2014
Sứ Mệnh Thiêng Liêng của Chúa Giê Su Ky Tô: Đấng Biện Hộ
July 2014


Sứ Điệp Thăm Viếng Giảng Dạy của Hội Phụ Nữ, tháng Bảy năm 2014

Sứ Mệnh Thiêng Liêng của Chúa Giê Su Ky Tô: Đấng Biện Hộ

Hãy thành tâm nghiên cứu tài liệu này và tìm cách biết phải chia sẻ điều gì. Việc hiểu biết về cuộc đời và sứ mệnh của Đấng Cứu Rỗi làm gia tăng đức tin của các chị em nơi Ngài và ban phước cho những người các chị em trông nom qua việc thăm viếng giảng dạy như thế nào? Để biết thêm chi tiết, xin vào reliefsociety.lds.org

Đức tin, Gia đình, Trợ giúp

Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Biện Hộ của chúng ta với Đức Chúa Cha. Từ biên hộ có gốc La Tinh có nghĩa là “một người bênh vực người khác.”1 Đấng Cứu Rỗi bênh vực thay cho chúng ta, bằng cách sử dụng sự hiểu biết, công lý và lòng thương xót. Việc biết được điều này có thể làm cho lòng chúng ta tràn đầy tình yêu mến và biết ơn đối với Sự Chuộc Tội của Ngài.

“Hãy lắng nghe [Chúa Giê Su Ky Tô] là Đấng biện hộ với Đức Chúa Cha, là Đấng bênh vực lý lẽ của các ngươi trước mặt Ngài—

“Nói rằng: Thưa Cha, xin hãy nhìn những sự đau khổ và cái chết của người mà không hề phạm tội, người mà Cha rất hài lòng; xin hãy nhìn máu Con của Cha đã đổ ra, máu của người mà Cha đã ban cho để Cha có thể được vinh hiển;

“Vậy con xin Cha hãy tha cho những người anh em này của con, là những người tin vào danh con, để họ có thể đến cùng con và được cuộc sống vĩnh viễn.” (GLGƯ 45:3–5).

Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ nói về Đấng Ky Tô với tư cách là Đấng Biện Hộ của chúng ta: “Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với tôi, rằng bất cứ lúc nào và trong bất cứ hoàn cảnh nào tôi cũng có thể tiếp cận ngôi ân điển qua lời cầu nguyện, rằng Cha Thiên Thượng sẽ nghe lời cầu xin của tôi, và Đấng Biện Hộ của tôi, Đấng không có tội lỗi, mà máu của Ngài đã đổ ra, sẽ bênh vực lý lẽ của tôi.”2

Từ Thánh Thư

Mô Si A 15:8–9; Mô Rô Ni 7:28; Giáo Lý và Giao Ước 29:5; 110:4

Từ Lịch Sử của Chúng Ta

Trong suốt lịch sử của Giáo Hội của Chúa, các nữ môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô đã noi theo gương Ngài. Ê Xơ Tê là một người bênh vực trung tín và can đảm. Người anh họ Mạc Đô Chê của bà đã gửi cho bà một bản sao lục chiếu chỉ của nhà vua truyền rằng dân Giu Đa phải bị tiêu diệt, và ông đã ra lệnh cho bà phải “nài xin ơn vua và cầu khẩn giùm cho dân tộc mình.” Ông nói thêm: “Song nào ai biết rằng chẳng phải vì cớ cơ hội hiện lúc nầy mà ngươi được vị hoàng hậu sao? (Ê Xơ Tê 4:8, 14).

Mặc dù có nguy cơ trong việc làm người biện hộ cho dân của mình, nhưng Ê Xơ Tê cũng đồng ý: “Tôi sẽ vào cùng vua, là việc trái luật pháp; nếu tôi phải chết thì tôi chết” (Ê Xơ Tê 4:16).

Sau đó, Ê Xơ Tê đã nói chuyện một cách khiêm tốn cùng nhà vua và “phục xuống dưới chân người mà khóc lóc, … xin vua hãy hạ chiếu đặng bãi các thơ mưu mẹo … truyền giết những dân Giu Đa.” Bà nói thêm: “Lòng nào nỡ xem được sự hủy diệt dòng dõi tôi?” (xin xem Ê Xơ Tê 8:3, 5–6). Nhà vua mềm lòng và nhậm lời cầu xin của bà.3

Ghi Chú

  1. Xin xem Russell M. Nelson, “Jesus Christ—Our Master and More” (Buổi họp đặc biệt fireside của trường Brigham Young University, ngày 2 tháng Hai năm 1992), 4; speeches.byu.edu.

  2. D. Todd Christofferson, “I Know in Whom I Have Trusted,” Ensign, tháng Năm năm 1993, 83.

  3. Xin xem thêm Daughters in My Kingdom: The History and Work of Relief Society (2011), 180.