Sứ Điệp Thăm Viếng Giảng Dạy, tháng Mười Hai năm 2015
Các Thuộc Tính của Chúa Giê Su Ky Tô: Có Lòng Trắc Ẩn và Nhân Từ
Thành tâm nghiên cứu tài liệu này và tìm cách biết phải chia sẻ điều gì. Làm thế nào việc hiểu biết về các thuộc tính thiêng liêng của Đấng Cứu Rỗi sẽ gia tăng đức tin của các chị em nơi Ngài và ban phước cho những người mà các chị em trông nom chăm sóc qua việc thăm viếng giảng dạy? Để biết thêm chi tiết, xin mời vào trang mạng reliefsociety.lds.org.
“Trong thánh thư, lòng trắc ẩn có nghĩa là thực sự ‘cùng chịu đau khổ với người khác.’ Từ đó cũng có nghĩa là cho thấy lòng cảm thông, thương xót, và thương hại người khác.”1
Chủ Tịch Thomas S. Monson nói: “Chúa Giê Su ban cho chúng ta rất nhiều ví dụ về mối quan tâm đầy trắc ẩn.” “Người tàn tật ở ao Bê Tết Đa; người đàn bà bị bắt về tội ngoại tình; người đàn bà bên giếng Gia Cốp; con gái của Giai Ru; La Xa Rơ, anh của Ma Ri và Ma Thê—mỗi người tiêu biểu cho trường hợp người đàn ông bị thương trên đường đi Giê Ri Cô. Mỗi người này đều cần được giúp đỡ.
“Chúa Giê Su phán cùng người tàn tật ở Bê Tết Đa: ‘Hãy đứng dậy, vác giường ngươi và đi.’ Lời khuyên dạy đến với người đàn bà phạm tội: ‘Hãy đi, đừng phạm tội nữa.’ Để giúp người đàn bà đến múc nước, Ngài đã cung cấp một mạch nước ‘văng ra cho đến sự sống đời đời.’ Lệnh truyền cho đứa con gái đã chết của Giai Ru: ‘Hỡi người trẻ kia, ta biểu ngươi chờ dậy.’ Lời phán với La Xa Rơ đã được chôn cất rồi; ‘Hỡi La Xa Rơ, hãy ra!’
“Đấng Cứu Rỗi đã luôn luôn cho thấy khả năng vô hạn về lòng trắc ẩn. … Chúng ta hãy mở rộng lòng mình để Ngài—tấm gương sống về lòng trắc ẩn thật sự—có thể bước vào.”2
Các Câu Thánh Thư Bổ Sung
Thi Thiên 145:8; Xa Cha Ri 7:9; 1 Phi E Rơ 3:8; Mô Si A 15:1, 9; 3 Nê Phi 17:5–7
Từ Thánh Thư
Chị Linda S. Reeves, đệ nhị cố vấn trong chủ tịch đoàn trung ương Hội Phụ Nữ, nói: “Nhiều năm về sau, vợ chồng tôi quỳ xuống bên đứa con gái 17 tuổi của mình và khẩn cầu cho nó được sống. Lần này, câu trả lời là không, nhưng … chúng tôi đã bắt đầu biết … rằng [Đấng Cứu Rỗi] cảm thấy trắc ẩn đối với chúng ta trong những nỗi buồn rầu của chúng ta.”3
“Một trong số những câu chuyện ưa thích của tôi từ cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi là câu chuyện về La Xa Rơ. Thánh thư cho chúng ta biết rằng ‘Chúa Giê Su yêu Ma Thê, em người [Ma Ri],và [anh người] La Xa Rơ.’”4 Chúa Giê Su nhận được tin là La Xa Rơ đau nặng, nhưng khi Ngài đến thì La Xa Rơ đã qua đời. Ma Ri chạy tới Chúa Giê Su, sấp mình xuống chân Ngài và khóc. Khi Chúa Giê Su thấy Ma Ri khóc, “bèn đau lòng cảm động, và … khóc” (Giăng 11:33, 35).
“Đó là lệnh truyền cho chúng ta. Chúng ta cần phải cảm nhận và tự mình thấy, rồi sau đó giúp tất cả con cái của Cha Thiên Thượng thấy và biết rằng Đấng Cứu Rỗi đã mang lấy không những tất cả tội lỗi mà còn những nỗi đau đớn và khổ sở của chúng ta để Ngài có thể biết được cảm nghĩ của chúng ta và an ủi chúng ta như thế nào.”5
© 2015 do Intellectual Reserve, Inc. Giữ mọi bản quyền. In tại Hoa Kỳ. Phê chuẩn bản tiếng Anh: 6/14. Phê chuẩn bản dịch: 7/15. Bản dịch Visiting Teaching Message, December 2015. Vietnamese. 12592 435