“Tập trung vào các lẽ thật mà dẫn đến sự cải đạo và xây đắp đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô,” Các Kỹ Năng Phát Triển dành cho Giảng Viên (2022)
“Tập trung vào các lẽ thật mà dẫn đến sự cải đạo và xây đắp đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô,” Các Kỹ Năng Phát Triển dành cho Giảng Viên
Giảng Dạy Giáo Lý
Tập trung vào các lẽ thật mà dẫn đến sự cải đạo và xây đắp đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.
Kỹ năng: Đặt ra những câu hỏi mà giúp học viên nhận ra và nêu ra các nguyên tắc cải đạo.
Định nghĩa
Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã nói: “Một nguyên tắc cải đạo là một nguyên tắc dẫn đến việc tuân theo ý muốn của Thượng Đế” (“Converting Principles” [bài nói chuyện tại một buổi họp tối với Anh Cả L. Tom Perry, ngày 2 tháng Hai năm 1996], trang 1). Một cách để giúp học viên nhận ra và các nguyên tắc cải đạo là hỏi họ một câu hỏi tra cứu mà khuyến khích họ tìm kiếm các cụm từ giúp chúng ta gia tăng đức tin và sự vâng lời theo ý muốn của Thượng Đế. Một cách khác để giúp họ nhận ra và nêu ra các nguyên tắc cải đạo là đặt ra những câu hỏi tiếp theo sau khi một học viên đã chia sẻ một câu chuyện, kinh nghiệm, hoặc lời giải thích. Các câu hỏi tiếp theo mời học viên nói lại những lời phát biểu của họ theo một cách đơn giản mà xây đắp đức tin nơi Đấng Ky Tô và sự sẵn lòng để tuân theo ý muốn của Thượng Đế.
Mẫu
Những câu hỏi để tra cứu:
-
Khi anh chị em tra cứu Giáo Lý và Giao Ước 121:41–46, anh chị em thấy những cụm từ nào có thể soi dẫn anh chị em để vâng lời và có đức tin nơi ý muốn của Thượng Đế?
-
Khi đọc Giô Suê 1:5–9, anh chị em nhận thấy điều gì giúp mình muốn làm theo ý muốn của Thượng Đế?
-
Lẽ thật nào anh chị em tìm thấy trong Ma Thi Ơ 7:7–12 mà sẽ giúp xây đắp đức tin của anh chị em nơi Chúa Giê Su Ky Tô và noi theo Ngài?
Những câu hỏi tương tự này có thể được thay đổi một chút để tạo thành các câu hỏi tiếp theo nhằm giúp học viên nêu ra một nguyên tắc cải đạo.
Kinh nghiệm của học viên: Maria chia sẻ một kinh nghiệm trong đó việc đặt một câu hỏi trong khi cầu nguyện đã dẫn đến một câu trả lời mà em ấy không muốn.
Câu hỏi của giảng viên: “Trong một cụm từ, các em đã học được điều gì từ kinh nghiệm đó mà có thể giúp người khác có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và tuân theo sự hướng dẫn của Ngài?”
Lời giải thích của học viên: Kyle vừa chia sẻ một lời giải thích tuyệt vời nhưng dài dòng về điều em ấy đã học được trong phần học thánh thư của mình đêm hôm trước.
Câu hỏi của giảng viên: “Nói một cách đơn giản, các em đã học được điều gì mà sẽ giúp mình đến gần Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn?”
Câu chuyện của học viên: Katana chia sẻ một câu chuyện về cách em ấy tuân theo luật thập phân ngay cả khi điều đó rất khó.
Câu Hỏi của Giảng Viên: “Tóm lại, điều gì về kinh nghiệm đó sẽ giúp các em tiếp tục có đức tin nơi Đấng Ky Tô khi mà việc noi theo Ngài có thể là khó?”
Bấm vào đây để xem video của mẫu này.
Thực tập
Viết các câu hỏi tìm kiếm cho các đoạn thánh thư sau đây:
Viết một câu hỏi tiếp theo cho từng tình huống để giúp học viên nêu ra một nguyên tắc cải đạo:
-
Elena đã chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân tuyệt vời với việc tuân theo một sự thúc giục từ Thánh Linh.
-
Chris đưa ra một lời giải thích tuyệt vời về điều mà em ấy đã học được từ câu chuyện về Đa Vít và Gô Li Át.
-
Mele đã chia sẻ một câu chuyện cá nhân về việc tìm đến Chúa Giê Su Ky Tô khi một người trong gia đình qua đời.
Thảo Luận hoặc Suy Ngẫm
-
Anh chị em đang học được điều gì về việc giúp học viên tập trung vào các nguyên tắc cải đạo?
-
Làm thế nào mà cách thực tập này lại có thể giúp học viên giảng dạy giáo lý như được tìm thấy trong lời của Thượng Đế?
Kết Hợp
Trong buổi huấn luyện này, anh chị em đã thực tập hai kỹ năng mà giúp học viên nhận ra và nêu ra các nguyên tắc cải đạo: câu hỏi tra cứu và câu hỏi tiếp theo. Khi anh chị em nghĩ về học viên của mình, hãy chọn một kỹ năng để kết hợp mà sẽ có lợi nhất cho họ. Tuần này, khi anh chị em chuẩn bị mỗi đoạn thánh thư, hãy tiếp tục tự hỏi: “Làm thế nào tôi có thể giúp học viên nhận ra và nêu ra một nguyên tắc cải đạo?” Anh chị em có thể viết xuống câu hỏi đó như là một lời nhắc nhở mang bên mình khi anh chị em chuẩn bị.
Sau khi anh chị em viết một câu hỏi mà giúp học viên nhận ra hoặc nêu ra một nguyên tắc cải đạo, hãy thử tưởng tượng xem học viên sẽ trả lời nguyên tắc đó như thế nào. Nếu anh chị em tưởng tượng họ nói về một nguyên tắc cải đạo, thì hãy giữ nguyên tắc đó. Nếu anh chị em tưởng tượng học sinh đang gặp khó khăn để nêu ra một nguyên tắc cải đạo, thì hãy thay đổi câu hỏi sao cho câu hỏi đó giúp đạt được kết quả như mong muốn.
Muốn thêm thông tin?
-
David A. Bednar, “Các Nguyên Tắc Phúc Âm của Ta,” đại hội trung ương, tháng Tư năm 2021
-
Henry B. Eyring, “The Power of Teaching Doctrine,” đại hội trung ương, tháng Tư năm 1999