Thư Viện
Sự Giáng Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô


“Sự Giáng Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô,” Các Nguyên Tắc Phúc Âm (năm 2023)

Hình Ảnh
sự giáng sinh của Chúa Giê Su

Sách Hướng Dẫn Học Tập Phúc Âm

Sự Giáng Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô

“Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta”

Việc kỷ niệm sự sinh ra của Chúa Giê Su mỗi mùa Giáng Sinh nhắc nhở chúng ta rằng câu chuyện Giáng Sinh thật sự là quan trọng biết bao. Mặc dù không biết nhiều về hoàn cảnh giáng sinh của Chúa Giê Su, nhưng chúng ta biết về những điềm triệu và những điều kỳ diệu đã được ban cho và những người làm chứng rằng Con Trai của Thượng Đế đã đến thế gian. Lòng biết ơn và tình yêu thương của anh chị em đối với Chúa Giê Su Ky Tô sẽ gia tăng khi anh chị em tìm cách tìm hiểu về sự kiện thiêng liêng này.

Tại Sao Sự Giáng Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô Lại Quan Trọng Đến Vậy?

Như đã được các vị tiên tri thời xưa đoán trước, Chúa Giê Su Ky Tô giáng sinh vào thời trung thế tại Bết Lê Hem, gần Giê Ru Sa Lem. Chúa Giê Su là Con Độc Sinh của Cha Thiên Thượng. Mẹ Ngài là Ma Ri, là người đã kết hôn với Giô Sép. Những điềm triệu và điều kỳ diệu đi kèm với sự giáng sinh của Ngài, làm chứng rằng Đấng Mê Si đã được hứa từ lâu đã đến thế gian để cứu rỗi con cái của Thượng Đế và làm cho cuộc sống vĩnh cửu có thể đạt được.

Khái quát về đề tài: Sự Giáng Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô

Các sách hướng dẫn học tập phúc âm có liên quan: Cuộc Sống Tiền Dương Thế, Chúa Giê Su Ky Tô, Giáo Vụ Trên Trần Thế của Chúa Giê Su Ky Tô

Phần 1

Tìm Hiểu về Sự Giáng Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô qua Những Lời Tiên Tri Thời Xưa

Hình Ảnh
Ê Sai viết trên một cuộn giấy da

Mỗi vị tiên tri kể từ thời A Đam đã làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô và trông đợi với hy vọng lớn lao cho thời kỳ mà Đấng Mê Si sẽ đến và làm cho sự cứu rỗi và cuộc sống vĩnh cửu có thể đạt được cho tất cả nhân loại. “Hê Nóc trông thấy ngày đến của Con của Người, ngay cả trong xác thịt; và tâm hồn ông vui sướng” (Môi Se 7:47). Ê Sai đã tiên tri: “Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta” (Ê Sai 9:6). Nê Phi trông thấy khải tượng về Ma Ri và sự giáng sinh của Đấng Mê Si đã được hứa (xin xem 1 Nê Phi 11:13–23). A Bi Na Đi đã làm chứng: “Chính Thượng Đế sẽ đến giữa con cái loài người, và sẽ cứu chuộc dân Ngài” (Mô Si A 15:1). Khi nghiên cứu những lời tiên tri và những lời giảng dạy về sự giáng sinh của Ngài, anh chị em có thể bắt đầu thấy thật là thiết yếu biết bao đối với Thượng Đế Đức Chúa Cha để gửi Con Trai của Ngài là Chúa Giê Su Ky Tô đến thế gian.

Những điều để suy nghĩ

  • Các vị tiên tri đã làm chứng rằng những điềm triệu và những điều kỳ diệu lớn lao sẽ báo hiệu sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô cho dân chúng thời Sách Mặc Môn. Đọc Hê La Man 14:1–93 Nê Phi 1:4–22. Tại sao có rất nhiều người đã từ chối không tin vào sứ điệp của các vị tiên tri? Anh chị em có bằng chứng nào rằng Chúa Giê Su Ky Tô hằng sống ngày nay và đang tìm đến với tình yêu thương dành cho tất cả con cái của Thượng Đế?

Sinh hoạt học hỏi với người khác

  • Xem video “Why We Need a Savior” (2:15). Cùng nhau nói về câu hỏi “Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có một Đấng Cứu Rỗi?” Anh chị em cũng có thể thảo luận lý do tại sao sứ điệp về sự giáng sinh của Chúa Giê Su nên tiếp tục mang lại niềm vui và sự bình an lớn lao cho thế gian.

Tìm hiểu thêm

Phần 2

Các Nhân Chứng Làm Chứng Rằng Đấng Cứu Rỗi Giáng Sinh

Hình Ảnh
Ma Ri bế hài đồng Giê Su

Vì sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử, nên Thượng Đế đã chuẩn bị nhiều nhân chứng để làm chứng về sự kiện đó, cả trước lẫn sau khi sự kiện đó xảy ra. Một số những nhân chứng này là thiên sứ Gáp Ri Ên (Lu Ca 1:26–33), Ma Ri (Lu Ca 1:46–49), người chị em họ của Ma Ri là Ê Li Sa Bét (Lu Ca 1:41–45), những người chăn chiên (Lu Ca 2:16–17), Si Mê Ôn (Lu Ca 2:25–33), An Ne (Lu Ca 2:36–38), và Các Nhà Thông Thái từ phương đông (Ma Thi Ơ 2:1–2, 9–11). 

Những điều để suy nghĩ 

  • Đọc sứ điệp Giáng Sinh năm 2020 của Chủ Tịch Russell M. Nelson, “Các Ân Tứ Thiêng Liêng,” để tìm kiếm một số biểu tượng đầy ý nghĩa liên quan đến sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô. Những biểu tượng này có thể dạy cho anh chị em biết điều gì về sứ mệnh trên trần thế của Chúa Giê Su Ky Tô?

Sinh hoạt học hỏi với người khác

  • Cùng nhau xem The Christ Child (17:56). Sau đó thảo luận câu hỏi “Chúng ta cảm thấy như thế nào về sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô khi xem xét vai trò của sự kiện quan trọng đó trong kế hoạch của Thượng Đế dành cho sự cứu rỗi của chúng ta?” Nếu anh chị em đang học với các trẻ em, thì hãy mời chúng vẽ racảnh ưa thích của chúng từ cuốn phim này. Khuyến khích các em chia sẻ những ý nghĩ của chúng về sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô.

Tìm hiểu thêm

Phần 3

Việc Nghiên Cứu về Sự Giáng Sinh của Chúa Giê Su Có Thể Mang Chúng Ta Đến Gần Ngài Hơn

Chủ Tịch Ezra Taft Benson đã giải thích: “Chứng ngôn của các nhân chứng được chỉ định là chắc chắn về nguồn gốc ai là cha của Chúa Giê Su Ky Tô. Thượng Đế là Cha xác thịt của Ngài, và Ma Ri, một người phụ nữ trần thế, là mẹ của Ngài. … Ngài không phải là con trai của Giô Sép và Ngài cũng không phải do Đức Thánh Linh sinh ra. Ngài là Con Trai của Đức Cha Vĩnh Cửu!”

Chúa Giê Su Ky Tô được gọi là Con Độc Sinh vì Ngài là Con trai duy nhất của Đức Chúa Cha sinh ra trong xác thịt (xin xem 1 Nê Phi 11:13–22). Ngài được gửi đến đây để làm theo ý muốn của Cha Ngài—để chuộc tội lỗi cho tất cả nhân loại (xin xem Giăng 3:16–17).

Những điều để suy nghĩ 

  • Kế hoạch của Thượng Đế để cứu rỗi con cái của Ngài đòi hỏi một “sự hy sinh vô hạn và vĩnh cửu” mà không có con vật hay con người nào có thể làm tròn được. Phải có sự hy sinh của Con Trai của Thượng Đế. (Xin xem An Ma 34:9–14.) Chúng ta biết gì về tính chất của sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô mà đã làm cho Ngài có thể thực hiện “sự hy sinh vô hạn và vĩnh cửu” cần thiết trong kế hoạch của Thượng Đế? Cha Thiên Thượng chưa mặc khải tiến trình mà qua đó Chúa Giê Su trở thành Con Trai Độc Sinh của Ngài trên thế gian; chúng ta chỉ biết điều đã được chia sẻ trong thánh thư—ví dụ, Ma Thi Ơ 1:18–25; Lu Ca 1:26–35; Mô Si A 15:1–3; và An Ma 7:9–10.

  • Trong bài nói chuyện của ông “The Wondrous and True Story of Christmas,” Chủ Tịch Gordon B. Hinckley đã nói: “Sẽ không có lễ Giáng Sinh nếu không có lễ Phục Sinh. Hài đồng Giê Su ở Bết Lê Hem sẽ chỉ là một hài đồng bình thường nếu không có Đấng Ky Tô cứu chuộc ở Vườn Ghết Sê Ma Nê và Đồi Sọ, và sự kiện đắc thắng của Sự Phục Sinh. … Tôi ước rằng mỗi anh chị em dành ra một thời gian, có lẽ chỉ một giờ đồng hồ, để lặng lẽ suy ngẫm và thầm ngẫm nghĩ về sự kỳ diệu và vẻ uy nghi của Ngài, Con Trai của Thượng Đế.” Tại sao là điều quan trọng để liên kết sự kiện này ở Bết Lê Hem với những sự kiện ở Vườn Ghết Sê Ma Nê và Đồi Sọ?

Sinh hoạt học hỏi với người khác 

  • Nhiều nền văn hóa mừng sự giáng sinh của Đấng Ky Tô với truyền thống tặng quà. Xem lại một số ân tứ mà Chủ Tịch Russell M. Nelson nhấn mạnh trong bài nói chuyện của ông “Bốn Ân Tứ mà Chúa Giê Su Ky Tô Ban cho Anh Chị Em.” Hỏi: “Một số ân tứ nào từ Chúa Giê Su Ky Tô đã tạo ra một sự khác biệt trong cuộc sống của anh chị em?”

Tìm hiểu thêm 

Những Nguồn Tài Liệu Khác về Sự Giáng Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô

Ghi Chú

  1. Russell M. Nelson, “Divine Gifts” (Buổi họp đặc biệt giáng sinh của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, ngày 6 tháng Mười Hai năm 2020), Gospel Library.

  2. Ezra Taft Benson, “Five Marks of the Divinity of Jesus Christ,” Ensign, tháng Mười Hai năm 2001, trang 10–11.

  3. Gordon B. Hinckley, “The Wondrous and True Story of Christmas,” Ensign, tháng Mười Hai năm 2000, trang 5.

  4. Russell M. Nelson, “Bốn Ân Tứ mà Chúa Giê Su Ky Tô Ban cho Anh Chị Em” (Buổi họp đặc biệt Giáng Sinh của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, ngày 2 tháng Mười Hai năm 2018), Thư Viện Phúc Âm.

In