh hoặc đầu tư thất bại.

22.5.2.3

Hoàn Trả cho Quỹ Các Của Lễ Nhịn Ăn

Các tín hữu không cần phải hoàn trả tiền trợ giúp từ quỹ của lễ nhịn ăn mà họ nhận được từ Giáo Hội.

22.5.2.4

Số Tiền Chi Tiêu từ Quỹ Các Của Lễ Nhịn Ăn của Tiểu Giáo Khu

Các giám trợ không bắt buộc phải giới hạn việc trợ giúp từ quỹ các của lễ nhịn ăn cho các tín hữu tiểu giáo khu theo số tiền hiến tặng thu góp được trong tiểu giáo khu.

22.5.3

Chính Sách về Việc Thanh Toán Tiền

Nếu có thể, các khoản tiền phải được thanh toán thẳng cho các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Các khoản tiền thường không được thanh toán cho người đang được trợ giúp.

Các thành viên trong giám trợ đoàn và thư ký tuân theo các thủ tục tài chính được mô tả trong đoạn 34.5.7 khi:

  • Chuẩn bị một chi phiếu.

  • Chuẩn bị giải ngân bằng điện tử.

  • Rút tiền mặt để thanh toán từ quỹ các của lễ nhịn ăn.

22.5.4

Các Chính Sách về Những Khoản Thanh Toán Mà Sẽ Mang Lại Lợi Ích cho một Vị Giám Trợ hoặc Chủ Tịch Giáo Khu

Khi cung cấp sự trợ giúp từ quỹ của lễ nhịn ăn cho các tín hữu, một vị giám trợ không được sử dụng tiền để thanh toán hàng hóa hoặc dịch vụ theo cách sẽ có lợi cho cá nhân ông. Bất cứ trường hợp ngoại lệ nào cũng cần có sự chấp thuận từ chủ tịch giáo khu. Ví dụ, nếu vị giám trợ sở hữu tài sản cho thuê nơi một tín hữu sinh sống, ông không thể sử dụng quỹ các của lễ nhịn ăn để trả tiền thuê nhà của người tín hữu đó trừ khi vị chủ tịch giáo khu chấp thuận trước. Cũng chính sách đó sẽ áp dụng nếu quỹ các của lễ nhịn ăn được sử dụng để mua thức ăn cho tín hữu từ một cửa hàng tạp hóa mà giám trợ sở hữu.

Nếu một khoản tiền thanh toán từ quỹ của lễ nhịn ăn sẽ có lợi cho chủ tịch giáo khu hoặc một doanh nghiệp mà ông sở hữu, thì cần phải có sự chấp thuận của Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng. Một khi vị giám trợ chấp thuận khoản thanh toán đã được đề nghị thì chủ tịch giáo khu nộp giấy yêu cầu đó lên Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng. Chủ tịch giáo khu và vị giám trợ chờ sự chấp thuận bằng văn bản từ một thành viên của Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng trước khi tiến hành việc thanh toán.

22.5.5

Bảo Vệ khỏi Việc Sử Dụng Không Thích Hợp Các Quỹ Tài Chính

Các giám trợ đoàn và thư ký phải bảo vệ quỹ các của lễ nhịn ăn khỏi việc sử dụng không đúng cách. Nếu có thắc mắc hoặc để báo cáo sự lạm dụng hoặc gian lận quỹ trợ giúp của Giáo Hội, các thành viên trong giám trợ đoàn hoặc thư ký ở Hoa Kỳ và Canada có thể gọi đường dây giúp đỡ theo số 1-800-453-3860, số máy lẻ 2-7887. Các thành viên trong giám trợ đoạn hoặc thư ký ở bên ngoài Hoa Kỳ và Canada nên gọi cho văn phòng giáo vùng.

22.6

Vai Trò của Các Vị Lãnh Đạo Tiểu Giáo Khu

22.6.1

Vị Giám Trợ và Các Cố Vấn của Ông

Vị giám trợ có nhiệm vụ thiêng liêng phải tìm kiếm và chăm lo cho những người có nhu cầu vật chất (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 84:112). Ông ủy quyền phần lớn công việc này cho các chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ và nhóm túc số các anh cả. Tuy nhiên, một số bổn phận chỉ được thực hiện bởi vị giám trợ. Ví dụ, vị giám trợ:

  • Quyết định thể loại, số tiền và thời gian của bất cứ sự trợ giúp nào về mặt vật chất được cung cấp.

  • Chấp thuận sự trợ giúp từ quỹ của lễ nhịn ăn (xin xem phần 22.422.5) và đơn đặt hàng của các giám trợ về thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác (xin xem phần 22.13).

  • Bảo đảm rằng các nguyên tắc và chính sách cung cấp sự trợ giúp về vật chất được tuân thủ. (Xin xem phần 22.4, phần 22.5, và video “Quỹ Thiêng Liêng, Trách Nhiệm Thiêng Liêng.”)

  • Đích thân xem xét các kế hoạch tự lực của các tín hữu. Ông chỉ định các vị lãnh đạo khác trong tiểu giáo khu theo dõi các kế hoạch đó nếu cần. (Xin xem Kế Hoạch Tự LựcChỉ Dẫn cho Kế Hoạch Tự Lực của Giám Trợ.)

Vị giám trợ và các cố vấn của ông có những trách nhiệm sau đây:

  • Giảng dạy các nguyên tắc và phước lành liên quan đến việc (1) chăm sóc cho những người có nhu cầu về vật chất và cảm xúc và (2) xây đắp sự tự lực (xin xem phần 22.1). Điều này gồm có sự chuẩn bị của cá nhân và gia đình.

  • Giảng dạy luật nhịn ăn và khuyến khích các tín hữu nên hiến tặng một của lễ nhịn ăn một cách rộng rãi (xin xem đoạn 22.2.2).

  • Giám sát việc thu góp và tính toán các của lễ nhịn ăn (xin xem đoạn 34.3.2).

Với tư cách là chủ tịch đoàn Chức Tư Tế A Rôn, giám trợ đoàn cũng giám sát các nỗ lực của các nhóm túc số Chức Tư Tế A Rôn và các lớp học Hội Thiếu Nữ để phục vụ những người có nhu cầu về vật chất trong tiểu giáo khu và cộng đồng (xin xem đoạn 10.2.2 và đoạn 11.2.2). Các nỗ lực này được phối hợp trong các buổi họp hội đồng giới trẻ trong tiểu giáo khu (xin xem phần 22.8) và trong các buổi họp của chủ tịch đoàn nhóm túc số và lớp học (xin xem đoạn 10.4.3 và mục 11.3.4.3).

22.6.2

Các Chủ Tịch Đoàn Hội Phụ Nữ và Nhóm Túc Số Các Anh Cả

Dưới sự hướng dẫn của vị giám trợ, các chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ và nhóm túc số các anh cả đóng vai trò chính yếu trong việc chăm sóc cho những người đang gặp hoạn nạn trong tiểu giáo khu (xin xem mục 8.2.2 và mục 9.2.2). Các vị lãnh đạo này dạy các tín hữu trong tiểu giáo khu phải:

  • Phục sự những người đang hoạn nạn.

  • Sống theo luật nhịn ăn.

  • Xây dựng khả năng tự lực.

  • Gia tăng sự chuẩn bị cho cá nhân và gia đình.

Các chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ và nhóm túc số các anh cả áp dụng khuôn mẫu được mô tả trong phần 22.3 khi họ giúp chăm sóc những người đang hoạn nạn.

biểu tượng, những chỉ dẫn để thích ứng Ở một số địa điểm, các giám trợ có quyền chọn cung cấp cho các tín hữu gặp hoạn nạn một đơn đặt hàng của giám trợ về thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác (xin xem phần 22.13). Vị giám trợ thường chỉ định cho chủ tịch Hội Phụ Nữ đi gặp các tín hữu đó và điền vào mẫu đơn đặt hàng (xin xem mục 9.2.2.2). Tuy nhiên, ông cũng có thể chỉ định chủ tịch nhóm túc số các anh cả (xin xem mục 8.2.2.2). Người cố vấn trong chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ hoặc nhóm túc số các anh cả có thể được chỉ định nếu người chủ tịch vắng mặt. Người lãnh đạo được chỉ định nộp mẫu đã điền đầy đủ cho vị giám trợ để chấp thuận.

22.6.3

Những Người Anh Em hoặc Những Người Chị Em Phục Sự

Sự trợ giúp về mặt thuộc linh và vật chất thường bắt đầu với những người anh em và những người chị em phục sự (xin xem phần 21.1). Họ báo cáo về nhu cầu của những người họ phục vụ với các chủ tịch đoàn nhóm túc số các anh cả hoặc Hội Phụ Nữ của họ trong các buổi phỏng vấn phục sự và vào những lúc khác. Họ có thể chia sẻ thẳng với vị giám trợ những nhu cầu kín nhiệm.

22.6.4

biểu tượng, những nguồn tài liệu tùy chọn
Các Chuyên Gia về Chương Trình An Sinh và Tự Lực của Tiểu Giáo Khu

Các giám trợ đoàn có thể kêu gọi các cá nhân hoặc cặp vợ chồng làm chuyên gia về chương trình an sinh và tự lực. Các chuyên gia này hỗ trợ các vị lãnh đạo tiểu giáo khu trong nỗ lực chăm sóc người khác và giúp họ trở nên tự lực hơn.

Các chuyên gia có thể được chỉ định cho các lĩnh vực tập trung cụ thể. Các lĩnh vực này có thể gồm có như sau:

  • Công ăn việc làm

  • Học vấn

  • Sự sẵn sàng

  • Sức khỏe cảm xúc

  • Tài chính cá nhân

  • Các nguồn lực của chính phủ địa phương và cộng đồng phục vụ những người đang hoạn nạn (xin xem phần 22.12)

Giám trợ đoàn cũng có thể yêu cầu các chuyên gia giúp phối hợp hoặc tạo điều kiện cho các nhóm tự lực. Các nhóm này thường được tổ chức bởi các hội đồng giáo khu hoặc tiểu giáo khu.

22.6.5

Bản Tóm Tắt Những Sự Kêu Gọi và Các Vai Trò

Bảng sau đây tóm tắt những sự kêu gọi và các vai trò được thảo luận trong phần 22.6.

Sự Kêu Gọi

Đi Thăm và Đánh Giá Các Nhu Cầu

Dạy Các Nguyên Tắc Tự Lực

Trợ Giúp Các Tín Hữu với Kế Hoạch Tự Lực

Chấp Thuận Sự Trợ Giúp từ Quỹ Của Lễ Nhịn Ăn hoặc Đơn Đặt Hàng của Giám Trợ

Sự Kêu Gọi

Giám trợ

Đi Thăm và Đánh Giá Các Nhu Cầu

Có thể, nhưng thường ủy quyền

Dạy Các Nguyên Tắc Tự Lực

Trợ Giúp Các Tín Hữu với Kế Hoạch Tự Lực

Có thể, nhưng thường ủy quyền

Chấp Thuận Sự Trợ Giúp từ Quỹ Của Lễ Nhịn Ăn hoặc Đơn Đặt Hàng của Giám Trợ

Sự Kêu Gọi

Các chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ và nhóm túc số các anh cả

Đi Thăm và Đánh Giá Các Nhu Cầu

Dạy Các Nguyên Tắc Tự Lực

Trợ Giúp Các Tín Hữu với Kế Hoạch Tự Lực

Như được chỉ định

Chấp Thuận Sự Trợ Giúp từ Quỹ Của Lễ Nhịn Ăn hoặc Đơn Đặt Hàng của Giám Trợ

Không

Sự Kêu Gọi

Những người anh em và những người chị em phục sự

Đi Thăm và Đánh Giá Các Nhu Cầu

Dạy Các Nguyên Tắc Tự Lực

Trợ Giúp Các Tín Hữu với Kế Hoạch Tự Lực

Như được chỉ định

Chấp Thuận Sự Trợ Giúp từ Quỹ Của Lễ Nhịn Ăn hoặc Đơn Đặt Hàng của Giám Trợ

Không

Sự Kêu Gọi

Các chuyên gia về chương trình an sinh và tự lực của tiểu giáo khu (nếu được kêu gọi)

Đi Thăm và Đánh Giá Các Nhu Cầu

Như được chỉ định

Dạy Các Nguyên Tắc Tự Lực

Như được chỉ định

Trợ Giúp Các Tín Hữu với Kế Hoạch Tự Lực

Như được chỉ định

Chấp Thuận Sự Trợ Giúp từ Quỹ Của Lễ Nhịn Ăn hoặc Đơn Đặt Hàng của Giám Trợ

Không

22.7

Vai Trò của Hội Đồng Tiểu Giáo Khu

Một vai trò quan trọng của hội đồng tiểu giáo khu là hoạch định cách chăm sóc cho những người đang gặp hoạn nạn và giúp họ trở nên tự lực (xin xem phần 4.4). Các thành viên trong hội đồng căn cứ vào các kế hoạch này trên thông tin từ các cuộc phỏng vấn phục sự và từ các mối liên hệ cá nhân của họ với những người đang hoạn nạn. Khi thảo luận về nhu cầu của các tín hữu, hội đồng này tôn trọng những ước muốn của bất cứ ai yêu cầu sự kín nhiệm.

Khi hội đồng tiểu giáo khu cân nhắc cách chăm sóc những người có nhu cầu về vật chất và cảm xúc, họ làm những việc sau đây:

  • Hoạch định cách giảng dạy các tín hữu tiểu giáo khu làm thế nào để áp dụng các nguyên tắc tự lực (xin xem phần 22.1). Những nguyên tắc này gồm có sự chuẩn bị của cá nhân và gia đình.

  • Hoạch định cách giúp đỡ những người đang có các nhu cầu cấp bách, chẳng hạn như thất nghiệp, và những người có các nhu cầu chăm sóc lâu dài hơn, chẳng hạn như các vấn đề sức khỏe hoặc khuyết tật.

  • Nhận ra các tín hữu trong tiểu giáo khu có các kỹ năng có thể hữu ích trong việc đáp ứng các nhu cầu cấp bách và lâu dài.

  • Nhận ra công việc làm hoặc những chỉ định phục vụ mà có thể có được cho những người nhận được sự trợ giúp của Giáo Hội.

  • Nhận ra các tín hữu mà có thể hưởng lợi từ việc tham gia vào một nhóm tự lực. Các nhóm này thường được tổ chức bởi các hội đồng giáo khu hoặc tiểu giáo khu.

  • Nhận ra các nguồn lực khác của chính phủ, cộng đồng hoặc Giáo Hội mà có thể hữu ích cho các tín hữu (xin xem phần 22.12 và phần 22.13).

  • Hoạch định cách thức phục vụ trong cộng đồng. Ở nơi nào có trang mạng JustServe.org, thì trang này có thể được sử dụng để nhận ra các cơ hội phục vụ như vậy.

Các hội đồng tiểu giáo khu này cũng chuẩn bị một kế hoạch đơn giản bằng văn bản để tiểu giáo khu ứng phó với các trường hợp khẩn cấp. Kế hoạch này nên được phối hợp với kế hoạch khẩn cấp của giáo khu (xin xem “Sự Chuẩn Bị của Giáo khu và Tiểu Giáo Khu”; xin xem thêm mục 22.9.1.3 trong sách hướng dẫn này).

Có thể mời các chuyên gia về chương trình an sinh và tự lực trong tiểu giáo khu tham dự các buổi họp hội đồng tiểu giáo khu nếu cần.

22.8

Vai Trò của Hội Đồng Giới Trẻ Tiểu Giáo Khu

Một mục đích của hội đồng giới trẻ tiểu giáo khu là nhằm giúp giới trẻ trở thành các tín đồ tận tụy của Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem đoạn 29.2.6). Việc phục vụ những người có nhu cầu về vật chất là điều quan trọng để đạt được mục đích này. Trong số những người khác, có những người có thể có nhu cầu về vật chất có thể bao gồm những người lớn tuổi, đau ốm hoặc tàn tật.

Dưới sự hướng dẫn của giám trợ đoàn, hội đồng giới trẻ tiểu giáo khu hoạch định cách phục vụ những người đang gặp hoạn nạn trong tiểu giáo khu và cộng đồng của họ. Các sinh hoạt phục vụ cụ thể có thể được hoạch định trong các buổi họp của chủ tịch đoàn nhóm túc số và lớp học. Ở nơi nào có trang mạng JustServe.org, thì trang này có thể được sử dụng để nhận ra những cơ hội phục vụ trong cộng đồng.

22.9

Vai Trò của Các Vị Lãnh Đạo Giáo Khu

22.9.1

Chủ Tịch Giáo Khu và Các Cố Vấn của Ông

Chủ tịch giáo khu và các cố vấn của ông dẫn đầu nỗ lực phục sự cho những người có nhu cầu về vật chất và cảm xúc cùng xây dựng khả năng tự lực. Chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ giáo khu, các ủy viên hội đồng thượng phẩm và các thành viên khác của hội đồng giáo khu trợ giúp họ.

Chủ tịch giáo khu và các cố vấn của ông có các trách nhiệm sau đây:

  • Giảng dạy các nguyên tắc và phước lành liên quan đến việc (1) chăm sóc cho những người có nhu cầu về vật chất và cảm xúc và (2) xây đắp sự tự lực (xin xem phần 22.1). Điều này gồm có sự chuẩn bị của cá nhân và gia đình.

  • Giảng dạy luật nhịn ăn và khuyến khích các tín hữu nên hiến tặng một của lễ nhịn ăn một cách rộng rãi (xin xem đoạn 22.2.2).

  • Dạy cho các giám trợ cách cung cấp sự trợ giúp của Giáo Hội một cách thích hợp cho những người có nhu cầu về vật chất (xin xem mục 22.9.1.1).

  • Bảo đảm rằng các chủ tịch nhóm túc số các anh cả và các chủ tịch Hội Phụ Nữ tiểu giáo khu được dạy về vai trò của họ trong việc chăm sóc những người gặp hoạn nạn. Các ủy viên hội đồng thượng phẩm và các chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ giáo khu giúp chỉ dẫn các vị lãnh đạo tiểu giáo khu này trong các trách nhiệm của họ (xin xem đoạn 22.9.2 và đoạn 22.9.3).

  • Hướng dẫn các nỗ lực của giáo khu để chuẩn bị và đáp ứng với các trường hợp khẩn cấp (xin xem mục 22.9.1.3).

Chủ tịch giáo khu cũng có các trách nhiệm sau đây:

  • Xem xét các yêu cầu từ quỹ của lễ nhịn ăn về các chi phí y tế mà vượt quá giới hạn chấp thuận của vị giám trợ. Chủ tịch giáo khu có thể chấp thuận các yêu cầu lên đến giới hạn chấp thuận của mình. Ông nộp các yêu cầu mà vượt quá giới hạn chấp thuận của mình lên Chủ Tịch Giáo Vùng để cứu xét (xin xem mục 22.5.2.1).

  • Xem xét bất cứ yêu cầu nào xin sự trợ giúp của Giáo Hội cho các giám trợ (xin xem mục 22.5.1.2).

  • Phục vụ với tư cách là chủ tịch giáo khu đại diện cho các hoạt động an sinh và tự lực nếu được chỉ định (xin xem mục 22.9.1.2).

Chủ tịch đoàn giáo khu có thể chỉ định một hoặc nhiều ủy viên hội đồng thượng phẩm để giúp giám sát các nỗ lực chăm sóc cho những người nào có các nhu cầu về vật chất trong giáo khu (xin xem đoạn 22.9.2). Chủ tịch đoàn giáo khu cũng có thể kêu gọi các chuyên gia về chương trình an sinh và tự lực của giáo khu để hỗ trợ các nỗ lực này (xin xem đoạn 22.9.4).

22.9.1.1

Giảng Dạy cho Các Giám Trợ về Các Nguyên Tắc Cung Cấp Sự Hỗ Trợ của Giáo Hội

Chủ tịch giáo khu bảo đảm rằng các giám trợ đang chăm sóc những người có nhu cầu về vật chất trong tiểu giáo khu của họ. Ông giảng dạy cho các giám trợ về các nguyên tắc và các chính sách để cung cấp sự trợ giúp của Giáo Hội (xin xem phần 22.4 và phần 22.5). Trong khi giảng dạy, ông sử dụng các ví dụ có thật và thiết thực.

Trong các cuộc phỏng vấn của mình với các giám trợ, chủ tịch giáo khu xem xét các khoản tiền thanh toán từ quỹ của lễ nhịn ăn từ bản báo cáo tài chính hằng tháng của tiểu giáo khu. Ông cũng thảo luận với mỗi giám trợ về các nguyên tắc mà ông đang sử dụng để giúp đỡ các tín hữu. Ông hội ý với vị giám trợ về bất cứ khoản tiền thanh toán hoặc khuôn mẫu nào trong bản báo cáo mà có thể cho thấy sự hiểu lầm về các nguyên tắc đúng.

Các nguyên tắc và thực hành để cung cấp sự trợ giúp của Giáo Hội cũng được thảo luận trong hội đồng các giám trợ trong giáo khu (xin xem phần 22.11).

Chủ tịch giáo khu bảo đảm rằng mỗi vị giám trợ xem lại phần huấn luyện trong video “Sacred Funds, Sacred Responsibilities (Quỹ Thiêng Liêng, Trách Nhiệm Thiêng Liêng)” ít nhất một lần một năm.

22.9.1.2

Phục Vụ với Tư Cách Là Chủ Tịch Giáo Khu Đại Diện về Các Hoạt Động An Sinh và Tự Lực của Giáo Hội

Nếu có thể, Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng chỉ định một chủ tịch giáo khu đại diện cho mỗi hoạt động an sinh và tự lực trong giáo vùng của họ. Ví dụ về các hoạt động này gồm có như sau:

Chủ tịch giáo khu được chỉ định sẽ giúp tìm những người tình nguyện để hỗ trợ các nhu cầu của hoạt động đó. Những người tình nguyện có thể đến từ giáo khu đại diện và từ các giáo khu khác được phục vụ bởi hoạt động đó.

biểu tượng, những nguồn tài liệu tùy chọn Chủ tịch giáo khu đại diện có thể tổ chức một ủy ban điều hành giáo khu đại diện để giám sát hoạt động đó. Các thành viên của ủy ban ấy gồm có những người sau đây:

  • Chủ tịch giáo khu hoặc một cố vấn được chỉ định

  • Một ủy viên hội đồng thượng phẩm

  • Một thành viên của chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ giáo khu

  • Người quản lý hoạt động

  • Các chuyên gia về chương trình an sinh và tự lực nếu cần

22.9.1.3

Ứng Phó với Các Trường Hợp Khẩn Cấp

Chủ tịch giáo khu giám sát việc ứng phó với trường hợp khẩn cấp của Giáo Hội và những thông tin liên lạc bên trong giáo khu của mình. Trong các thảm họa mà bao gồm nhiều hơn một giáo khu, Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng hoặc một Thầy Bảy Mươi Có Thẩm Quyền Giáo Vùng có thể hướng dẫn sự ứng phó. Các vị quản lý chương trình an sinh và tự lực hỗ trợ các vị lãnh đạo giáo vùng và giáo khu trong những nỗ lực này.

Các chủ tịch giáo khu có thể kêu gọi các chuyên gia về chương trình an sinh và tự lực để giám sát một trung tâm hoạt động khẩn cấp, xử lý những thông tin liên lạc hoặc giải quyết các mối quan tâm về sự an toàn. Nếu cần, Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng hoặc một Thầy Bảy Mươi Có Thẩm Quyền Giáo Vùng cũng có thể bổ nhiệm các chuyên gia như vậy ở cấp giáo vùng hoặc cấp hội đồng phối hợp.

Những người anh em và những người chị em phục sự báo cáo các tình trạng và nhu cầu của các tín hữu cho các vị lãnh đạo nhóm túc số và Hội Phụ Nữ. Các vị lãnh đạo này báo cáo cho giám trợ là người báo cáo lên chủ tịch đoàn giáo khu.

Chủ tịch đoàn giáo khu báo cáo thông tin cho (1) Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng hoặc một Thầy Bảy Mươi Có Thẩm Quyền Giáo Vùng đã được chỉ định và (2) người quản lý chương trình an sinh và tự lực. Bản báo cáo này bao gồm tình trạng của các tín hữu, những người truyền giáo, các cơ sở của Giáo Hội và cộng đồng. Nếu các tín hữu Giáo Hội đã bị ảnh hưởng bởi một thảm họa, các giám trợ có thể sử dụng quỹ các của lễ nhịn ăn để giúp đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Các giám trợ tuân theo các nguyên tắc trong phần 22.4.

Chủ tịch giáo khu chấp thuận thông tin công khai do Giáo Hội công bố tại địa phương. Ông phối hợp việc này với vị giám đốc thông tin liên lạc của giáo khu nếu có một người đã được kêu gọi (xin xem mục 6.2.1.7). Ông bảo đảm rằng thông tin đó phải chính xác và đúng lúc. Ông có thể phục vụ với tư cách là người phát ngôn của Giáo Hội để trả lời các câu hỏi từ giới truyền thông. Ông cũng có thể chỉ định vị giám đốc thông tin liên lạc của giáo khu hoặc một người phát ngôn khác để làm điều này. Trong các thảm họa mà ảnh hưởng nhiều hơn một giáo khu, Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng hoặc một Thầy Bảy Mươi Có Thẩm Quyền Giáo Vùng có thể xử lý những thông tin liên lạc công cộng.

Các vị lãnh đạo Giáo Hội có thể làm cho các nguồn lực của Giáo Hội có sẵn cho chính quyền dân sự trong trường hợp khẩn cấp. Với sự chấp thuận của Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng, các tòa nhà của Giáo Hội (ngoại trừ đền thờ) có thể được sử dụng làm nơi trú ẩn, trạm sơ cứu, địa điểm phát đồ ăn. Việc sử dụng một tòa nhà của Giáo Hội như vậy cần phải được phối hợp với người quản lý cơ sở vật chất đã được chỉ định. Nếu một tổ chức từ thiện hoặc cộng đồng khác được phép sử dụng tòa nhà, thì một bản thỏa thuận sử dụng phải được ký kết. Xin xem “Sử Dụng Các Tòa Nhà của Giáo Hội trong một Thảm Họa” để biết thêm thông tin.

Có thêm thông tin tại “Phương Thức Ứng Phó với Trường Hợp Khẩn Cấp.”

22.9.2

Các Ủy Viên Hội Đồng Thượng Phẩm

Vị ủy viên hội đồng thượng phẩm nào được chỉ định cho mỗi nhóm túc số các anh cả sẽ hỗ trợ chủ tịch đoàn nhóm túc số trong trách nhiệm của họ để chăm sóc những người gặp hoạn nạn và giúp họ xây dựng khả năng tự lực (xin xem đoạn 22.6.2).

Chủ tịch đoàn giáo khu cũng có thể chỉ định một hoặc nhiều ủy viên hội đồng thượng phẩm để làm những việc sau đây:

  • Giúp giảng dạy cho các chuyên gia về chương trình an sinh và tự lực của giáo khu và tiểu giáo khu về vai trò của họ, nếu các chuyên gia đã được kêu gọi (xin xem đoạn 22.9.422.6.4).

  • Phối hợp các nỗ lực tình nguyện cho các hoạt động an sinh và tự lực.

  • Phục vụ trong các nhóm làm việc chuyên biệt mà phối hợp các nguồn lực liên quan đến sự tự lực hoặc phục vụ cộng đồng (xin xem đoạn 22.10.2).

Trong các giáo khu mà hỗ trợ một hoạt động an sinh và tự lực, một ủy viên hội đồng thượng phẩm có thể được yêu cầu phục vụ trong ủy ban điều hành giáo khu đại diện (xin xem mục 22.9.1.2).

22.9.3

Chủ Tịch Đoàn Hội Phụ Nữ Giáo Khu

Chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ giáo khu hỗ trợ các chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ tiểu giáo khu trong trách nhiệm của họ để chăm sóc những người hoạn nạn và giúp họ xây dựng khả năng tự lực (xin xem đoạn 22.6.2).

Các thành viên của chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ giáo khu có thể được yêu cầu phục vụ trong các nhóm làm việc chuyên biệt mà phối hợp các nguồn lực liên quan đến sự tự lực hoặc phục vụ cộng đồng (xin xem đoạn 22.10.2). biểu tượng, những chỉ dẫn để thích ứng Trong các giáo khu mà hỗ trợ một hoạt động an sinh và tự lực, một thành viên chủ tịch đoàn cũng có thể được yêu cầu phục vụ trong ủy ban điều hành giáo khu đại diện (xin xem mục 22.9.1.2).

22.9.4

biểu tượng, những nguồn tài liệu tùy chọn
Các Chuyên Gia về Chương Trình An Sinh và Tự Lực của Giáo Khu

Nếu cần, chủ tịch đoàn giáo khu có thể kêu gọi các cá nhân hoặc cặp vợ chồng là chuyên gia về chương trình an sinh và tự lực của giáo khu. Họ hỗ trợ các vị lãnh đạo giáo khu trong các nỗ lực chăm sóc người khác và giúp họ trở nên tự lực hơn.

Các chuyên gia có thể được chỉ định cho một lĩnh vực tập trung cụ thể. Ví dụ, họ có thể được yêu cầu để:

Các chuyên gia giáo khu phối hợp các nỗ lực với các chuyên gia về chương trình an sinh và tự lực, là những người có thể đã được kêu gọi trong các tiểu giáo khu.

22.10

Vai Trò của Hội Đồng Giáo Khu

Các ủy viên hội đồng giáo khu thảo luận về nhu cầu của các tín hữu giáo khu và hoạch định cách giúp các tín hữu trở nên tự lực (xin xem đoạn 29.3.8). Họ nhận ra các nguồn lực trong cộng đồng và giáo khu mà có thể giúp các vị lãnh đạo tiểu giáo khu quan tâm đến các nhu cầu về vật chất và cảm xúc của các tín hữu của họ (xin xem phần 22.12 và phần 22.13). Họ phát triển và duy trì một kế hoạch đơn giản bằng văn bản cho giáo khu để ứng phó với các trường hợp khẩn cấp (xin xem “Sự Chuẩn Bị của Giáo Khu và Tiểu Giáo Khu”). Các hội đồng giáo khu cũng có thể hoạch định cách phục vụ trong cộng đồng.

22.10.1

biểu tượng, những nguồn tài liệu tùy chọn
Các Nguồn Lực do Giáo Khu Phối Hợp

Dựa trên các nguồn lực sẵn có của địa phương, hội đồng giáo khu có thể tiếp cận hoặc thực hiện bất cứ nguồn lực tùy chọn nào sau đây. Các nguồn lực này có thể giúp các tín hữu giáo khu xây dựng khả năng tự lực hoặc tham gia phục vụ cộng đồng:

22.10.2

biểu tượng, những nguồn tài liệu tùy chọn
Các Nhóm Làm Việc Chuyên Biệt

Để giúp tổ chức và quản lý các nguồn lực tùy chọn được mô tả trong đoạn 22.10.1, chủ tịch đoàn giáo khu có thể bổ nhiệm các nhóm làm việc chuyên biệt, chẳng hạn như nhóm làm việc JustServe. Các nhóm này có thể bao gồm các tín hữu được lựa chọn của hội đồng giáo khu hoặc ủy ban lãnh đạo người thành niên của giáo khu (xin xem đoạn 29.3.9). Họ cũng có thể bao gồm các chuyên gia như sau:

  • Các chuyên gia về chương trình an sinh và tự lực (xin xem đoạn 22.9.4)

  • Các giám đốc thông tin liên lạc của giáo khu hoặc các chuyên gia JustServe (xin xem JustServe Sách Hướng Dẫn Phục Vụ Cộng Đồng)

  • Những người khác nếu cần

22.11

Vai Trò của Hội Đồng Giám Trợ Giáo Khu

Hội đồng giám trợ giáo khu được tổ chức để hội ý về các trách nhiệm liên quan đến các giám trợ. Hội đồng này gồm có cuộc thảo luận thường xuyên về các nguyên tắc (1) chăm sóc cho những người có nhu cầu về vật chất và cảm xúc và (2) xây đắp sự tự lực. (Xin xem đoạn 29.3.11.)

Các thành viên hội đồng được khuyến khích nên:

  • Trao đổi các ý kiến, kinh nghiệm và nguồn lực để giải quyết các nhu cầu về vật chất và cảm xúc của các tín hữu. Điều này bao gồm các nguồn lực trong cộng đồng. Điều này cũng bao gồm các ý kiến về cơ hội làm việc hoặc phục vụ cho các tín hữu nhận được sự trợ giúp của Giáo Hội.

  • Thảo luận về cách khuyến khích các tín hữu nhận được các phước lành của việc sống theo luật nhịn ăn và hiến tặng của các lễ nhịn ăn.


CÁC NGUỒN LỰC CỦA CHÍNH PHỦ, CỘNG ĐỒNG VÀ GIÁO HỘI


22.12

Các Nguồn Lực của Chính Phủ và Cộng Đồng

Trong nhiều khu vực, các tín hữu có thể tiếp cận với các nguồn lực của chính phủ hoặc cộng đồng mà giúp đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Những nguồn lực như vậy có thể bao gồm:

  • Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.

  • Hỗ trợ thực phẩm.

  • Các dịch vụ đào tạo và tìm kiếm việc làm.

  • Các dịch vụ sức khỏe tâm thần.

  • Các chương trình giáo dục.

  • Các chương trình trợ giúp người cao niên.

  • Chương trình trợ giúp nhà ở.

Các tín hữu được khuyến khích nên thăm dò những nguồn lực này, ngoài những nguồn lực do Giáo Hội cung cấp (xin xem phần 22.13).

trái cây và rau quả

22.13

Các Nguồn Lực của Giáo Hội

Bảng sau đây liệt kê các nguồn lực của Giáo Hội mà có thể hỗ trợ các nỗ lực của tín hữu để cung cấp các nhu cầu về vật chất và cảm xúc cũng như xây dựng khả năng tự lực. Nhà kho của Chúa (xin xem đoạn 22.2.1) và các của lễ nhịn ăn (xin xem đoạn 22.2.2) đều có sẵn cho các giám trợ trong mỗi tiểu giáo khu. biểu tượng, những nguồn tài liệu tùy chọn Các nguồn lực khác đã được liệt kê đều là tùy chọn và thay đổi theo địa điểm.

Hạng Mục

Các Nguồn Lực

Hạng Mục

Các nhu cầu cấp bách

Các Nguồn Lực

  • Nhà kho của Chúa (các tín hữu hiến dâng thời gian, tài năng, lòng trắc ẩn, vật chất và các nguồn tài chính)

  • Các của lễ nhịn ăn

  • Các đơn đặt hàng của giám trợ về thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác qua nhà kho hoặc cửa hàng tạp hóa của giám trợ.*

  • Các đơn đặt hàng của giám trợ về quần áo hoặc đồ gia dụng qua cửa hàng Deseret Industries.*

* Các đơn đặt hàng của giám trợ được nộp qua “Đơn Đặt Hàng và Giấy Giới Thiệu của Giám Trợ” trong hệ thống LCR.

Hạng Mục

Học vấn và công ăn việc làm

Các Nguồn Lực

Hạng Mục

Sức khỏe cảm xúc

Các Nguồn Lực

Hạng Mục

Sự chuẩn bị về mặt vật chất

Các Nguồn Lực

Hạng Mục

Phục vụ cộng đồng

Các Nguồn Lực

  • JustServe.org

  • Các dự án khác được Giáo Hội hỗ trợ