2021
Chức Tư Tế của Thượng Đế
Tháng Tám năm 2021


“Chức Tư Tế của Thượng Đế,” Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ, tháng Tám năm 2021, trang 20–21.

Sứ Điệp Hằng Tháng của Tạp Chí Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ, tháng Tám năm 2021

Chức Tư Tế của Thượng Đế

Giáo Lý và Giao Ước 84

Điều mà mỗi bạn trẻ nên biết về chức tư tế và sự liên kết của họ với chức tư tế.

giới trẻ

Các em có từng chú ý rằng thật hoang mang biết bao khi một từ được sử dụng theo hai cách không? Ví dụ, trong tiếng Anh từ earth (trái đất) vừa có nghĩa là hành tinh chúng ta đang sống trên đó và vừa có nghĩa là bụi đất dưới chân chúng ta. Cả hai nghĩa đều đúng, nhưng các em muốn nói về nghĩa nào khi sử dụng từ này thì phụ thuộc vào điều các em đang nói về trong lúc đó. Bối rối hơn nữa, khi từ earth có nghĩa là hành tinh của chúng ta, thì nó cũng bao gồm ý nghĩa bụi đất, bởi vì đất có trong hành tinh.

Định nghĩa Cụm Từ Chức Tư Tế

Một cụm từ chúng ta sử dụng trong Giáo Hội theo hai cách đó là chức tư tế. Chức tư tế là toàn bộ quyền năng và thẩm quyền của Thượng Đế. Tuy nhiên, chúng ta cũng sử dụng chức tư tế theo một cách thức giới hạn hơn—là để nói về “quyền năng và thẩm quyền mà Thượng Đế ban cho những người nắm giữ chức tư tế đã được sắc phong để hành động trong tất cả mọi điều cần thiết cho sự cứu rỗi của các con cái của Thượng Đế.”1

Chức tư tế được truyền giao cho loài người không phải là tất cả quyền năng của Thượng Đế. Biểu đồ sau đây minh họa cho điều này.

Trong biểu đồ này các em sẽ thấy một số ví dụ về quyền năng của Thượng Đế là vô hạn. Trong quyền năng đó của Thượng Đế, các em cũng sẽ thấy các ví dụ về quyền năng và thẩm quyền của chức tư tế của Thượng Đế mà Ngài truyền giao, hoặc ban cho những người nam xứng đáng để điều hành trong Giáo Hội của Đấng Ky Tô.

Những Ví Dụ về Thẩm Quyền Chức Tư Tế trong Cuộc Sống của Các Em

Tất cả các phước lành của chức tư tế có sẵn cho tất cả những người con gái và con trai yêu dấu của Cha Thiên Thượng. Bản liệt kê thứ hai đơn giản bao gồm những phước lành đó mà đến với các em qua một người nắm giữ các chìa khóa của chức tư tế hoặc có thẩm quyền chức tư tế được truyền giao cho người đó.

Đây là một trật tự mà Thượng Đế đã thiết lập để tổ chức và điều hành Giáo Hội của Ngài trên thế gian. Những ví dụ khác về thẩm quyền chức tư tế của Thượng Đế bao gồm có thầy trợ tế, hoặc giảng viên, chủ tịch nhóm túc số là những người có các chìa khóa để hướng dẫn công việc trong nhóm túc số của người đó, một người cha ban các phước lành trong gia đình, và các giao ước và giáo lễ của đền thờ.

Người Nam, Người Nữ và Chức Tư Tế

Mặc dù sự sắc phong chức phẩm chức tư tế chỉ được ban cho người nam, Chủ Tịch Dallin H. Oaks, Đệ Nhất Cố Vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã giải thích một nguyên tắc quan trọng: “Chức tư tế là quyền năng và thẩm quyền thiêng liêng được tin tưởng giao phó để sử dụng cho công việc của Thượng Đế nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các con cái của Ngài. Chức tư tế không ám chỉ những người đã được sắc phong vào một chức phẩm tư tế hoặc những người sử dụng thẩm quyền của chức tư tế. Những người nam nắm giữ chức tư tế không phải là chức tư tế. … Chúng ta không nên ám chỉ những người nam được sắc phong như là chức tư tế.2

Mặc dù các chị em phụ nữ không được sắc phong chức tư tế, Chủ Tịch Russell M. Nelson đã giải thích: “khi các chị em được phong nhiệm để phục vụ trong một chức vụ kêu gọi dưới sự hướng dẫn của một người nắm giữ các chìa khóa chức tư tế … thì các chị em đã được ban cho thẩm quyền chức tư tế để thực hiện chức năng trong chức vụ kêu gọi đó.”3 Một số ví dụ cho điều này gồm có các chủ tịch đoàn lớp học Hội Thiếu Nữ, các chị truyền giáo thuyết giảng phúc âm, các lãnh đạo trong tiểu giáo khu và giáo khu là những người đã được phong nhiệm để giảng dạy và lãnh đạo, và những người giúp thực hiện giáo lễ trong đền thờ.

Quyền Năng Của Chức Tư Tế Ban Phước Cho Mọi Người

Các phước lành mà các em thiếu niên và thiếu nữ nhận được cho chính mình là qua các giao ước mà các em lập tại lễ báp têm và các giao ước các em sẽ lập trong đền thờ. Ngay cả khi các em không có một người nắm giữ chức tư tế trong nhà của mình, các em vẫn có thể được ban phước với quyền năng chức tư tế của Thượng Đế trong cuộc sống của mình khi các em tuân giữ các giao ước mà mình đã lập với Ngài (xin xem 1 Nê Phi 14:14).

Khi chúng ta sống theo các giao ước của mình, thì chúng ta nhận được các phước lành mà củng cố và ban phước cho chúng ta. Chúng tôi mời các em hãy suy ngẫm về các phước lành của chức tư tế trong cuộc sống của các em—các phước lành mà đến bởi quyền năng vô hạn của chức tư tế của Thượng Đế và các phước lành mà đặc biệt có được qua thẩm quyền của chức tư tế mà được truyền giao và ủy thác trong Giáo Hội của Thượng Đế.

Ghi Chú

  1. Dale G. Renlund và Ruth Lybbert Renlund, The Melchizedek Priesthood: Understanding the Doctrine, Living the Principles (năm 2018), trang 11.

  2. Dallin H. Oaks, “Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc và Các Chìa Khóa,” đại hội trung ương tháng Tư năm 2020 (Liahona, tháng Năm năm 2020, trang 69).

  3. Chủ Tịch Russell M. Nelson, “Những Kho Báu Thuộc Linh,” đại hội trung ương tháng Mười năm 2019 (Liahona, tháng Mười Một năm 2019, trang 78).