2010
Quản Lý Tiền Bạc một cách Khôn Ngoan và Tránh Nợ Nần
tháng Hai năm 2010


Sứ Điệp Thăm Viếng Giảng Dạy của Hội Phụ Nữ, tháng Hai năm 2010

Quản Lý Tiền Bạc một cách Khôn Ngoan và Tránh Nợ Nần

Hãy thành tâm giảng dạy những câu thánh thư và những lời trích dẫn này hoặc, nếu cần, một nguyên tắc khác mà sẽ ban phước cho các chị em phụ nữ mà các chị em đến thăm. Hãy chia sẻ chứng ngôn về giáo lý đó. Mời những người mà các chị em thăm viếng chia sẻ cảm nghĩ của họ và điều họ học được.

Quản Lý Tiền Bạc

“‘Sống cần kiệm’ … là [giữ gìn] tiền bạc của mình, khôn ngoan hoạch định những vấn đề tài chính, dự phòng đầy đủ cho sức khỏe cá nhân, và chuẩn bị thích hợp cho việc phát triển học vấn và nghề nghiệp, lưu ý đầy đủ đến việc sản xuất chế tạo ở nhà và kho dự trữ cũng như phát triển khả năng phục hồi về mặt cảm xúc… . Nếu sống khôn ngoan và cần kiệm thì chúng ta sẽ được an toàn trong tay Ngài.”1

Chủ Tịch Spencer W. Kimball (1895–1985).

“Chúng ta cần kỹ năng nào để được trở nên tự lực? … Trong thời kỳ đầu của Giáo Hội, Brigham Young khẩn nài các chị em phụ nữ hãy học cách ngăn ngừa bệnh hoạn trong gia đình, thiết lập cơ sở công nghiệp tại nhà cũng như học kế toán và giữ sổ sách cùng những kỹ năng thực tiễn khác. Các nguyên tắc đó vẫn áp dụng ngày nay. Học vấn tiếp tục đóng vai trò quan trọng vô cùng. …

“Tôi đã hỏi một vài giám trợ rằng các chị em phụ nữ trong tiểu giáo khu của họ cần kỹ năng tự lực nào nhất và họ nói đó là việc dự thảo ngân sách. Các phụ nữ cần phải hiểu ngụ ý của việc mua chịu và không sống trong vòng ngân sách. Kỹ năng thứ hai mà các vị giám trợ kể ra là nấu ăn. Những bữa ăn được sửa soạn và được thưởng thức ở nhà thường ít tốn tiền hơn, bổ dưỡng hơn và góp phần vào việc củng cố mối quan hệ gia đình vững mạnh hơn.”2

Julie B. Beck, chủ tịch trung ương Hội Phụ Nữ.

Tránh Nợ Nần

“Tôi xin đề nghị năm bước then chốt dẫn đến sự tự do tài chính. …

“Thứ nhất, hãy đóng tiền thập phân của mình.

“Thứ nhì, tiêu xài ít hơn tiền mình kiếm được.

“Thứ ba, học cách dành dụm.

“Thứ tư, tôn trọng những nghĩa vụ tài chính của mình.

“Thứ năm, dạy dỗ con cái noi theo gương mình.3

Anh Cả Joseph B. Wirthlin (1917–2008) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ.

“Khi chúng ta mắc nợ, chúng ta đã từ bỏ một số quyền tự quyết quý báu, vô giá của mình và tự áp đặt mình vào cảnh nô lệ. Chúng ta ép buộc phải bỏ thời giờ, nghị lực và phương tiện của mình để trả lại những gì chúng ta mượn—tiền của mà có thể đã được sử dụng để giúp bản thân mình, gia đình mình và những người khác. …

“Việc trả nợ bây giờ và tránh nợ trong tương lai đòi hỏi chúng ta phải sử dụng đức tin nơi Đấng Cứu Rỗi—để không những làm tốt hơn mà còn sống tốt hơn. Cần phải có đức tin lớn lao để nói ra những lời giản dị đó: ‘Chúng ta không đủ khả năng mua thứ đó.’ Cần phải có đức tin để tin tưởng rằng cuộc sống sẽ được tốt hơn khi chúng ta hy sinh những thứ chúng ta muốn nhằm đáp ứng nhu cầu của chúng ta và của những người khác.”4

Anh Cả Robert D. Hales thuộc Nhóm Túc Số Mười Hại Vị Sứ Đồ.

Ghi Chú

  1. “Welfare Services: The Gospel in Action,” Ensign, tháng Mười Một năm 1977, 78.

  2. “The Welfare Responsibilities of the Relief Society President,” Basic Principles of Welfare and Self-Reliance (2009), 5.

  3. “Nợ dưới Trần Thế, Nợ trên Thiên Thượng,” Liahona, tháng Năm năm 2004, 41, 42.

  4. “A Gospel Vision of Welfare: Faith in Action,” Basic Principles of Welfare and Self-Reliance (2009), 1.

In