“30. Những Sự Kêu Gọi trong Giáo Hội,” Sách Hướng Dẫn Tổng Quát: Phục Vụ trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô (Năm 2020).
“30. Những Sự Kêu Gọi trong Giáo Hội,” Sách Hướng Dẫn Tổng Quát.
30.
Những Sự Kêu Gọi trong Giáo Hội
30.0
Lời Giới Thiệu
Cha Thiên Thượng đã ban cho Chúa Giê Su Ky Tô một sứ mệnh thiêng liêng để hoàn thành (xin xem Lu Ca 4:18–19; Giăng 6:38; 3 Nê Phi 27:14–16). Trong giáo vụ của Ngài, Đấng Cứu Rỗi đã tin cậy và giao cho các môn đồ của Ngài những trách nhiệm quan trọng (xin xem Lu Ca 10:1–9). Tương tự như vậy, Chúa kêu gọi những người nam và người nữ để phục vụ trong Giáo Hội ngày nay qua những lời mời đầy cảm hứng từ các tôi tớ của Ngài. Những cơ hội để phục vụ này được gọi là những sự kêu gọi.
Những sự kêu gọi này mang đến cho các tín hữu cơ hội để cảm nhận được niềm vui khi phục vụ Thượng Đế bằng cách phục vụ con cái Ngài (xin xem Mô Si A 2:17). Những sự kêu gọi cũng giúp các tín hữu gia tăng đức tin của họ và đến gần Chúa hơn.
Việc khao khát nhận được những sự kêu gọi đặc biệt trong Giáo Hội là không thích đáng (xin xem Mác 10:42–45; Giáo Lý và Giao Ước 121:34–37). Các tín hữu Giáo Hội cũng không được “thăng tiến” từ chức vụ kêu gọi này sang chức vụ kêu gọi khác. Sau khi phục vụ trong một chức vụ kêu gọi, họ không nên kỳ vọng nhận được một sự kêu gọi có trách nhiệm cao hơn hoặc quan trọng hơn. Việc trung tín phục vụ trong một chức vụ kêu gọi là quan trọng hơn sự kêu gọi đó là gì. Chúa tôn vinh sự tận tâm của tất cả những ai phục vụ trong Giáo Hội của Ngài.
Chương này mô tả cách các tín hữu được kêu gọi để phục vụ trong Giáo Hội và cách họ được giải nhiệm từ những chức vụ kêu gọi của mình. Chương này cũng gồm có một Biểu Đồ Những Sự Kêu Gọi cung cấp thông tin về việc đưa ra những sự kêu gọi cụ thể, tán trợ các tín hữu trong các chức vụ kêu gọi và những sự phong nhiệm của họ (xin xem phần 30.8).
30.1
Xác Định Người Nào để Kêu Gọi
30.1.1
Những Chỉ Dẫn Tổng Quát
Những người phục vụ trong Giáo Hội đều được Thượng Đế kêu gọi (xin xem Hê Bơ Rơ 5:4; Những Tín Điều 1:5). Các vị lãnh đạo tìm kiếm sự hướng dẫn của Thánh Linh trong việc xác định phải kêu gọi người nào (xin xem thêm đoạn 4.2.6). Họ cũng cân nhắc:
-
Sự xứng đáng của người tín hữu (như được xác định trong một cuộc phỏng vấn).
-
Những ân tứ và khả năng mà người tín hữu có, hoặc có thể phát triển, để ban phước cho người khác.
-
Hoàn cảnh cá nhân của người tín hữu kể cả sức khỏe và công việc làm của người ấy.
-
Ảnh hưởng của chức vụ kêu gọi có thể có đối với hôn nhân và gia đình của người tín hữu.
Mỗi chức vụ kêu gọi nên ban phước cho những người được phục vụ, người tín hữu sẽ phục vụ và gia đình của người tín hữu đó. Những sự kêu gọi cũng mang lại cho các tín hữu cơ hội để phát triển.
Các tín hữu được ban phước về những hy sinh mà họ có để phục vụ trong Giáo Hội. Tuy nhiên, một chức vụ kêu gọi không nên đặt gánh nặng quá mức cho các cá nhân và gia đình. Những chức vụ kêu gọi cũng không nên gây khó khăn cho các tín hữu trong việc làm tròn các trách nhiệm của công việc làm của họ.
Thông thường, mỗi tín hữu chỉ được kêu gọi để phục vụ trong một chức vụ kêu gọi vào một thời điểm, ngoài việc là một người anh em hoặc người chị em phục sự. Các trường hợp ngoại lệ phải hiếm có và được cân nhắc một cách thành tâm. Không phải mọi chức vụ tiềm năng đều cần phải được bổ khuyết.
Khi đưa ra một sự kêu gọi cho một tín hữu đã kết hôn, các vị lãnh đạo bảo đảm rằng người phối ngẫu phải biết và tán trợ sự kêu gọi đó. Trước khi đưa ra một sự kêu gọi cho một thiếu niên hoặc thiếu nữ, các vị lãnh đạo phải nhận được sự chấp thuận của cha mẹ hoặc người giám hộ của các em này.
Trước khi đưa ra một sự kêu gọi, vị giám trợ xem xét cẩn thận hồ sơ tín hữu của người đó để kiểm chứng rằng hồ sơ đó không gồm có một chú thích hoặc các hạn chế chính thức của tín hữu. Nếu sự kêu gọi cần được đưa ra trước khi có hồ sơ tín hữu trong tiểu giáo khu, vị giám trợ liên lạc với vị giám trợ trước đó của người tín hữu ấy.
Trước khi một vị lãnh đạo giáo khu đưa ra một sự kêu gọi, vị giám trợ của người đó sẽ được tham khảo ý kiến để thảo luận về sự xứng đáng của người tín hữu ấy và các trường hợp khác mà có thể ảnh hưởng đến sự phục vụ của người ấy (chẳng hạn như những điều được mô tả ở trên).
30.1.2
Những Sự Kêu Gọi dành cho Các Tín Hữu Mới
Những cơ hội để phục vụ giúp các tín hữu tăng trưởng về mặt thuộc linh. Việc cùng nhau phục vụ cũng có thể giúp các tín hữu xây đắp những mối quan hệ thân thiết. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các tín hữu mới.
Các vị lãnh đạo tiểu giáo khu mang đến cho các tín hữu mới những cơ hội phục vụ ngay sau khi họ chịu phép báp têm và được làm lễ xác nhận. Các tín hữu mới có nhiều khả năng khác nhau. Các vị lãnh đạo thành tâm mời họ phục vụ theo những cách mà sẽ giúp cá nhân họ tăng trưởng và ban phước cho người khác. Một số tín hữu đã sẵn sàng cho những sự kêu gọi ngay lập tức. Những người khác có thể thích có những sự chỉ định tạm thời mà giúp họ chuẩn bị tiếp nhận những sự kêu gọi. Xin xem thêm phần 23.2 và đoạn 23.5.1.
30.1.3
Những Sự Kêu Gọi dành cho Những Người Không Phải Là Tín Hữu
Những người không phải là tín hữu Giáo Hội có thể được kêu gọi vào một số chức vụ, chẳng hạn như người đánh đại phong cầm, người điều khiển nhạc, hoặc một sự kêu gọi để giúp hoạch định các sinh hoạt. Tuy nhiên, họ không nên được kêu gọi với tư cách là giảng viên, là thành viên của chủ tịch đoàn nhóm túc số hoặc tổ chức, hay là những người lãnh đạo âm nhạc trong Hội Thiếu Nhi.
Một người có tư cách tín hữu đã chính thức bị hạn chế hoặc đã bị thu hồi thì không thể có một sự kêu gọi (xin xem đoạn 32.11.3 và đoạn 32.11.4).
30.1.4
Sự Kín Mật
Những sự kêu gọi và giải nhiệm đều là thiêng liêng. Vì vậy, các vị lãnh đạo giữ kín mật thông tin về những sự kêu gọi và giải nhiệm được đề nghị. Các vị lãnh đạo chia sẻ thông tin như vậy tại một thời điểm và trong một bối cảnh phù hợp với tính chất thiêng liêng của nó.
Ví dụ, một người đang được cân nhắc cho một chức vụ kêu gọi sẽ không được cho biết cho đến khi sự kêu gọi đó được đưa ra. Điều này giúp tránh ngượng ngùng nếu sự kêu gọi không được đưa ra.
Ngoài ra, chỉ những người nào cần biết, chẳng hạn như một người phối ngẫu và chủ tịch đoàn một tổ chức mà có trách nhiệm đối với chức vụ đó, mới được cho biết trước khi người đó được đọc tên để biểu quyết tán trợ.
30.1.5
Những Sự Đề Cử và Chấp Thuận cho Những Sự Kêu Gọi
Biểu Đồ Các Chức Vụ Kêu Gọi cho biết ai có thể đề cử cho mỗi chức vụ kêu gọi và ai là người chấp thuận (xin xem phần 30.8). Trong một số trường hợp, các vị lãnh đạo nhóm túc số và tổ chức đề cử lên chủ tịch đoàn giáo khu hoặc giám trợ đoàn. Họ làm như vậy một cách thành tâm, tìm kiếm sự soi dẫn về người nào để đề cử. Họ cũng có thể hội ý với giám trợ đoàn hoặc chủ tịch đoàn giáo khu.
Các vị giám trợ và chủ tịch giáo khu cân nhắc kỹ mỗi sự đề cử và nhận ra rằng sự đề cử đó đã được thành tâm đưa ra. Giám trợ đoàn hoặc chủ tịch đoàn giáo khu có trách nhiệm cuối cùng là nhận được nguồn soi dẫn về người nào để kêu gọi. Khi cần, họ có thể yêu cầu một sự đề cử khác.
Nếu một vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu cảm thấy được soi dẫn để kêu gọi một người nào đó khác với người được đề cử thì điều đó không có nghĩa là sự đề cử không được soi dẫn. Có thể là vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu đã có thông tin không được cung cấp cho những người đưa ra sự đề cử.
30.2
Đưa Ra một Sự Kêu Gọi
Việc tiếp nhận một sự kêu gọi phục vụ nên là một kinh nghiệm thuộc linh quan trọng đối với một tín hữu. Những sự kêu gọi để phục vụ Chúa là cơ hội thiêng liêng và vui mừng. Các vị lãnh đạo truyền đạt điều này bằng cách đưa ra một sự kêu gọi. Họ không nên đưa ra những sự kêu gọi trong một cách không trịnh trọng.
Biểu Đồ Các Chức Vụ Kêu Gọi cho thấy ai có thể đưa ra mỗi sự kêu gọi (xin xem phần 30.8). Sau khi nhận được những sự chấp thuận cần thiết, vị lãnh đạo được cho phép sẽ hội ý với người tín hữu để hiểu liệu hoàn cảnh của người tín hữu có cho phép người ấy phục vụ hay không. Vị lãnh đạo cũng tìm cách hiểu xem liệu người tín hữu đó có xứng đáng và sẵn sàng phục vụ hay không.
Khi đưa ra một sự kêu gọi, một vị lãnh đạo giải thích rằng sự kêu gọi này đến từ Chúa. Nếu cần, vị này có thể cho người tín hữu thời gian để thành tâm xem xét sự kêu gọi, tìm kiếm sự xác nhận của Thánh Linh cho người ấy.
Vị lãnh đạo cũng có thể:
-
Giải thích mục đích, tầm quan trọng và những trách nhiệm của chức vụ kêu gọi.
-
Giúp người tín hữu tập trung chủ yếu vào những người mà người ấy sẽ phục vụ. (Nếu có thể được, vị lãnh đạo cung cấp danh sách những người này từ Những Nguồn Tài Liệu của Vị Lãnh Đạo và Thư Ký.)
-
Khuyến khích người tín hữu đó tìm kiếm Thánh Linh của Chúa trong khi làm tròn chức vụ kêu gọi.
-
Làm chứng rằng Chúa sẽ giúp đỡ người tín hữu đó và sẽ ban phước cho người ấy vì đã trung tín phục vụ.
-
Cho người tín hữu đó biết ai là người sẽ cung cấp sự huấn luyện và hỗ trợ cho sự kêu gọi.
-
Cho người tín hữu đó biết là phải báo cáo với ai về những nỗ lực của người ấy.
-
Thông báo cho người tín hữu đó về bất cứ buổi họp nào mà người ấy nên tham dự và mọi nguồn lực có sẵn.
-
Giúp người tín hữu đó biết chức vụ kêu gọi đó đòi hỏi phải cam kết khoảng bao nhiêu thời gian.
-
Thảo luận về bất cứ mối quan tâm đặc biệt hoặc thử thách của chức vụ kêu gọi.
-
Trả lời các câu hỏi mà người tín hữu đó có thể có.
Nếu người tín hữu đó đã kết hôn thì vị lãnh đạo mời người phối ngẫu có mặt khi sự kêu gọi được đưa ra.
Nếu chức vụ kêu gọi gồm có sự làm việc với trẻ em hoặc giới trẻ, vị lãnh đạo giải thích rằng người tín hữu đó sẽ cần phải hoàn tất khóa huấn luyện về sự bảo vệ trẻ em và giới trẻ. Chương trình huấn luyện này có sẵn tại trang mạng ProtectingChildren.ChurchofJesusChrist.org. Người tín hữu đó phải hoàn tất chương trình này trong vòng một tháng kể từ khi được tán trợ và mỗi ba năm sau đó.
30.3
Tán Trợ Các Tín Hữu trong Các Chức Vụ Kêu Gọi
Những người nào được kêu gọi vào hầu hết các chức vụ trong Giáo Hội nên được đọc tên để được biểu quyết tán trợ trước khi họ bắt đầu phục vụ (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 28:13; 42:11). Bằng cách tán trợ những người được kêu gọi phục vụ, các tín hữu cam kết hỗ trợ và sẵn lòng giúp đỡ.
Biểu Đồ Những Sự Kêu Gọi cho thấy liệu có cần sự biểu quyết tán trợ hay không và ai đang tham gia vào việc đó (xin xem phần 30.8). Vị lãnh đạo giám sát việc đưa ra sự kêu gọi, hoặc một người lãnh đạo chức tư tế mà vị này đã cho phép, đọc tên người đó để được tán trợ.
Người điều khiển việc tán trợ trước hết loan báo ai đã được giải nhiệm khỏi chức vụ (nếu có). Người ấy mời các tín hữu bày tỏ lòng biết ơn đối với sự phục vụ của người vừa được giải nhiệm (xin xem phần 30.6).
Khi đọc tên một người để tán trợ, một người lãnh đạo chức tư tế có thẩm quyền mời người sẽ được tán trợ đứng lên. Vị lãnh đạo ấy có thể sử dụng lời lẽ như sau:
“[Tên] đã được kêu gọi với tư cách là [chức vụ]. Những ai tán trợ [người ấy] xin giơ tay lên. [Tạm dừng một chút.] Những ai phản đối, nếu có, cũng xin giơ tay lên. [Tạm dừng một chút.]”
Người đang được đọc tên nên tham gia vào việc biểu quyết tán trợ. Nếu có nhiều hơn một người được đọc tên, họ thường có thể được tán trợ chung một nhóm.
Nếu một tín hữu ngoan đạo phản đối sự kêu gọi thì vị lãnh đạo chủ tọa hoặc một người lãnh đạo chức tư tế khác đã được chỉ định sẽ gặp riêng người tín hữu ấy sau buổi họp. Vị lãnh đạo tìm hiểu lý do tại sao người tín hữu kia bị phản đối. Vị ấy hỏi xem người tín hữu này có biết về hành vi mà có thể làm cho người kia không đủ tư cách phục vụ trong một chức vụ hay không. Nếu người tín hữu phản đối không biết về hành vi như vậy thì người ấy được khuyến khích tán trợ và hỗ trợ người được kêu gọi.
Chỉ những tín hữu ngoan đạo mới có thể tham gia vào việc tán trợ. Tuy nhiên, nếu một người ngoại đạo hoặc một tín hữu không ngoan đạo có những mối quan tâm về hành động này thì họ có thể chia sẻ riêng những mối quan tâm đó với vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu sau buổi họp.
30.4
Lễ Phong Nhiệm Các Tín Hữu để Phục Vụ trong Các Chức Vụ Kêu Gọi
Các tín hữu được kêu gọi cho hầu hết các chức vụ trong Giáo Hội cần phải được phong nhiệm. Biểu Đồ Những Sự Kêu Gọi cho thấy ai có thể thực hiện lễ phong nhiệm (xin xem phần 30.8). Điều này thường xảy ra sau khi các tín hữu được tán trợ và trước khi họ bắt đầu phục vụ.
Việc phong nhiệm một tín hữu cho một sự kêu gọi có nghĩa là trao cho người đó thẩm quyền hành động trong sự kêu gọi đó (xin xem mục 3.4.3.1). Một lễ phong nhiệm cũng gồm có một phước lành và những lời hứa do Thánh Linh hướng dẫn. Để biết thêm thông tin, xin xem phần 18.11.
30.5
Thời Hạn Phục Vụ
Các vị lãnh đạo cho phép càng nhiều càng tốt các tín hữu phục vụ trong những sự kêu gọi của họ đủ lâu để thiết lập mối quan hệ bền chặt với những người mà họ phục vụ. Các tín hữu cũng có thể cần thời gian để học hỏi và tăng trưởng trong trách nhiệm của họ. Điều này có thể đặc biệt quan trọng đối với những người lãnh đạo của giới trẻ và trẻ em cũng như các chủ tịch của Hội Phụ Nữ và nhóm túc số các anh cả. Thời hạn phục vụ lý tưởng dành cho những người lãnh đạo là khác nhau, nhưng từ hai đến năm năm thì thường là đủ.
30.6
Giải Nhiệm Các Tín Hữu khỏi Các Chức Vụ Kêu Gọi
Trong hầu hết các trường hợp, các tín hữu được giải nhiệm khỏi các chức vụ kêu gọi khi Chúa soi dẫn cho các vị lãnh đạo của họ để giải nhiệm họ. Một số tín hữu, như chủ tịch giáo khu và chủ tịch phái bộ truyền giáo, thường được giải nhiệm sau một khoảng thời gian đã được ấn định. Một người cũng có thể được giải nhiệm vì những lý do khác, chẳng hạn như hoàn cảnh cá nhân và gia đình.
Khi một chủ tịch hoặc giám trợ được giải nhiệm, thì các cố vấn của họ cũng sẽ tự động được giải nhiệm. Những người khác trong tổ chức, chẳng hạn như các thư ký và giảng viên, đều không tự động được giải nhiệm.
Những sự giải nhiệm khỏi các chức vụ kêu gọi trong Giáo Hội được thực hiện bởi một người cùng cấp thẩm quyền với người đã đưa ra những sự kêu gọi. Ví dụ, nếu một thành viên trong giám trợ đoàn đưa ra sự kêu gọi thì một thành viên trong giám trợ đoàn sẽ đưa ra sự giải nhiệm.
Việc đưa ra sự giải nhiệm là một cơ hội quan trọng để người lãnh đạo bày tỏ lòng biết ơn và ghi nhận bàn tay của Thượng Đế trong sự phục vụ của tín hữu. Vị lãnh đạo gặp riêng với tín hữu để thông báo cho người tín hữu này biết về sự giải nhiệm trước khi nó được công bố. Vị này có thể chọn mời người tín hữu này chia sẻ những gì người ấy đã học được bằng cách phục vụ trong chức vụ kêu gọi. Chỉ có những người nào cần biết mới được cho biết về sự giải nhiệm trước khi nó được thông báo.
Một vị lãnh đạo chức tư tế được ủy quyền loan báo việc giải nhiệm trong cùng một bối cảnh nơi người đó đã được tán trợ. Vị lãnh đạo có thể sử dụng những lời như sau:
“[Tên] đã được giải nhiệm với tư cách là [chức vụ]. Những ai muốn bày tỏ lòng cảm ơn đối với sự phục vụ của [người ấy] đều có thể cho thấy bằng cách giơ tay lên.”
Vị lãnh đạo không hỏi xem có ai phản đối không.
30.7
Kêu Gọi, Sắc Phong, và Phong Nhiệm Các Giám Trợ
Chủ tịch đoàn giáo khu đề cử các anh em để được kêu gọi hoặc giải nhiệm với tư cách là giám trợ. Những sự đề cử được nộp lên Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn qua hệ thống Những Nguồn Tài Liệu của Vị Lãnh Đạo và Thư Ký (LCR). Một thành viên trong chủ tịch đoàn giáo khu, một thư ký hoặc thư ký chấp hành có thể chuẩn bị sự đề cử. Tuy nhiên, chỉ chủ tịch giáo khu mới có thể đệ trình sự đề cử đó.
Các trách nhiệm của vị giám trợ là rất quan trọng (xin xem phần 7.1). Các trách nhiệm này đòi hỏi một người nam chính trực, trong sạch về mặt đạo đức, chín chắn về phần thuộc linh và trung tín với Đấng Cứu Rỗi. Chủ tịch đoàn giáo khu tìm kiếm sự xác nhận từ Thánh Linh là sẽ đề cử ai. Khi đề cử một người nam để phục vụ với tư cách là giám trợ, họ cân nhắc kỹ 1 Ti Mô Thê 3:2–7. Họ không yêu cầu các tín hữu trong tiểu giáo khu góp ý. Thông tin bổ sung về những điều kiện cần có của một giám trợ được đưa ra trong hệ thống LCR.
Trước khi có thể kêu gọi một giám trợ mới, chủ tịch giáo khu phải nhận được sự chấp thuận bằng văn bản về sự đề cử của ông từ Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn. Với sự chấp thuận này, chủ tịch giáo khu có thể sắc phong và phong nhiệm một giám trợ sau khi các tín hữu trong tiểu giáo khu đã biểu quyết tán trợ ông trong một buổi lễ Tiệc Thánh. Cũng cần có sự chấp thuận của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn trước khi một chủ tịch giáo khu có thể giải nhiệm một giám trợ. Chủ tịch giáo khu không thể ủy quyền những trách nhiệm này.
Nếu một người được kêu gọi với tư cách là giám trợ mà không phải là một thầy tư tế thượng phẩm, thì chủ tịch giáo khu bảo đảm rằng người ấy được sắc phong thầy tư tế thượng phẩm trước khi được phong nhiệm làm một giám trợ. Nếu một người đã được sắc phong là giám trợ trước đây rồi, thì người ấy chỉ cần được phong nhiệm với tư cách là giám trợ của tiểu giáo khu. Nếu những người nam được kêu gọi với tư cách là các cố vấn của vị giám trợ mà không phải là thầy tư tế thượng phẩm, thì họ được sắc phong thầy tư tế thượng phẩm trước khi được phong nhiệm.
Sau khi Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã chấp thuận sự đề cử một người nam để phục vụ với tư cách là giám trợ, thì họ cho phép chủ tịch giáo khu sắc phong và phong nhiệm cho người ấy. Chủ tịch giáo khu:
-
Gọi người ấy bằng họ và tên đầy đủ của người ấy.
-
Nói rõ rằng mình đang hành động bởi thẩm quyền của Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc.
-
Sắc phong cho người ấy làm giám trợ (trừ khi người ấy đã được sắc phong trước đây rồi).
-
Phong nhiệm cho người ấy để chủ tọa tiểu giáo khu và là chủ tịch của Chức Tư Tế A Rôn và nhóm túc số các thầy tư tế, nhấn mạnh các trách nhiệm của người ấy đối với những người nắm giữ Chức Tư Tế A Rôn và các thiếu nữ trong tiểu giáo khu (xin xem đoạn 7.1.2).
-
Truyền giao cho người ấy tất cả các chìa khóa, quyền hạn, quyền năng, và thẩm quyền của chức phẩm giám trợ, đặc biệt đề cập đến các bổn phận của vị giám trợ với tư cách là vị phán quan thông thường ở Y Sơ Ra Ên và là thầy tư tế thượng phẩm chủ tọa trong tiểu giáo khu (xin xem đoạn 7.1.1 và đoạn 7.1.3).
-
Đưa ra những lời ban phước theo như Thánh Linh hướng dẫn.
-
Kết thúc trong tôn danh của Chúa Giê Su Ky Tô.
Một Thầy Bảy Mươi Có Thẩm Quyền Giáo Vùng hoặc Có Thẩm Quyền Trung Ương cũng có thể kêu gọi, sắc phong và phong nhiệm một giám trợ với sự chấp thuận của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn.
30.8
Biểu Đồ Những Sự Kêu Gọi
Biểu đồ sau đây liệt kê những chức vụ kêu gọi trong tiểu giáo khu và giáo khu. Những chức vụ kêu gọi và các cơ hội phục vụ khác được mô tả ở nơi khác trong sách hướng dẫn này.
Một tiểu giáo khu hoặc giáo khu không cần phải điền khuyết vào mọi chức vụ kêu gọi được liệt kê trong biểu đồ này. Các vị lãnh đạo quyết định những chức vụ kêu gọi nào cần điền khuyết dựa trên các nhu cầu của đơn vị và những người nào sẵn sàng để phục vụ.
Ghi Chú: Những người hành lễ gắn bó trong đền thờ được kêu gọi theo chỉ thị của Chủ Tịch Giáo Hội. Vì lý do này, những người hành lễ gắn bó trong chức năng tích cực không nên được kêu gọi để phục vụ trong giám trợ đoàn hoặc trong chủ tịch đoàn chi nhánh, giáo hạt, giáo khu, hoặc phái bộ truyền giáo.
30.8.1
Những Sự Kêu Gọi trong Tiểu Giáo Khu
Sự Kêu Gọi |
Được đề cử bởi |
Được chấp thuận bởi |
Được tán trợ bởi1 |
Được kêu gọi và phong nhiệm bởi |
---|---|---|---|---|
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Chủ tịch đoàn giáo khu, sử dụng hệ thống LCR | Được chấp thuận bởi Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Nhóm Túc Số Mười Hai | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong tiểu giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch giáo khu sau khi nhận được sự chấp thuận của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn (xin xem phần 30.7) |
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Giám trợ | Được chấp thuận bởi Chủ tịch đoàn giáo khu và hội đồng thượng phẩm | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong tiểu giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch giáo khu hoặc một cố vấn được chỉ định |
Sự Kêu Gọi Thư ký tiểu giáo khu (và người phụ tá các thư ký tiểu giáo khu nếu cần) | Được đề cử bởi Giám trợ đoàn | Được chấp thuận bởi Chủ tịch đoàn giáo khu và hội đồng thượng phẩm | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong tiểu giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch giáo khu hoặc một cố vấn được chỉ định hoặc một ủy viên hội đồng thượng phẩm |
Sự Kêu Gọi Thư ký chấp hành tiểu giáo khu (và người phụ tá các thư ký chấp hành tiểu giáo khu nếu cần) | Được đề cử bởi Giám trợ đoàn | Được chấp thuận bởi Chủ tịch đoàn giáo khu và hội đồng thượng phẩm | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong tiểu giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch giáo khu hoặc một cố vấn được chỉ định hoặc một ủy viên hội đồng thượng phẩm |
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Chủ tịch đoàn giáo khu (hội ý với vị giám trợ) | Được chấp thuận bởi Chủ tịch đoàn giáo khu và hội đồng thượng phẩm | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong tiểu giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch giáo khu |
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Chủ tịch nhóm túc số (hội ý với vị giám trợ) | Được chấp thuận bởi Chủ tịch đoàn giáo khu và hội đồng thượng phẩm | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong tiểu giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch giáo khu hoặc một cố vấn được chỉ định hoặc một ủy viên hội đồng thượng phẩm |
Sự Kêu Gọi Những sự kêu gọi trong nhóm túc số các anh cả khác | Được đề cử bởi Chủ tịch đoàn nhóm túc số | Được chấp thuận bởi Giám trợ đoàn | Được tán trợ bởi1 Các thành viên trong nhóm túc số (được đọc tên trong một buổi họp nhóm túc số bởi chủ tịch nhóm túc số hoặc một cố vấn được chỉ định) | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch nhóm túc số hoặc một cố vấn được chỉ định |
Sự Kêu Gọi Các chủ tịch tổ chức bổ trợ tiểu giáo khu (Hội Thiếu Niên, Hội Phụ Nữ, Hội Thiếu Nữ, Hội Thiếu Nhi, và Trường Chủ Nhật) | Được đề cử bởi Giám trợ đoàn | Được chấp thuận bởi Giám trợ đoàn | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong tiểu giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Giám trợ |
Sự Kêu Gọi Các cố vấn trong các chủ tịch đoàn của tổ chức trong tiểu giáo khu | Được đề cử bởi Chủ tịch của tổ chức | Được chấp thuận bởi Giám trợ đoàn | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong tiểu giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Giám trợ hoặc một cố vấn được chỉ định |
Sự Kêu Gọi Những chức vụ kêu gọi khác trong Hội Phụ Nữ của tiểu giáo khu | Được đề cử bởi Chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ | Được chấp thuận bởi Giám trợ đoàn | Được tán trợ bởi1 Các thành viên trong Hội Phụ Nữ (được vị giám trợ hoặc một cố vấn được chỉ định giới thiệu trong một buổi họp Hội Phụ Nữ) | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Giám trợ hoặc một cố vấn được chỉ định |
Sự Kêu Gọi Những chức vụ kêu gọi trong Hội Thiếu Nữ, Hội Thiếu Nhi và Trường Chủ Nhật | Được đề cử bởi Chủ tịch đoàn của tổ chức | Được chấp thuận bởi Giám trợ đoàn | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong tiểu giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Giám trợ hoặc một cố vấn được chỉ định |
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Giám trợ đoàn (hội ý với chủ tịch của nhóm túc số các anh cả và Hội Phụ Nữ) | Được chấp thuận bởi Giám trợ đoàn | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong tiểu giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Giám trợ hoặc một cố vấn được chỉ định |
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Giám trợ đoàn hoặc chủ tịch nhóm túc số các anh cả và Hội Phụ Nữ | Được chấp thuận bởi Giám trợ đoàn | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong tiểu giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Giám trợ hoặc một cố vấn được chỉ định |
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Giám trợ đoàn (hội ý với chủ tịch của nhóm túc số các anh cả và Hội Phụ Nữ) | Được chấp thuận bởi Giám trợ đoàn | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong tiểu giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Giám trợ hoặc một cố vấn được chỉ định |
Sự Kêu Gọi Những người tư vấn về công việc đền thờ và lịch sử gia đình của tiểu giáo khu | Được đề cử bởi Giám trợ đoàn hoặc chủ tịch nhóm túc số các anh cả và Hội Phụ Nữ | Được chấp thuận bởi Giám trợ đoàn | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong tiểu giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Giám trợ hoặc một cố vấn được chỉ định |
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Vị giám trợ (với tư cách là chủ tịch nhóm túc số các thầy tư tế) | Được chấp thuận bởi Giám trợ đoàn | Được tán trợ bởi1 Các thành viên trong nhóm túc số (được đọc tên bởi vị giám trợ hoặc một cố vấn được chỉ định trong một buổi họp nhóm túc số) | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Giám trợ |
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Giám trợ đoàn | Được chấp thuận bởi Giám trợ đoàn | Được tán trợ bởi1 Các thành viên trong nhóm túc số (được đọc tên bởi vị giám trợ hoặc một cố vấn được chỉ định trong một buổi họp nhóm túc số) | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Được kêu gọi bởi vị giám trợ hoặc một cố vấn được chỉ định; được phong nhiệm bởi vị giám trợ |
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Chủ tịch nhóm túc số | Được chấp thuận bởi Giám trợ đoàn | Được tán trợ bởi1 Các thành viên trong nhóm túc số (được đọc tên bởi vị giám trợ hoặc một cố vấn được chỉ định trong một buổi họp nhóm túc số) | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Giám trợ hoặc một cố vấn được chỉ định |
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Giám trợ đoàn (hội ý với chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nữ) | Được chấp thuận bởi Giám trợ đoàn | Được tán trợ bởi1 Các học viên (được đọc tên bởi vị giám trợ hoặc một cố vấn được chỉ định trong một buổi họp Hội Thiếu Nữ) | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Giám trợ hoặc một cố vấn được chỉ định |
Sự Kêu Gọi Các cố vấn trong các chủ tịch đoàn của lớp học Hội Thiếu Nữ và các thư ký lớp học | Được đề cử bởi Chủ tịch lớp học | Được chấp thuận bởi Giám trợ đoàn | Được tán trợ bởi1 Các học viên (được đọc tên bởi vị giám trợ hoặc một cố vấn được chỉ định trong một buổi họp Hội Thiếu Nữ) | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Giám trợ hoặc một cố vấn được chỉ định |
Sự Kêu Gọi Các chuyên gia về chương trình an sinh và tự lực của tiểu giáo khu nếu cần | Được đề cử bởi Giám trợ đoàn | Được chấp thuận bởi Giám trợ đoàn | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong tiểu giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Giám trợ hoặc một cố vấn được chỉ định |
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Chủ tịch Trường Chủ Nhật | Được chấp thuận bởi Giám trợ đoàn | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong tiểu giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Giám trợ hoặc một cố vấn được chỉ định |
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Giám trợ đoàn | Được chấp thuận bởi Giám trợ đoàn | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong tiểu giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Giám trợ hoặc một cố vấn được chỉ định |
Sự Kêu Gọi Các chức vụ kêu gọi khác trong tiểu giáo khu | Được đề cử bởi Giám trợ đoàn | Được chấp thuận bởi Giám trợ đoàn | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong tiểu giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Giám trợ hoặc một cố vấn được chỉ định |
30.8.2
Những Sự Kêu Gọi trong Chi Nhánh
Sự Kêu Gọi |
Được đề cử bởi |
Được chấp thuận bởi |
Được tán trợ bởi |
Được kêu gọi và phong nhiệm bởi | ||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Chủ tịch đoàn giáo khu, phái bộ truyền giáo hoặc giáo hạt | Được chấp thuận bởi Chủ tịch đoàn giáo khu và hội đồng thượng phẩm hoặc chủ tịch đoàn phái bộ truyền giáo | Được tán trợ bởi Các tín hữu trong chi nhánh | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch giáo khu hoặc chủ tịch phái bộ truyền giáo (hoặc chủ tịch giáo hạt nếu được chỉ định) | ||||||||||||
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Chủ tịch chi nhánh | Được chấp thuận bởi Chủ tịch đoàn giáo khu và hội đồng thượng phẩm hay chủ tịch đoàn phái bộ truyền giáo (hoặc, khi được chủ tịch phái bộ truyền giáo, chủ tịch giáo hạt ủy quyền) | Được tán trợ bởi Các tín hữu trong chi nhánh | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch giáo khu, phái bộ truyền giáo hoặc giáo hạt hay một cố vấn được chỉ định | ||||||||||||
Sự Kêu Gọi Thư ký, phụ tá các thư ký, và thư ký chấp hành của chi nhánh | Được đề cử bởi Chủ tịch đoàn chi nhánh | Được chấp thuận bởi Chủ tịch đoàn giáo khu và hội đồng thượng phẩm hay chủ tịch đoàn phái bộ truyền giáo (hoặc, khi được chủ tịch phái bộ truyền giáo, chủ tịch giáo hạt ủy quyền) | Được tán trợ bởi Các tín hữu trong chi nhánh | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch giáo khu hoặc một cố vấn được chỉ định hay ủy viên hội đồng thượng phẩm (đối với các chi nhánh trong các giáo khu); chủ tịch giáo hạt hoặc một người lãnh đạo chức tư tế mà ông ấy chỉ định (đối với các chi nhánh trong các phái bộ truyền giáo) | ||||||||||||
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Chủ tịch đoàn giáo khu, giáo hạt hoặc phái bộ truyền giáo (khi hội ý với chủ tịch chi nhánh) | Được chấp thuận bởi Chủ tịch đoàn giáo khu và hội đồng thượng phẩm hay chủ tịch đoàn phái bộ truyền giáo (hoặc, khi được chủ tịch phái bộ truyền giáo, chủ tịch giáo hạt ủy quyền) | Được tán trợ bởi Các tín hữu trong chi nhánh | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch giáo khu hoặc chủ tịch phái bộ truyền giáo (hoặc chủ tịch giáo hạt nếu được chỉ định) | ||||||||||||
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Chủ tịch nhóm túc số (hội ý với chủ tịch chi nhánh) | Được chấp thuận bởi Chủ tịch đoàn giáo khu và hội đồng thượng phẩm hay chủ tịch đoàn phái bộ truyền giáo (hoặc, khi được chủ tịch phái bộ truyền giáo, chủ tịch giáo hạt ủy quyền) | Được tán trợ bởi Các tín hữu trong chi nhánh | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch giáo khu hoặc chủ tịch phái bộ truyền giáo hay một cố vấn đã được chỉ định hoặc ủy viên hội đồng thượng phẩm (hoặc, nếu được chỉ định, chủ tịch giáo hạt hoặc một người lãnh đạo chức tư tế khác) | ||||||||||||
Sự Kêu Gọi Những sự kêu gọi khác trong chi nhánh | Được đề cử bởi Xin xem đoạn 30.8.1, thay thế chủ tịch chi nhánh cho giám trợ và chi nhánh cho tiểu giáo khu. | Được chấp thuận bởi Xin xem đoạn 30.8.1, thay thế chủ tịch chi nhánh cho giám trợ và chi nhánh cho tiểu giáo khu. | Được tán trợ bởi Xin xem đoạn 30.8.1, thay thế chủ tịch chi nhánh cho giám trợ và chi nhánh cho tiểu giáo khu. | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Xin xem đoạn 30.8.1, thay thế chủ tịch chi nhánh cho giám trợ và chi nhánh cho tiểu giáo khu. |
30.8.3
Những Sự Kêu Gọi trong Giáo Khu
Sự Kêu Gọi |
Được đề cử bởi |
Được chấp thuận bởi |
Được tán trợ bởi1 |
Được kêu gọi và phong nhiệm bởi |
---|---|---|---|---|
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Một Vị Thẩm Quyền Trung Ương hoặc Thầy Bảy Mươi Có Thẩm Quyền Giáo Vùng được chỉ định | Được chấp thuận bởi Một Vị Thẩm Quyền Trung Ương hoặc Thầy Bảy Mươi Có Thẩm Quyền Giáo Vùng được chỉ định | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong đại hội giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Một Vị Thẩm Quyền Trung Ương hoặc Thầy Bảy Mươi Có Thẩm Quyền Giáo Vùng được chỉ định |
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Chủ tịch giáo khu | Được chấp thuận bởi Một Vị Thẩm Quyền Trung Ương hoặc Thầy Bảy Mươi Có Thẩm Quyền Giáo Vùng được chỉ định | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong đại hội giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Một Vị Thẩm Quyền Trung Ương hoặc Thầy Bảy Mươi Có Thẩm Quyền Giáo Vùng được chỉ định |
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Chủ tịch giáo khu, sử dụng hệ thống LCR | Được chấp thuận bởi Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong đại hội giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch giáo khu sau khi nhận được sự chấp thuận của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn |
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Chủ tịch đoàn giáo khu | Được chấp thuận bởi Chủ tịch đoàn giáo khu và hội đồng thượng phẩm | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong đại hội giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch giáo khu hoặc một cố vấn được chỉ định |
Sự Kêu Gọi Thư ký chấp hành giáo khu (và người phụ tá các thư ký chấp hành giáo khu nếu cần) | Được đề cử bởi Chủ tịch đoàn giáo khu | Được chấp thuận bởi Chủ tịch đoàn giáo khu và hội đồng thượng phẩm | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong đại hội giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch giáo khu hoặc một cố vấn được chỉ định |
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Chủ tịch đoàn giáo khu | Được chấp thuận bởi Chủ tịch đoàn giáo khu và hội đồng thượng phẩm | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong đại hội giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch giáo khu hoặc một cố vấn được chỉ định |
Sự Kêu Gọi Tộc trưởng giáo khu, kể cả một tộc trưởng đã được sắc phong trong một giáo khu khác | Được đề cử bởi Chủ tịch đoàn giáo khu, sử dụng hệ thống LCR | Được chấp thuận bởi Nhóm Túc Số Mười Hai | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong đại hội giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch giáo khu sau khi nhận được sự chấp thuận của Nhóm Túc Số Mười Hai; hoặc một thành viên trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn hay Nhóm Túc Số Mười Hai |
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Chủ tịch đoàn giáo khu | Được chấp thuận bởi Chủ tịch đoàn giáo khu và hội đồng thượng phẩm | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong đại hội giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch giáo khu |
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Chủ tịch đoàn giáo khu | Được chấp thuận bởi Chủ tịch đoàn giáo khu và hội đồng thượng phẩm | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong đại hội giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch giáo khu hoặc một cố vấn được chỉ định |
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Chủ tịch đoàn giáo khu kêu gọi các ủy viên thượng phẩm để điền khuyết các chức vụ này | Được chấp thuận bởi Chủ tịch đoàn giáo khu và hội đồng thượng phẩm | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong đại hội giáo khu (họ nên được tán trợ với tư cách là ủy viên hội đồng thượng phẩm lẫn chủ tịch của các tổ chức này) | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch giáo khu hoặc một cố vấn được chỉ định (họ nên được kêu gọi và phong nhiệm với tư cách là ủy viên hội đồng thượng phẩm lẫn chủ tịch của các tổ chức này) |
Sự Kêu Gọi Các cố vấn trong các chủ tịch đoàn của tổ chức giáo khu, các thư ký và những người khác nếu cần | Được đề cử bởi Chủ tịch của tổ chức giáo khu (khi hội ý với chủ tịch đoàn giáo khu hoặc vị ủy viên hội đồng thượng phẩm được chỉ định) | Được chấp thuận bởi Chủ tịch đoàn giáo khu và hội đồng thượng phẩm | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong đại hội giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch giáo khu hoặc một cố vấn được chỉ định hoặc một ủy viên hội đồng thượng phẩm |
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Chủ tịch ủy ban kiểm toán giáo khu (cố vấn trong chủ tịch đoàn giáo khu) | Được chấp thuận bởi Chủ tịch đoàn giáo khu và hội đồng thượng phẩm | Được tán trợ bởi1 Không được tán trợ | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch giáo khu hoặc một cố vấn được chỉ định (chủ tịch giáo khu xác định xem có cần phải phong nhiệm hay không) |
Sự Kêu Gọi Các giảng viên và người giám sát lớp giáo lý và viện giáo lý trong giáo khu nếu cần | Được đề cử bởi Chủ tịch đoàn giáo khu (sau khi hội ý với vị giám trợ và người đại diện lớp giáo lý và viện giáo lý) | Được chấp thuận bởi Chủ tịch đoàn giáo khu và hội đồng thượng phẩm | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong đại hội giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch giáo khu hoặc một cố vấn được chỉ định hoặc một ủy viên hội đồng thượng phẩm |
Sự Kêu Gọi Các chuyên gia về chương trình an sinh và tự lực của giáo khu nếu cần | Được đề cử bởi Chủ tịch đoàn giáo khu | Được chấp thuận bởi Chủ tịch đoàn giáo khu và hội đồng thượng phẩm | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong đại hội giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch giáo khu hoặc một cố vấn được chỉ định hoặc một ủy viên hội đồng thượng phẩm |
Sự Kêu Gọi Giám đốc truyền thông, phụ tá giám đốc và các chuyên gia của giáo khu | Được đề cử bởi Chủ tịch đoàn giáo khu | Được chấp thuận bởi Chủ tịch đoàn giáo khu và hội đồng thượng phẩm | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong đại hội giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch giáo khu hoặc một cố vấn được chỉ định hoặc một ủy viên hội đồng thượng phẩm |
Sự Kêu Gọi Những sự kêu gọi khác trong giáo khu3 | Được đề cử bởi Chủ tịch đoàn giáo khu | Được chấp thuận bởi Chủ tịch đoàn giáo khu và hội đồng thượng phẩm | Được tán trợ bởi1 Các tín hữu trong đại hội giáo khu | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch giáo khu hoặc một cố vấn được chỉ định hoặc một ủy viên hội đồng thượng phẩm |
30.8.4
Những Sự Kêu Gọi trong Giáo Hạt
Sự Kêu Gọi |
Được đề cử bởi |
Được chấp thuận bởi |
Được tán trợ bởi |
Được kêu gọi và phong nhiệm bởi | ||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Chủ tịch phái bộ truyền giáo | Được chấp thuận bởi Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng | Được tán trợ bởi Các tín hữu trong đại hội giáo hạt | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch phái bộ truyền giáo | ||||||||||||
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Chủ tịch giáo hạt | Được chấp thuận bởi Chủ tịch đoàn phái bộ truyền giáo | Được tán trợ bởi Các tín hữu trong đại hội giáo hạt | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch phái bộ truyền giáo hoặc một cố vấn được chỉ định | ||||||||||||
Sự Kêu Gọi Ủy viên hội đồng giáo hạt | Được đề cử bởi Chủ tịch giáo hạt | Được chấp thuận bởi Chủ tịch đoàn phái bộ truyền giáo (hoặc, khi được chủ tịch phái bộ truyền giáo cho phép, chủ tịch đoàn giáo hạt)2 | Được tán trợ bởi Các tín hữu trong đại hội giáo hạt | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch phái bộ truyền giáo hoặc một cố vấn được chỉ định (hoặc, khi được chủ tịch phái bộ truyền giáo, chủ tịch giáo hạt hoặc một cố vấn được chỉ định cho phép)2 | ||||||||||||
Sự Kêu Gọi Các chức vụ kêu gọi khác trong giáo hạt | Được đề cử bởi Xin xem đoạn 30.8.3, thay thế chủ tịch giáo hạt cho chủ tịch giáo khu và thay thế giáo hạt cho giáo khu. | Được chấp thuận bởi Xin xem đoạn 30.8.3, thay thế chủ tịch giáo hạt cho chủ tịch giáo khu và thay thế giáo hạt cho giáo khu. | Được tán trợ bởi Xin xem đoạn 30.8.3, thay thế chủ tịch giáo hạt cho chủ tịch giáo khu và thay thế giáo hạt cho giáo khu. | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Xin xem đoạn 30.8.3, thay thế chủ tịch giáo hạt cho chủ tịch giáo khu và thay thế giáo hạt cho giáo khu. |
30.8.5
Những Sự Kêu Gọi trong Nhóm Tín Hữu Phục Vụ trong Quân Đội
Sự Kêu Gọi |
Được đề cử bởi |
Được chấp thuận bởi |
Được tán trợ bởi |
Được kêu gọi và phong nhiệm bởi |
---|---|---|---|---|
Sự Kêu Gọi | Được đề cử bởi Một tuyên úy Thánh Hữu Ngày Sau, giám đốc Ban Quan Hệ Quân Sự, hoặc người lãnh đạo nhóm sắp mãn nhiệm kỳ | Được chấp thuận bởi Vị giám trợ hoặc chủ tịch chi nhánh và chủ tịch giáo khu hoặc phái bộ truyền giáo (trong tiểu giáo khu nhà hoặc chi nhánh và giáo khu hoặc phái bộ truyền giáo của người tín hữu đó) | Được tán trợ bởi Các thành viên trong nhóm | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch giáo khu hoặc chủ tịch phái bộ truyền giáo hay một người đại diện được chỉ định (có thể phục vụ mà không được phong nhiệm nếu cần) |
Sự Kêu Gọi Các phụ tá cho người lãnh đạo nhóm tín hữu quân nhân | Được đề cử bởi Người lãnh đạo nhóm | Được chấp thuận bởi Vị giám trợ hoặc chủ tịch chi nhánh và chủ tịch giáo khu hoặc phái bộ truyền giáo (trong tiểu giáo khu nhà hoặc chi nhánh và giáo khu hoặc phái bộ truyền giáo của người tín hữu đó) | Được tán trợ bởi Các thành viên trong nhóm | Được kêu gọi và phong nhiệm bởi Chủ tịch giáo khu hoặc chủ tịch phái bộ truyền giáo hay một người đại diện được chỉ định (có thể phục vụ mà không được phong nhiệm nếu cần) |