Các Buổi Họp Đặc Biệt Devotional Toàn Cầu
Thụ Nhận Sự Sáng


Thụ Nhận Sự Sáng

Một Buổi Họp Tối với Anh Cả LynnG. Robbins Buổi Họp Đặc Biệt Devotional Toàn Cầu dành cho Những Thành Niên Trẻ Tuổi • Ngày 3tháng Năm năm 2015 • Đại Thính Đường Salt Lake

Thật là một ca đoàn tuyệt vời. Xin cám ơn vô cùng và thưa Chủ Tịch Broadbent, cám ơn chủ tịch về lời giới thiệu ân cần đó. Tôi biết ơn về lời cầu nguyện mở đầu để Thánh Linh được ở với chúng ta ở đây đêm nay. Các em thân mến, chào mừng các em đến tham dự Buổi Họp Đặc Biệt Devotional Toàn Cầu này dành cho Những Người Thành Niên Trẻ Tuổi, và tôi đặc biệt chào mừng các em sẽ tốt nghiệp lớp giáo lý trong năm nay—đó là một thành tích đáng khen ngợi và là bằng chứng về đức tin và tình yêu mến của các em đối với Chúa. Tôi mời các em hãy noi theo tấm gương của nhiều người khác đang có mặt ở đây buổi tối hôm nay và tiếp tục công cuộc học hỏi về phần thuộc linh của mình trong một viện giáo lý tôn giáo địa phương hay tại một trường đại học của Giáo Hội. Tôi hứa với các em rằng các em sẽ tiếp tục nhận được sự hướng dẫn quan trọng cho tất cả các quyết định quan trọng khác trong cuộc sống của mình, cũng như gặp gỡ những người sẽ có một ảnh hưởng đáng kể trong cuộc sống của các em.

Buổi tối hôm nay, các em sẽ nghe tôi làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài. Các em sẽ nghe tôi dùng từ “Tôi biết.” Tôi muốn mô tả cho các em cách tôi đã tiến đến việc biết rằng Ngài là Vị Nam Tử thật sự của Thượng Đế, Đấng Cứu Chuộc và Đấng Cứu Rỗi của thế gian, và phúc âm của Ngài là chân chính như thế nào.

Tôi cũng muốn giúp các em khám phá ra rằng chứng ngôn của các em về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài là vững mạnh nhiều hơn các em có thể tưởng tượng được.

Chứng Ngôn của Tôi Nằm Ở Đâu trên Biểu Đồ Minh Họa về Đức Tin?

Tôi muốn bắt đầu bằng cách mời các em tự thầm đánh giá mình. Hãy nhìn vào hàng ngang trên biểu đồ này và cho chứng ngôn của các em một số điểm trên biểu đồ minh họa về đức tin này.

Hình Ảnh
Slide from a Powerpoint presentation given by Elder Lynn G. Robbins for May 3, 2015 CES Devotional.

Ở bên dưới cùng là người vô thần. Chúng ta sẽ ghi điểm 0 cho người vô thần. Điểm cao nhất là 10, tượng trưng cho một sự hiểu biết hoàn hảo về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài. Các em sẽ tự đặt mình vào nơi nào ở trên biểu đồ minh họa này? Tôi nghĩ rằng nhiều em sẽ tự cho mình một số điểm thấp hơn là số điểm các em xứng đáng nhận được.

Hãy nhớ rằng số điểm do các em tự cho mình để xem nó có gia tăng không trong phần trình bày này khi chúng ta thảo luận nhiều cách mà việc gia tăng đức tin có thể củng cố một chứng ngôn và làm thế nào mỗi cách này giúp chúng ta tiến lên trên biểu đồ minh họa về đức tin và nhận được sự bình an và hạnh phúc nhiều hơn.

An Ma mời gọi mỗi người nên thực hiện bước đầu tiên trên biểu đồ minh họa đức tin với “việc trắc nghiệm những lời nói của tôi đây, và vận dụng một chút ít đức tin, phải, ngay cả nếu các người không thể làm gì khác hơn là muốn tin(An Ma 32:27; sự nhấn mạnh được thêm vào).

Hình Ảnh
Slide from a Powerpoint presentation given by Elder Lynn G. Robbins for May 3, 2015 CES Devotional.

Ước Muốn

Chi tiết sau đây minh họa sự khôn ngoan trong việc có được hoặc thực hiện bước đầu tiên để có được ước muốn.

Thần đồng người Pháp, nhà toán học, và nhà phát minh Blaise Pascal sinh vào năm 1623. Trong số những khám phá khác của ông là lý thuyết toán học về xác suất, mà đã mang đến cho khoa học lý thuyết lựa chọn hợp lý hoặc một phương pháp hợp lý để chọn những quyết định tối ưu. Với lý thuyết quyết định, Pascal đã khôn ngoan nhận xét rằng trong cuộc sống, con người không thể tránh sự đánh cược lớn nhất của cuộc đời: về việc có hay không có Thượng Đế. Lý thuyết này đã được biết đến là Triết Lý Đặt Cược của Pascal, với cuộc đời của một người---hoặc cụ thể hơn, cuộc sống vĩnh cửu của một người--đang lâm nguy như được mô tả trong biểu đồ minh họa này:

Hình Ảnh
Slide from a Powerpoint presentation given by Elder Lynn G. Robbins for May 3, 2015 CES Devotional.

Có hai lựa chọn trong các tiêu đề của cột: Có Thượng Đế hay không có Thượng Đế. Trong các hàng cũng có hai lựa chọn: Tôi có thể chọn để tin hay không tin.

Các kết quả có thể được phối hợp như sau:

  • Nếu Thượng Đế hiện hữu và tôi tin cùng hành động thích hợp, tôi có thể hưởng được cuộc sống vĩnh cửu.

  • Nếu tôi tin và không có Thượng Đế thì tôi chẳng mất gì cả.

  • Nếu tôi không tin cũng không tôn vinh hay vâng lời Thượng Đế và Ngài hiện hữu thì tôi không được hưởng cuộc sống vĩnh cửu.

  • Nếu tôi không tin và Thượng Đế không hiện hữu thì tôi không đạt được điều gì cả.

  • Triết Lý Đặt Cược của Pascal cho rằng các quyết định tối ưu là tin vào sự tồn tại của Thượng Đế và rằng chỉ có một kẻ ngốc sẽ đặt cược chống lại sự hiện hữu của Thượng Đế, vì ông có tất cả mọi thứ để mất và không có gì để đạt được.

Người con trai hoang phí sẽ cho rằng điều mình mất là cơ hội để “ăn, uống, và vui chơi thỏa thích”(2 Nê Phi 28:7)—một giải thưởng khuyến khích nghèo nàn khi ta xem điều gì đang lâm nguy. Anh ta có thể “vui mừng cho công việc của [mình] có một thời gian mà thôi, [nhưng] rồi khi ngày cuối cùng đến” (3 Nê Phi 27:11). Ước mơ vui chơi và say sưa chè chén của anh ta trở thành một cơn ác mộng sống khi cuối cùng anh ta cũng tỉnh mộng về trải nghiệm tiêu cực của hành động của mình trong cuộc sống này và tự khám phá ra rằng “sự tà ác có bao giờ là hạnh phúc đâu” (An Ma 41:10) và về sau, vào ngày phán xét, khi người ấy “sẽ thú nhận trước mặt Thượng Đế rằng, những sự phán xét của Ngài thì công bình” (Mô Si A 16:1). Đúng lúc người này biết rằng mình đã bị kẻ chuyên lừa gạt lừa dối với nỗi đau khổ trá hình thành niềm hoan lạc. Do đó, “Lòng con chớ phân bì với kẻ hung ác” (Châm Ngôn 23:17).

May thay có một cơ hội thứ hai cho người con trai hoang phí---đó là một trong những bài học tuyệt vời mà Đấng Cứu Rỗi mong muốn chúng ta học hỏi từ chuyện ngụ ngôn này (xin xem Lu Ca 15: 11–32).

Trồng Hạt Giống---Bắt Đầu Học Hỏi

An Ma mô tả bước kế tiếp:

“Xin hãy để cho sự mong muốn này tác động trong các người, cho đến khi các người tin ngõ hầu các người có thể chừa được chỗ cho một phần nào những lời tôi nói.

“Giờ đây chúng ta hãy so sánh lời của Thượng Đế như một hạt giống. Này, nếu các người chừa một chỗ để cho hạt giống … được trồng trong tim các người” (An Ma 32:27–28; sự nhấn mạnh được thêm vào).

Hình Ảnh
Slide from a Powerpoint presentation given by Elder Lynn G. Robbins for May 3, 2015 CES Devotional.

Việc trồng hạt giống có nghĩa là các em hiện đã hành động theo ước muốn với một nỗi tò mò đầy soi dẫn trong cuộc thử nghiệm. Bây giờ các em đã bắt đầu tiến trình học hỏi.

Theo thánh thư thì tiến trình học hỏi này nên tiếp diễn trong hai cách: “Và vì tất cả các ngươi đều không có đức tin, nên các ngươi phải siêng năng tìm hiểu và dạy cho nhau những lời thông sáng; phải, các ngươi phải tìm kiếm những lời thông sáng trong những sách hay nhất; hãy tìm kiếm sự hiểu biết, ngay cả bằng cách học hỏi và cũng bằng đức tin” (GLGƯ 88:118; sự nhấn mạnh được thêm vào).

Thánh thư cũng dạy chúng ta về hai cách học hỏi mà qua đó Thánh Linh dạy chúng ta:

“Phải, này, ta sẽ nói trong trí của ngươi và trong tâm của ngươi bởi Đức Thánh Linh, là Đấng sẽ đến với ngươi và sẽ ngự trong tâm ngươi.

“Giờ đây, này, đây là tinh thần mặc khải” (GLGƯ 8:2–3; sự nhấn mạnh được thêm vào).

Điều Chỉnh Các Phương Pháp Học Hỏi và Các Kênh Học Hỏi

Trước khi trở lại với biểu đồ minh họa về đức tin, tôi muốn minh họa mối tương quan giữa hai phương pháp học hỏi và hai kênh học hỏi. Việc sử dụng hai kênh này nên mang đến cho các em một số thông tin hữu ích về cách chúng ta tiếp tục tiến lên theo biểu đồ minh họa về đức tin.

Hình Ảnh
Slide from a Powerpoint presentation given by Elder Lynn G. Robbins for May 3, 2015 CES Devotional.

Khi Joseph Smith học về sự cầu nguyện bằng cách nghiên cứu, ông đã đọc trong Kinh Thánh: “Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời, là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi, không trách móc ai, thì kẻ ấy sẽ được ban cho” (Gia Cơ 1:5).

Joseph học về sự cầu nguyện bằng đức tin khi ông đã hành động theo niềm tin của ông và đi vào Khu Rừng Thiêng Liêng và cầu nguyện.

Ở phía trên của biểu đồ minh họa là hai kênh học tập---tâm trí và tâm hồn.

Liên Kết Việc Học Hỏi bằng Cách Nghiên Cứu với Tâm Trí

Khi chúng ta tìm cách học hỏi bằng cách nghiên cứu, Chúa nói với tâm trí của chúng ta theo hình thức của những ý nghĩ đầy soi dẫn. Trong số những từ có thể có liên hệ với giao điểm của “Sự Nghiên Cứu” và “Tâm Trí,” chúng ta có thể thêm những điều sau đây: những suy nghĩ, mối quan tâm, óc tò mò, xem xét, học hỏi, tìm kiếm, cân nhắc, những câu hỏi và sự suy ngẫm.

Hình Ảnh
Slide from a Powerpoint presentation given by Elder Lynn G. Robbins for May 3, 2015 CES Devotional.

Những câu hỏi đầy soi dẫn khiến cho một người phải suy ngẫm, và việc suy ngẫm dưới ảnh hưởng của Thánh Linh sẽ đưa các em đến mức độ học hỏi cao hơn, là nơi việc nghiên cứu liên kết với tấm lòng.

Liên Kết Tấm Lòng với Việc Học Hỏi bằng Cách Nghiên Cứu

Việc các em suy ngẫm là điều đang vun trồng hạt giống, và hạt giống đó bắt đầu nảy mầm, và các em bắt đầu có những cảm nghĩ được Thánh Linh soi dẫn. Đó là tấm lòng, hoặc những cảm nghĩ được soi dẫn, làm thay đổi một ý nghĩ thành một niềm tin.

Hình Ảnh
Slide from a Powerpoint presentation given by Elder Lynn G. Robbins for May 3, 2015 CES Devotional.

An Ma nói như sau: “Nếu quả đó là một hạt giống chân thật hay một hạt giống tốt, nếu các người không liệng hạt giống ấy ra ngoài vì lòng không tin tưởng, khiến cho các người chống lại Thánh Linh của Chúa, này, hạt giống ấy sẽ bắt đầu nẩy nở trong lồng ngực các người; và khi các người cảm thấy sự nẩy nở ấy đang tiến triển thì các người sẽ bắt đầu tự nhủ với mình rằng---Chắc đây phải là một hạt giống tốt, hay là lời của Thượng Đế tốt, vì nó bắt đầu mở rộng tâm hồn ta; phải, vì nó bắt đầu soi sáng sự hiểu biết của ta; phải, nó bắt đầu trở thành ngon ngọt đối với ta” ( An Ma 32:28; sự nhấn mạnh được thêm vào).

Trong khi chúng ta thường liên kết từ hiểu với tâm trí, thì có nhiều thánh thư liên kết sự hiểu biết với tấm lòng chẳng hạn như “và lòng họ được mở ra, khiến họ hiểu trong lòng những lời mà Ngài đã cầu nguyện” (3 Nê Phi 19:33). Khi đề cập đến Gia Cơ 1:5, thiếu niên Joseph nói: “Thật chưa có một đoạn thánh thư nào lại có tác dụng xúc động tâm hồn con người mãnh liệt bằng đoạn thánh thư này đối với tôi lúc bấy giờ” (Joseph Smith-Lịch Sử 1:12).

Cùng với những cảm nghĩ đó, An Ma nói: “Giờ đây này, việc ấy không làm tăng thêm đức tin cho các người hay sao? Tôi nói cho các người hay: Có; tuy nhiên nó chưa tăng trưởng cho tới một sự hiểu biết hoàn hảo” (An Ma 32:29; sự nhấn mạnh được thêm vào).

Đó chưa phải là một sự hiểu biết hoàn hảo. Tuy nhiên, với tấm lòng cảm động, sự hiểu biết soi dẫn chúng ta để tiếp tục tiến triển trên biểu đồ minh họa về đức tin. Đối với Joseph, sự hiểu biết đó đã soi dẫn cho ông để hành động và chấp nhận lời mời của thánh thư để cầu nguyện. Ông sẽ không thể “nhận được bằng chứng cho đến khi đức tin của các người đã được thử thách” (Ê The 12:6).

Liên Kết Việc Học Hỏi bằng Đức Tin với Tâm Trí

Việc học hỏi bằng đức tin đòi hỏi phải hành động theo những cảm tưởng và niềm tin.1 Đấng Cứu Rỗi đưa ra chính lời mời này để học hỏi bằng đức tin khi Ngài phán: “Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì sẽ biết đạo lý ta có phải là bởi Đức Chúa Trời, hay là ta nói theo ý ta” (Giăng 7:17; sự nhấn mạnh được thêm vào). Trong câu này, Đấng Cứu Rỗi dạy chúng ta rằng làm là hành động của đức tin mà biến một niềm tin thành sự hiểu biết. Ngài đã khuyên nhủ kẻ không tin: “Dầu các ngươi chẳng tin ta, hãy tin những việc ta, để các ngươi hiểu và biết rằng Cha ở trong ta và ta ở trong Cha” (Giăng 10:38; sự nhấn mạnh được thêm vào).

Khi đề cập đến từ biết, An Ma nói:

“Và bây giờ, này, vì các người đã thử trắc nghiệm, và đã trồng hạt giống và nó đã nẩy mầm và bắt đầu mọc, nên các người cần phải biết rằng đó là hạt giống tốt.

“Và giờ đây, này, sự hiểu biết của các người đã hoàn hảo chưa? Phải, sự hiểu biết của các người về việc đó đã được hoàn hảo rồi, và đức tin của các người nằm ngủ im lìm và sỡ dĩ như vậy là vì các người đã biết, … sự hiểu biết của các người bắt đầu được sáng tỏ và tâm trí các người cũng đang bắt đầu cởi mở” (An Ma 32:33–34; sự nhấn mạnh được thêm vào).

Hành động theo đức tin đã mang đến cho các em sự hiểu biết.

Trong số những lời khác chúng ta có thể kết hợp với việc học hỏi bằng đức tin và tâm trí, thì chúng ta có thể thêm vào điều sau đây: sự hiểu biết hoàn hảo (về điều đó), cầu nguyện, hối cải, thay đổi hành vi, vâng lời, những kinh nghiệm, và sự thụ nhận.

Hình Ảnh
Slide from a Powerpoint presentation given by Elder Lynn G. Robbins for May 3, 2015 CES Devotional.

An Ma sử dụng động từ thụ nhận một cách rất kỳ lạ khi ông đề cập đến việc thụ nhận được sự sáng. Chúng ta hãy nghe:

“Ôi vậy thì sự đó không phải là có thật hay sao? Tôi nói cho các người hay, có, vì đó là ánh sáng; và bất cứ cái gì sáng sủa cũng điều tốt cả; vì nó có thể được phân biệt; vì thế mà các người phải biết là nó tốt; và giờ đây này, sau khi các người đã thụ nhận được sự sáng này thì sự hiểu biết của các người đã được hoàn hảo chưa?

“Này, tôi nói cho các người hay; Chưa; và các người lại càng không được dẹp đức tin qua một bên, vì các người chỉ mới vận dụng đức tin của mình để trồng hạt giống ngõ hầu các người có thể trắc nghiệm xem hạt giống đó có tốt không” (An Ma 32:35–36; sự nhấn mạnh được thêm vào).

Chính là việc thụ nhận và thưởng thức sự sáng mà đã mang đến cho các em một sự hiểu biết hoàn hảo trong điều đó, hoặc bằng cách biết rằng hạt giống là tốt. Sự sáng đang mời gọi các em đến với Chúa Giê Su Ky Tô “và quyền năng của Thượng Đế làm nhiều phép lạ trong [các em] … và đã [cải đạo các em] theo Chúa” ( An Ma 23:6).

Liên Kết Việc Học Hỏi bằng Đức Tin với Tấm Lòng

An Ma nói tiếp: “Và này, khi cây vừa bắt đầu mọc lên, các người sẽ bảo rằng: Chúng ta hãy nuôi dưỡng cây này một cách hết sức cẩn thận, … với sự chuyên tâm lớn lao, và sự kiên nhẫn trong niềm hy vọng trông chờ thành quả của nó. …

“…  Chẳng bao lâu các người sẽ gặt hái [hoặc nếm] được trái của nó là trái quý giá nhất” (An Ma 32:37, 41–42; sự nhấn mạnh được thêm vào).

Hình Ảnh
Slide from a Powerpoint presentation given by Elder Lynn G. Robbins for May 3, 2015 CES Devotional.

Việc nếm trái cây đó thúc đẩy chúng ta đến giao điểm của việc học hỏi bằng đức tin và tấm lòng. Chúng ta tự khám phá ở đây rằng trái cây quả thật là ngọt ngào và quý giá. Việc noi theo Chúa Giê Su Ky Tô, và làm theo ý muốn của Ngài cho phép chúng ta thụ nhận Sự Chuộc Tội của Ngài và phúc âm theo nhiều cách. Trong tiến trình trước đó, lòng chúng ta đã cảm động vô cùng. Giờ đây “một sự thay đổi lớn lao trong lòng” đang diễn ra, như được An Ma mô tả (An Ma 5:12(), và Thánh Linh đang (biến kinh nghiệm và sự hiểu biết của chúng ta thành sự cải đạo.(

Khi được “cải đạo theo Chúa” (An Ma 23:8), chúng ta noi theo Đấng Cứu Rỗi bằng cách chịu phép báp têm và tiếp nhận ân tứ của (Đức Thánh Linh.( Khi “nếm trái cây” của phúc âm, chúng ta nhận được nhiều phước lànhniềm vui và hạnh phúc đến nỗi chúng ta muốn chia sẻ trái cây ấy với người khác, cũng giống như Lê Hi đã làm: “Và khi ăn trái cây ấy, nó làm cho tâm hồn cha chan hòa một niềm hân hoan cực độ; vậy nên, cha bèn muốn cho cả gia đình mình cũng được nếm trái ấy; vì cha biết rằng đó là một thứ trái cây hấp dẫn hơn hết mọi thứ trái cây khác” (1 Nê Phi 8:12).

Việc được “cải đạo theo Chúa,” theo nghĩa đen, là sự thay đổi lớn lao và chuyển đổi để trở thành giống như Chúa Giê Su Ky Tô, bằng cách “chịu theo những sự khuyên dỗ của Đức Thánh Linh, cởi bỏ con người thiên nhiên của mình, và trở nên một thánh hữu nhờ sự chuộc tội của Đấng Ky Tô, là Chúa” ( Mô Si A 3:19). Trong một ý nghĩa toàn diện hơn của từ này, sự cải đạo của chúng ta sẽ không được trọn vẹn cho đến khi chúng ta đã trưởng thành về phần thuộc linh “được tầm thước vóc giạc trọn vẹn của Đấng Ky Tô” ( Ê Phê Sô 4:13). Đây sẽ là một sự theo đuổi suốt đời và hành trình của đức tin nơi Ngài và với ân điển hoặc sự giúp đỡ thiêng liêng của Ngài (xin xem 2   Nê Phi 25:23).

Sự cải đạo suốt đời này rõ ràng sẽ đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nuôi dưỡng phần mình để tránh ảnh hưởng héo khô như đã được An Ma mô tả: “Nhưng nếu các người xao lãng và không chăm lo nuôi dưỡng cây, này, nó sẽ chẳng mọc được rễ; và khi ánh nắng mặt trời chiếu xuống và thiêu đốt nó, thì nó sẽ héo khô đi“ (An Ma 32:38).

“Vậy nên, các người phải tiến tới với một sự trì chí trong Đấng Ky Tô, với một niềm hy vọng hết sức sán lạn, và với tình yêu thương Thượng Đế và mọi người. Vậy nên, nếu các người tiến tới, nuôi dưỡng lời của Đấng Ky Tô, và kiên trì đến cùng, này, Đức Chúa Cha có phán rằng: Các ngươi sẽ có được cuộc sống vĩnh cửu” (2 Nê Phi 31:20; sự nhấn mạnh được thêm vào).

Hình Ảnh
Slide from a Powerpoint presentation given by Elder Lynn G. Robbins for May 3, 2015 CES Devotional.

Sự thay đổi lớn lao và cải đạo này không có nghĩa là chúng ta sẽ không còn thắc mắc nữa. Tuy nhiên, sau khi thụ nhận sự sáng, những thắc mắc cần phải tạo ra trong chúng ta một ước muốn để tiếp tục học hỏi hơn là gây ra những mối nghi ngờ mà có thể làm héo mòn đức tin ngày càng tăng trưởng của chúng ta. “Và bất cứ ai tin vào danh ta mà không nghi ngờ, thì ta sẽ xác nhận tất cả lời nói của ta với họ” (Mặc Môn 9:25).

Việc có thắc mắc là tốt. Những thắc mắc khiến chúng ta phải suy ngẫm, tìm kiếm, và cầu nguyện. Joseph Smith đã tiếp tục có những thắc mắc trong suốt cuộc đời của ông. Hầu như mỗi tiết của Giáo Lý và Giao Ước đã được mặc khải qua ông đều là kết quả của một điều thắc mắc mà ông đã dâng lên Chúa trong lời cầu nguyện, từng hàng chữ một, và từng lời giáo huấn một. Đây cũng là cách mà Đấng Cứu Rỗi đã học: “Và lúc đầu, Ngài không nhận được sự trọn vẹn, nhưng Ngài tiếp tục nhận được từ ân điển này đến ân điển khác, cho đến khi Ngài nhận được sự trọn vẹn” (GLGƯ 93:13).

Một Sự Hiểu Biết Hoàn Hảo

Quay trở lại với biểu đồ minh họa đức tin của mình, chúng ta ghi ở phía trên câu sau “sự hiểu biết hoàn hảo của Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài.”

Hình Ảnh
Slide from a Powerpoint presentation given by Elder Lynn G. Robbins for May 3, 2015 CES Devotional.

Chúng ta hãy xem xét cụm từ “sự hiểu biết hoàn hảo.” Khi đề cập đến việc “thụ nhận sự sáng,” An Ma đã dạy rằng “sự hiểu biết của các người về việc đó đã được hoàn hảo rồi” (An Ma 32:34). Trong câu sau đây, hãy tìm kiếm việc tiên tri Mặc Môn cũng sử dụng cùng một cụm từ “sự hiểu biết hoàn hảo,” khi ông thêm vào lời chứng của ông về cũng ánh sáng đó:

“Vì này, hỡi đồng bào, các người được ban cho quyền xét đoán, để các người có thể biết phân biệt được thiện và ác, và cách xét đoán rất minh bạch, để các người có thể hiểu được một cách rõ ràng, chẳng khác chi ánh sáng ban ngày đối với bóng tối ban đêm vậy.

“Vì này, Thánh Linh của Đấng Ky Tô được ban cho mọi người, để họ có thể biết phân biệt được thiện và ác; vậy nên, tôi chỉ cho các người biết cách xét đoán; vì bất cứ việc gì mời mọc làm điều thiện, và thuyết phục để tin nơi Đấng Ky Tô, đều do quyền năng và ân tứ của Đấng Ky Tô đưa lại; vậy nên các người có thể hiểu biết một cách rõ ràng rằng điều đó do Thượng Đế mà ra. ...

“Và giờ đây, hỡi đồng bào, vì các người biết được sự sáng mà nhờ đó các người có thể xét đoán, sự sáng này là ánh sáng của Đấng Ky Tô, nên các người hãy lưu ý để khỏi xét đoán sai lầm” (Mô Rô Ni 7:15–16, 18; sự nhấn mạnh được thêm vàosự nhấn mạnh được thêm vào).

Cả hai vị tiên tri đều làm chứng rằng đó là Ánh Sáng của Đấng Ky Tô mà mang đến cho chúng ta một sự hiểu biết hoàn hảo về lẽ thật. Ngay cả những người trên thế gian cũng nhận ra rằng họ có một cảm giác bên trong lòng về điều đúng và điều sai. Họ thừa nhận Ánh Sáng của Đấng Ky Tô trong việc sử dụng từ lương tâm, là từ xuất phát từ tiếng La Tinh conscientia, hay “sự hiểu biết ở bên trong một người.”2

Với ánh sáng đó làm dấu ấn của chúng ta về lẽ thật, chúng ta tiếp tục tiến lên trên biểu đồ minh họa đức tin từng hàng chữ một và từng lời giáo huấn một (xem 2 Nê Phi 28:30; D&C 98:12; 128: 21), “và bởi quyền năng của Đức Thánh Linh, các người sẽ có thể biết được lẽ thật của tất cả mọi điều” (Mô Rô Ni 10:5; sự nhấn mạnh được thêm vào).

Chỉ trong một giây lát nữa chúng ta sẽ thực sự thử cuộc trắc nghiệm của An Ma để các em có thể được nhắc nhở về việc thụ nhận ánh sáng sẽ như thế nào và điều này mang lại cho các em một sự hiểu biết hoàn hảo như thế nào.

Sự Tương Phản Cho Thấy Lẽ Thật

Trước khi tiến hành cuộc trắc nghiệm, điều quan trọng là phải nhận ra một yếu tố cần thiết khác trong tiến trình này. Chúng ta được dạy trong 2 Nê Phi  2 rằng “cần phải có sự tương phản trong mọi sự việc” (2 Nê Phi 2:11). Nhân loại “nếm mùi cay đắng, để [họ] có thể hiểu giá trị của điều thiện” (Môi Se 6:55). Ví dụ, sức khỏe là chủ yếu nhằm nghiên cứu điều trái ngược với sức khỏe, đó là ốm đau và bệnh tật; tự do là để nhằm nghiên cứu sự áp bức và nô lệ; hạnh phúc là để nhằm nghiên cứu với nỗi buồn; và vân vân. Và cũng giống như phép lạ nhỏ của con đom đóm, thì ánh sáng sẽ không thấy được nếu không có bóng tối.

Sự tương phản là thiết yếu đối với học vấn và hạnh phúc của chúng ta. Nếu không có sự tương phản, thì lẽ thật vẫn bị ẩn giấu ở nơi dễ thấy, giống như xem thường không khí cho đến lúc ta nghẹt thở. Vì Ánh Sáng của Đấng Ky Tô luôn hiện hữu, nên nhiều người không nhận ra Thánh Linh trong cuộc sống của họ, giống như dân La Man trong 3 Nê Phi 9:20 “đã được báp têm bằng lửa và bằng Đức Thánh Linh mà họ không hay biết điều đó.”

Sự tương phản không những cho thấy hoặc để lộ cho thấy lẽ thật mà còn biểu hiện quyền năng, niềm vui và sự tuyệt vời vốn có của nó nữa. Ví dụ, đứa con trai hoang phí đã phải trải qua những thử thách gay go thì mới nhận biết rằng anh ta đã bỏ lại ở nhà và xem thường một cuộc sống tuyệt vời biết bao trong thời niên thiếu của mình.

Chính là qua nỗi đau đớn và bệnh tật mà chúng ta mới tiến đến việc quý trọng sức khỏe của mình. Vì là nạn nhân của tính bất lương nên chúng ta trân quý tính liêm khiết. Vì trải qua sự bất công hay bị đối xử tàn ác nên chúng ta trân trọng tình yêu thương và lòng tử tế---tất cả với một sự “hiểu biết hoàn hảo,” vì đã nếm trái cây của mỗi sự hiểu biết đó bằng ánh sáng đang ở bên trong chúng ta. Sự hiểu biết hoàn hảo đến từ trái cây này đến trái cây khác, qua sự tương phản trong tất cả mọi điều. Việc tuân theo các giáo lệnh của Thượng Đế hứa hẹn hạnh phúc, sự tăng trưởng và tiến bộ tối hậu qua sự tương phản, chứ không phải qua việc lảng tránh nó. “Biển lặng không tạo ra thủy thủ khéo léo.”3

Hãy xem xét lời phát biểu uyên thâm này của Tiên Tri Joseph Smith: “Bằng cách chứng minh sự trái ngược thì lẽ thật sẽ được biểu hiện rõ ràng.”4

Và của Brigham Young: “Tất cả những sự kiện đều được chứng minh và được biểu hiện bằng sự tương phản của chúng.”5

Cuộc Trắc Nghiệm Đức Tin

Bây giờ---hãy để cho các em trở thành người tham dự cuộc trắc nghiệm bằng cách cho các em xem xét một số lệnh truyền “phải làm”, hoặc các đức tính giống như Đấng Ky Tô, đối chiếu với điều tương phản của nó. Khi các em xem xét mỗi đức tính này, thì Ánh Sáng của Đấng Ky Tô trong các em cần phải khẳng định với tâm trí của các em rằng mỗi đức tính giống như Đấng Ky Tô đều thật là tuyệt vời trong khi đó điều tương phản của đức tính lại là cay đắng:

  • Yêu thương trái với thù ghét, thù địch, chống đối

  • Lương thiện trái với nói dối, lừa dối, trộm cắp

  • Tha thứ trái với trả thù, oán giận, cay đắng

  • Tử tế trái với hiểm độc, giận dữ, ác độc

  • Kiên nhẫn trái với nóng tính, nóng nảy, cố chấp

  • Khiêm nhường trái với kiêu hãnh, khó dạy, cao ngạo

  • Người hòa giải trái với tranh cãi, chia rẽ, khiêu khích

  • Siêng năng trái với chán nản, bỏ cuộc, bướng bỉnh

Đây chỉ là một số ít các điểm của các đức tính giống như Đấng Ky Tô, nhưng đủ để chứng minh rằng cuộc trắc nghiệm về hạt giống là có hiệu quả.

Khi suy ngẫm về bản liệt kê này, các em nhận ra rằng mình đã tiến đến việc biết được quyền năng, lẽ thật, và sự tuyệt vời của mỗi đức tính, từng đức tính một, qua hàng ngàn kinh nghiệm xác nhận. Quả tốt đi kèm với bằng chứng và sự xác nhận vốn có của nó---sự thụ nhận nó. Bằng chứng là chứa đựng trong việc ăn từng trái cây một, và từng hàng chữ một, với một “sự hiểu biết hoàn hảo.” Có lẽ đó là điều mà Sứ Đồ Phao Lô có ý nói khi ông nói: “ hãy xem xét mọi việc, điều chi lành thì giữ lấy” (1 Tê Sa Lô Ni Ca 5:21; sự nhấn mạnh được thêm vào). Nếu các em đã tích hợp những đức tính này và những đức tính khác vào cuộc sống của mình thì các em đang tiến lên trong biểu đồ minh họa đức tin xa hơn là mình có thể tưởng tượng được.

Tuy nhiên, đây chỉ là điều tôi gọi là một chứng ngôn trung thiên giới hay vinh quang của mặt trăng mà thôi. Những người tốt biết kính sợ Thượng Đế thuộc bất cứ tôn giáo nào cũng có chứng ngôn này vì họ cũng có Ánh Sáng của Đấng Ky Tô, là điều Mặc Môn đã nói đến, và đã chấp nhận một phần phúc âm của Ngài.

Cuộc Trắc Nghiệm Đức Tin—Mức Độ Kế Tiếp

Một chứng ngôn thượng thiên hay vinh quang của mặt trời đến khi một người tìm kiếm “sự trọn vẹn của Đức Chúa Cha” (see GLGƯ 76:75–78; 93:19). Khi một người chịu phép báp têm và xứng đáng nhận được ân tứ Đức Thánh Linh, thì người đó nhận được một sự ban cho lớn hơn về Ánh Sáng của Đấng Ky Tô, như đã được ghi trong câu này trong Sách Mặc Môn: “Nếu đây là điều mong muốn trong lòng các người, thì có việc gì làm cản trở các người được báp têm trong danh Chúa, … để Ngài có thể trút Thánh Linh của Ngài xuống các người một cách dồi dào hơn chăng ” (Mô Si A 18:10, sự nhấn mạnh được thêm vào).

Chủ tịch Dieter   F. Uchtdorf dạy chúng ta rằng “chúng ta càng hướng lòng và tâm trí về phía Thượng Đế, thì ánh sáng thiên thượng càng được ban cho chúng ta.”6

“Và kẻ nào nhận được ánh sáng, và bền lòng nơi Thượng Đế, thì sẽ nhận được thêm ánh sáng; và ánh sáng đó càng lúc càng sáng tỏ cho đến ngày hoàn toàn.” (GLGƯ 50:24).

Tôi không cần phải nói với các em rằng số lượng ánh sáng lớn hơn sẽ cải thiện tầm nhìn của các em--- các em biết điều đó. Tiên Tri Joseph Smith nói: “Con người càng đến gần sự hoàn hảo, thì tầm nhìn của họ càng rõ ràng hơn, và niềm vui của họ càng nhiều hơn.”7

Với nhiều ánh sáng hơn để thấy, thì chúng ta hãy thử nghiệm mức độ thượng thiên, và đối chiếu một số giáo lý độc đáo của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô với các giáo lý được tìm thấy ở nơi nào khác dưới ánh sáng mờ hơn:

  • Thượng Đế là Đức Chúa Cha chúng ta, và chúng ta được tạo ra theo hình ảnh của Ngài, thật sự trái với việc Đức Chúa Cha không thể hiểu nổi, không thể biết được

  • Tổ chức thiêng liêng của Ngài với các vị tiên tri và sứ đồ trái với việc từ bỏ mô hình thành lập của Ngài

  • Chúa là Thượng Đế của sự trật tự, trị vì qua những người nắm giữ chìa khóa của chức tư tế trái với sự nhầm lẫn, tiếng nói khác nhau, các “thần linh giả tạo” (GLGƯ 50:2)

  • Thẩm quyền chức tư tế và việc được Thượng Đế kêu gọi trái với một văn bằng về thần học; được bầu lên, được mướn, hoặc tự phong.

  • Các giáo lễ và các giao ước trái với việc chỉ sống một cuộc sống hiền lành.

  • Trẻ em vô tội trái với phép báp têm cho trẻ sơ sinh

  • Sách Mặc Môn, một chứng thư thứ hai trái với Kinh Thánh, một chứng thư duy nhất

  • Công việc đền thờ cho người chết trái với việc thắp một ngọn nến và cầu nguyện cho người chết.

  • Hôn nhân vĩnh cửu và gia đình trái với hôn nhân cho đến khi cái chết chia lìa chúng ta.

Thật là điều làm sáng tỏ khi đối chiếu lẽ thật với sự tương phản của nó. Điều này giúp cho thấy sự hiển nhiên vốn đã được ẩn giấu ở nơi dễ thấy. Chúng ta nhận ra rằng mình biết nhiều hơn chúng ta nghĩ là mình đã biết. Chúng ta phải được soi dẫn để tiếp tục “tìm kiếm một cách cần mẫn trong ánh sáng của Đấng Ky Tô …và  … nắm vững được mọi điều tốt lành và không chỉ trích nó, thì chắc chắn các người sẽ là con cái của Đấng Ky Tô.cần mẫn trong ánh sáng của Đấng Ky Tô ... và   ... đẻ hãm mọi điều tốt” (Mô Rô Ni 7:19).

“Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy” (Giăng 20:29)

Bây giờ chúng ta hãy xem xét một khía cạnh thú vị khác của đức tin và chứng ngôn.

Sách Hướng Dẫn Thánh Thư dạy rằng “đức tin [thật sự] cần phải được đặt trọng tâm vào Chúa Giê Su Ky Tô để có thể dẫn dắt con người tới sự cứu rỗi. …

“Là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy [xin xem Hê Bơ Rơ 11:1].”8

Không phải là điều thú vị để biết rằng đức tin thật sự nơi Chúa Giê Su Ky Tô là “tin mà không thấy” trong khi thế giới tin vào điều ngược lại là “thấy mới tin” sao?

Con người thiên nhiên khám phá thế giới qua năm giác quan, đòi hỏi những dấu hiệu làm bằng chứng. Thế mà thánh thư chứa đầy các ví dụ về những người nhận được những biểu hiện về sự hiện diện và quyền năng của Thượng Đế qua năm giác quan mà không nhận được một sự cải đạo lâu dài:

  • La Man và Lê Mu Ên đã nhìn thấymột thiên sứ (xin xem 1 Nê Phi 3:29). Họ đã nghe tiếng nói của Chúa mà “và đã sửa phạt họ hết sức nghiêm” (1 Nê Phi 16:39). Họ cảm thấy quyền năng của Thượng Đế khi Nê Phi giơ tay ra và “Chúa đã làm chấn động họ” (1 Nê Phi 17:54). Họ đã nếmngửi: “Ta sẽ làm cho thực phẩm của các ngươi trở nên ngon ngọt để các ngươi khỏi cần phải nấu nướng” (1 Nê Phi 17:12). Mặc dù có nhiều biểu hiện ban qua tất cả năm giác quan, nhưng La Man và Lê Mu Ên vẫn chống đối. Đối với họ có đúng là thấy mới tin không?

  • Khi Môi Se dẫn con cái Y Sơ Ra Ên ra khỏi Ai Cập, họ đã chứng kiến bệnh dịch, cột lửa, rẽ Biển Đỏ, họ nếm ma na---những kinh nghiệm với tất cả năm giác quan. “Và không những họ được dẫn dắt đi, mà Chúa, Thượng Đế của họ, Đấng Cứu Chuộc của họ, còn đi trước mặt họ, hướng dẫn họ ban ngày, và ban cho họ ánh sáng ban đêm, và làm tất cả mọi việc cho họ, những việc thích hợp cho loài người thụ nhận; vậy mà họ chai đá trong lòng, và mù quáng trong trí, nên đã thóa mạ Môi Se và Đấng Thượng Đế chân thật và hằng sống” (1  Nê Phi 17:30). Chắc chắn là thấy mới tin là không đúng với họ!

  • Có rất nhiều ví dụ tương tự khác trong thánh thư, nhưng ví dụ làm kinh ngạc nhất trong số tất cả các ví dụ là phần thuộc linh nghèo nàn của những người chối bỏ Đấng Cứu Rỗi trong chính sự hiện diện của Ngài. “Vả, dẫu Ngài đã làm bấy nhiêu phép lạ trước mặt chúng, họ cũng không tin Ngài” (Giăng 12:37; xin xem thêm GLGƯ 138:26).

Có quá nhiều ví dụ ngược lại để nói rằng phải thấy thì mới tin. Những người hy vọng chỉ có được một kinh nghiệm ngoạn mục để giúp xác định chứng ngôn của họ đều không nhận biết rằng chứng ngôn càng mạnh mẽ hơn và sự làm chứng của Thánh Linh đến với chúng ta hàng ngày, bằng nhiều cách nhỏ nhặt, chẳng hạn như lần cuối cùng các em gạch dưới thánh thư của mình. Hãy suy nghĩ về điều đó. Lý do các em gạch dưới thánh thư của mình là vì các em nhận được một ấn tượng, một sự hiểu biết sâu sắc, một lời thốt lên “A! đây rồi!” Một ấn tượng được soi dẫn chính là sự mặc khải.

Một ví dụ khác của sự mặc khải là khi các em được thúc giục để đối xử tử tế hoặc làm một việc tốt, “vì bất cứ việc gì mời mọc làm điều thiện … đều do quyền năng và ân tứ của Đấng Ky Tô đưa lại(Mô Rô Ni 7:16). Ánh Sáng của Đấng Ky Tô luôn luôn hiện diện! Các em đang thụ nhận ánh sáng đó hàng ngày. Và từ những lời mách bảo này, những “việc nhỏ sẽ đưa lại những việc lớn” (GLGƯ 64:33).

“Bởi quyền năng của Đức Thánh Linh, các người sẽ có thể biết được lẽ thật của tất cả mọi điều” (Mô Rô Ni 10:5)

Các em có thể nghĩ về bất cứ ai trong Sách Mặc Môn đã thấy một thiên sứ và đã thật sự tin không? Các em có thể nghĩ về An Ma Con. Một thiên sứ đã hiện ra cùng ông và các con trai của Mô Si A và “giáng xuống như trong một đám mây, và cất lời nói với họ như tiếng sấm sét” (Mô Si A 27:11). Các em biết phần còn lại của câu chuyện này rồi---sự hối cải và giáo vụ sau đó của An Ma.

Thấy rồi mới tin có đúng với An Ma không? Không. Tại sao? Vì An Ma vẫn chưa sử dụng quyền tự quyết của ông trong việc học hỏi và đức tin và chưa cầu nguyện để biết được lẽ thật. Thấy không phải là con đường tắt dẫn đến đức tin hay một chứng ngôn, mà đã cho thấy trong nhiều ví dụ tôi mới vừa đề cập. An Ma mô tả làm thế nào ông đã nhận được chứng ngôn của mình, và ông không cho rằng điều đó là do sự xuất hiện của một thiên sứ. Trong thực tế, ông không hề đề cập đến vị thiên sứ bất cứ ở đâu trong chứng ngôn của ông:

“Và như vậy chưa phải là hết. Các người không có cho rằng tôi đã tự mình biết được những điều này phải không? Này, tôi xin làm chứng rằng, tôi biết những điều tôi nói ra đây là thật. Và các người có cho rằng làm sao tôi biết chắc về những điều này không.

“Này, tôi nói cho các người hay rằng, những điều này đã được Đức Thánh Linh của Thượng Đế biểu lộ cho tôi biết [ánh sáng]. Này, tôi đã nhịn ăn và cầu nguyện nhiều ngày để tự mình biết được những điều này. Và bây giờ tôi tự biết rằng những điều này là thật; vì Đức Chúa Trời đã biểu lộ những điều này cho tôi biết bằng Đức Thánh Linh của Ngài, và đó là tinh thần mặc khải hiện có ở trong tôi vậy.” ( An Ma 5:45–46; sự nhấn mạnh được thêm vào).

Một lời “kêu gọi để thức tỉnh” hoặc một sự thay đổi ngắn hạn trong hành vi có thể dẫn đến từ bên ngoài vào, qua năm giác quan, nhưng luôn tồn tại ngắn ngủi, như đối với La Man và Lê Mu Ên. Một chứng ngôn lâu dài chỉ có thể đến từ bên trong, khi một người học hỏi bằng cách nghiên cứu và đức tin với Đức Thánh Linh gieo phúc âm “trong bụng chúng nó và chép vào lòng” (Giê Rê Mi 31:33). Chính vì thế dân Nê Phi, mặc dù đã thấyđã nghe, và đã cảm nhận Đấng Cứu Rỗi vào lúc Ngài hiện đến cùng họ, cũng như nếmngửi mùi bánh do Ngài ban cho một cách kỳ diệu (xin xem 3 Nê Phi 20:3–9), tuy nhiên, “ họ cầu xin điều mà họ mong muốn nhất; họ mong muốn được ban cho Đức Thánh Linh” (3 Nê Phi 19:9).

Cách đây vài năm, một người truyền giáo lớn tuổi chia sẻ với tôi câu chuyện sau đây. Chuyện xảy ra khi ông ta còn là một thanh niên trong thập niên 1960 và cũng cho thấy là chỉ qua việc nghiên cứu và cầu nguyện thì Đức Thánh Linh mới ban cho chúng ta một sự làm chứng về lẽ thật. Ông nói:

“Tôi đang sống một mình ở Provo, Utah, trong một căn hộ nhỏ gần trung tâm của thị trấn. Tôi đang làm công việc bán hàng tại một cửa hàng đồ nội thất nhỏ ở Provo, và chính là trong những ngày cuối tuần dài gần kỳ nghỉ lễ Năm Mới mà sự kiện này xảy ra.

“Chúng tôi đã có một kỳ nghỉ lễ cuối tuần dài. Đó là thứ Năm, ngày 31 tháng Mười Hai, đêm giao thừa. Chúng tôi được nghỉ làm từ thứ Năm đến Chủ Nhật, và tôi ở trong căn hộ của mình mà không có bất cứ chương trình ăn mừng nào. Tôi đang chuẩn bị bữa ăn tối của tôi, chờ đợi cho món ăn nướng xong, và muốn đọc một cái gì đó. Vì không có thứ gì trong căn hộ, nên tôi đã đi sang bên cạnh để hỏi một số thanh niên đang sống ở đó (sinh viên ở trường BYU) xem họ có một cái gì để đọc không—với hy vọng là một quyển tạp chí Field & Stream, hoặc một cái gì đó giống như vậy. Họ nói rằng họ không có quyển tạp chí nào cả, nhưng họ có một cuốn sách mà tôi có thể muốn đọc. Họ đưa cho tôi một quyển Sách Mặc Môn.

“Mặc dù tôi đã nghe nói về Giáo Hội Mặc Môn (ai ở Utah mà không nghe chứ?), nhưng tôi không quen thuộc với quyển sách đó. Tôi cám ơn họ và mang nó về căn hộ của mình. Trong khi ăn tối, tôi giở qua sách và bắt đầu đọc. Tôi thừa nhận rằng tôi đã đọc lướt qua một vài phần, cố gắng tìm ra cốt truyện. Có những cái tên và nơi chốn tôi chưa bao giờ nghe nói trước đó, và tôi thấy hoàn toàn không thích thú. Vì vậy, sau khi ăn tối, tôi mang cuốn sách trả lại và nói “cám ơn.”

“Một thanh niên hỏi: ‘Anh có cầu nguyện về sách đó không?’Tôi đáp: ‘Cầu nguyện về sách đó à? Tôi chỉ muốn đọc một cái gì đó thôi chứ không phải cầu nguyện về sách nào cả.’ Điều này bắt đầu một cuộc trò chuyện rất thú vị về nội dung của Sách Mặc Môn. Họ nói với tôi rằng đó là một quyển thánh thư, rằng trước tiên tôi nên cầu nguyện về sách đó và rồi đọc với một ước muốn thực sự để biết xem sách có chân chính hay không, rằng Thượng Đế sẽ tiết lộ lẽ thật của sách đó cho tôi bởi quyền năng của Đức Thánh Linh.

“Tôi lớn lên là một người Công Giáo, và mặc dù tôi đã không tích cực vào lúc đó, nhưng tôi vẫn còn quyết tâm làm tín hữu của Giáo Hội Công Giáo vì đó là tất cả những gì mà tôi từng được biết đến. Lời cầu nguyện duy nhất của tôi là Lời Cầu Nguyện của Chúa, Kinh Kính Mừng Ma Ri, và đọc trong sách lễ của tôi---một việc mà tôi đã không làm rất lâu rồi. Và giờ đây một số thanh niên yêu cầu tôi cầu nguyện lên Thượng Đế mà tôi không thực sự biết, để cầu xin Ngài cho tôi biết là quyển sách có chân chính hay không. Vâng, tôi nghĩ là tôi làm được, tôi không có việc gì khác để làm, và đó sẽ là những ngày cuối tuần dài. Tôi mang quyển sách đó về nhà, mở một chai bia, châm một điếu thuốc, và quỳ xuống cầu xin Thượng Đế cho tôi biết là quyển cuốn sách này có chân chính không. Sau đó, tôi bắt đầu đọc: “Tôi, Nê Phi, nhờ sinh trưởng trong một gia đình nề nếp.’

“Mấy cái tên và địa điểm cũng vẫn giống như khi tôi đã đọc chỉ một vài giờ trước đó. Lần này, sự khác biệt là ‘nỗi hoài nghi của tôi không còn mạnh mẽ nữa’. Tôi đã thật sự thích cuốn sách đó! Tôi đã có thể thấy được Nê Phi; Tôi có thể thấy được những người anh của ông, và tôi đã tức giận khi họ ngược đãi ông. Tôi thích Nê Phi! Tôi đã cổ vũ những người tốt, và tôi cảm thấy tiếc cho những kẻ xấu. Tôi đọc hàng giờ, và tôi không thể ngừng đọc sách đó. Cuối cùng khi tôi nhìn đồng hồ thì đã gần năm giờ sáng. Tôi tự chúc mình năm mới vui vẻ và đi ngủ.

“Tôi thức dậy khoảng 8 giờ 30 và theo bản năng với tay đến cuốn sách này. Và những ngày cuối tuần còn lại là như thế. Giống như Anh Parley P. Pratt, tôi không muốn ăn, tôi không muốn điều nào làm gián đoạn việc đọc sách. Tôi tháo điện thoại ra và đọc suốt ngày, chỉ thỉnh thoảng bị gián đoạn để ăn nhanh. Giống như đêm đầu tiên, cuối cùng tôi cũng nhận ra là đã sáng sớm, ngủ một vài giờ, nhặt cuốn sách lên, và tiếp tục đọc. Cuối cùng, khoảng 5 giờ sáng thứ Hai, tôi đọc xong cuốn sách và tôi ngủ thiếp đi---vì kiệt sức.

“Ngay trước lễ Giáng Sinh năm đó, tôi đã bán được một tấm thảm lớn cho một khách hàng ở khu vực American Fork. Đó là một loại thảm đặc biệt, và ông chủ của tôi muốn tôi giám sát việc trải thảm. Ông chủ của tôi là một cựu giám trợ ở vùng Provo và đã nhiều lần nói chuyện với tôi về Giáo Hội, nhưng tôi không thích. Ông là một ông chủ tốt, nhưng ta không muốn chọc giận ông vì ông có tính nóng nảy. Đó là vào sáng thứ Hai này, vào lúc 8 giờ, tôi đã được yêu cầu giám sát việc trải thảm. Giờ hẹn đến, và tôi đã không xuất hiện; 9 giờ rồi 10 giờ.

“Cuối cùng, khoảng 10 giờ 30, ông chủ của tôi, giận dữ đến căn hộ của tôi, bước vào cửa đã sẵn sàng để la mắng tôi, ông thấy tôi đang nằm trên chiếc ghế dài với Sách Mặc Môn đặt ở trên ngực, và ông đã thay đổi ý định. Ông lặng lẽ đóng cửa lại và đi về lại cửa hàng, tin rằng ông có thể cho những người thợ trải thảm bắt đầu. Tôi thức giấc sau 11 giờ 30 (không hề biết là ông chủ của tôi đã ghé qua), nhìn đồng hồ, và lần thứ hai trong một thời gian tương đối ngắn dâng lên một lời cầu nguyện khác. Tôi nhanh chóng mặc quần áo (tin rằng khi tôi đến đó có lẽ tôi sẽ mất việc làm), chui vào xe, và lái nhanh đến chỗ làm việc.

“Tôi thấy ông chủ của tôi ở đó và đi đến bên ông để xin lỗi. Ông quay lại; một nụ cười nở trên khuôn mặt và ông ta hỏi: “Cậu thích sách đó chứ?” Nhận ra điều đã xảy ra, tôi nghĩ lại về cuối tuần trước, và qua đôi mắt ngấn lệ, tôi đã nói điều tôi chỉ có thể nói: ‘Cuốn sách đó là chân chính. Sách Mặc Môn là lời của Thượng Đế.’ Sau đó tôi bắt đầu khóc, và ông đến quàng tay vào người tôi và ôm tôi. Tôi chịu phép báp têm làm tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô vào ngày 22 tháng Giêng năm 1965.”

Tôi đã gặp người anh em hiền lành này một vài thập niên sau khi anh cải đạo trong khi vợ chồng anh đang phục vụ truyền giáo tại trung tâm thăm viếng San Diego Mormon Battalion. Lý do tôi rất thích câu chuyện này là sự tương phản trong hai nỗ lực của anh ấy để đọc Sách Mặc Môn. Lần đầu tiên anh ta bắt đầu đọc, mà không có ý định thực sự và không có lời cầu nguyện. Trong nỗ lực thứ hai, với ước muốn và lời cầu nguyện, thì đó là một kinh nghiệm hoàn toàn khác hẳn.

Chỉ có một cách để biết Sách Mặc Môn và phúc âm là chân chính, và phải mất nhiều hơn là trí tò mò và hơn năm giác quan. Một người phải sử dụng chân thành quyền tự quyết và hành động theo một ước muốn để biết:

“Và khi nào các người nhận được những điều này, tôi khuyên nhủ các người hãy cầu vấn Thượng Đế, Đức Chúa Cha Vĩnh Cửu, trong danh Đấng Ky Tô, để xem những điều này có thật không; và nếu các người cầu vấn với một tấm lòng chân thành, với chủ ý thật sự cùng có đức tin nơi Đấng Ky Tô, thì Ngài sẽ biểu lộ lẽ thật của điều này cho các người biết, bởi quyền năng của Đức Thánh Linh.

“Và bởi quyền năng của Đức Thánh Linh, các người sẽ có thể biết được lẽ thật của tất cả mọi điều.” (Mô Rô Ni 10:4–5).

Lời hứa đó không được diễn đạt bằng từ ngữ “Ngài có thể” hoặc “có thể” hay “có lẽ.” Lời hứa là, “Ngài sẽ biểu lộ lẽ thật của điều này cho các người biết, bởi quyền năng của Đức Thánh Linh.”

Một nguyên tắc sâu sắc khác chúng ta khám phá ra trong câu chuyện này là các em không cần phải đọc hết Sách Mặc Môn trước khi một sự làm chứng có thể đến. Đối với người đàn ông trong câu chuyện này, ông ta đã thụ nhận được sự sáng ở trang một. Ông ta không cần phải ăn hết cái bánh pizza trước khi ông ta biết là nó có ngon hay không. Đối với những người khác, thì có thể là nhận được nhiều hơn một hương vị khi sự sáng trở nên ngon ngọt hơn theo thời gian. Điều đó có vẻ như là điều mà An Ma nói trong câu này: “Phải, vì nó bắt đầu soi sáng sự hiểu biết của ta; phải, nó bắt đầu trở thành ngon ngọt đối với ta” (An Ma 32:28).

Chứng Ngôn của Các Em Vững Mạnh Hơn Là Các Em Nghĩ

Khi chúng ta bắt đầu, tôi đã yêu cầu các em cho điểm chứng ngôn của các em trên biểu đồ minh họa đức tin. Tôi hy vọng rằng các em đã khám phá ra rằng chứng ngôn của các em tăng trưởng nhiều hơn so với các em tưởng tượng. Với Đức Thánh Linh là thầy của các em, các em đã đạt được một sự hiểu biết hoàn hảo về nhiều trái của phúc âm, và từng hàng chữ một, chứng ngôn của các em đã được phát triển mạnh mẽ từng ngày.

Hình Ảnh
Slide from a Powerpoint presentation given by Elder Lynn G. Robbins for May 3, 2015 CES Devotional.

Người ta càng học hỏi và sống theo phúc âm, thì họ càng nhận được thêm nhiều ánh sáng hơn và kế hoạch của Đức Chúa Cha càng trở thành phúc âm hợp lý hơn. Chúng ta học hỏi từ kinh nghiệm của mình rằng trái của cây sự sống, quả thực, rất quý báu, “có một hương vị ngọt ngào hơn hết tất cả những trái cây khác mà [chúng ta] đã từng nếm” và nó “làm cho tâm hồn [chúng ta] chan hòa một niềm hân hoan cực độ” (1 Nê Phi 8:11–12). Chúng ta dần dần yêu thích nó vì các phước lành, niềm vui, và sự kiềm chế nó mang lại cho chúng ta qua kết quả tích cực trong cuộc sống của chúng ta và hy vọng về hạnh phúc bất tận với tính cách là gia đình vĩnh cửu.

Tôi làm chứng rằng tôi biết, và tôi biết rằng tôi biết, bởi Đức Thánh Linh, rằng Sách Mặc Môn là chân chính, là lời của Thượng Đế. Sách đó ngọt ngào và quý giá để thưởng thức. Tôi yêu thích và trân quý hương vị của sách đó. Tôi làm chứng rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Vị Nam Tử của Thượng Đế và Ngài đã bị đóng đinh và chịu đau khổ vì tội lỗi của thế gian. Ngài là Đấng Cứu Rỗi của chúng ta và tiếp tục dẫn dắt và hướng dẫn Giáo Hội và vương quốc của Ngài nơi đây trên thế gian qua các vị tiên tri và sứ đồ tại thế. Tôi làm chứng về danh của Ngài và về các lẽ thật thiêng liêng này trong danh của Chúa Giê Su Ky Tô. A Men.

Ghi Chú

  1. Xin xem David A. Bednar, “Seek Learning By Faith,” Ensign, tháng Chín năm 2007, 60–68.

  2. Xin xem Wordsense.eu Dictionary, “conscientia,” www.wordsense.eu/conscientia/.

  3. Châm ngôn châu Phi.

  4. Joseph Smith, trong History of the Church, 6:428.

  5. Brigham Young, Discourses of Brigham Young, do John A. Widtsoe tuyển chọn [1954], 433.

  6. Dieter F. Uchtdorf, “Nhận Được một Chứng Ngôn về Ánh Sáng và Lẽ Thật,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2014, 22.

  7. Joseph Smith, trong History of the Church, 2:8.

  8. Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Đức Tin,” scriptures.lds.org.

In