Lớp Giáo Lý
Nghiên Cứu Thánh Thư: Giữ Vững Lời của Thượng Đế


“Nghiên Cứu Thánh Thư: Giữ Vững Lời của Thượng Đế,” Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Nghiên Cứu Thánh Thư,” Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Các Tài Liệu Giới Thiệu

Nghiên Cứu Thánh Thư

Giữ Vững Lời của Thượng Đế

Hình Ảnh
Em thiếu nữ đang học thánh thư

Thánh thư là tài liệu đặc biệt có khả năng làm sâu sắc thêm đức tin và tình yêu thương của chúng ta nơi Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Việc nghiên cứu kiên định và có ý nghĩa giúp mời gọi đức tin và củng cố cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Mục đích của bài học này là nhằm gia tăng mong muốn và khả năng nghiên cứu thánh thư hằng ngày và tiếp nhận những phước lành đã được hứa đi kèm với việc nghiên cứu thánh thư.

Học thánh thư hằng ngày

Nếu một người muốn trở nên khỏe hơn bằng cách tập chống đẩy, thì họ sẽ phải làm gì? Có thể mất bao lâu để nhận thấy sức khỏe tăng rõ rệt? Một người có thể phải vượt qua những thách thức nào?

  • Điều này có thể liên quan như thế nào đến việc nghiên cứu thánh thư?

Hãy đọc những lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Thomas S. Monson (1927–2018) và Julie B. Beck, khi đó là Đệ Nhất Cố Vấn trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Thiếu Nữ, và xem lại những điều họ dạy về việc nghiên cứu thánh thư:

Việc dành thời gian mỗi ngày để nghiên cứu thánh thư chắc chắn sẽ củng cố nền tảng của đức tin và những chứng ngôn về lẽ thật của chúng ta. (Thomas S. Monson, “Một Nền Tảng Vững Vàng,” Liahona, tháng Mười Một năm 2006, trang 68)

Mặc dù tôi không tự coi mình là một chuyên gia, … tôi rất biết ơn vì tôi đã bắt đầu thói quen suốt đời đọc [thánh thư]. Không thể học được những bài học trong thánh thư bằng cách chỉ đọc một lần duy nhất hoặc nghiên cứu những câu được chọn ra trong lớp học. (Julie B. Beck, “My Soul Delighteth in the Scriptures,” , tháng Năm năm 2004, trang 107)

  • Em thấy được điều gì?

Suy ngẫm xem em cảm thấy như thế nào về việc nghiên cứu thánh thư của mình.

Hình Ảnh
icon, record
  1. Hãy làm điều sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của em:

Tài liệu phát tay: “Đánh Giá Việc Nghiên Cứu Thánh Thư”

Hướng Dẫn Dạy Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (năm 2024)—“Nghiên Cứu Thánh Thư”

Những phước lành cho việc nghiên cứu thánh thư

Bất kể em xếp hạng như thế nào trong bài đánh giá trước đó, em có thể gia tăng mong muốn và khả năng của mình để tiếp nhận những phước lành của thánh thư. Việc hiểu được những phước lành liên quan đến nghiên cứu thánh thư một cách có ý nghĩa có thể giúp thúc đẩy sự phát triển đó.

Hãy đọc những câu sau đây, tìm kiếm những phước lành đến từ việc nghiên cứu thánh thư.

  • Em có thể xác định những lẽ thật nào liên quan đến việc nghiên cứu thánh thư từ những câu này?

  • Em đã trải qua những lẽ thật hoặc phước lành nào trong số này?

Để biết thêm những phước lành đến từ việc nghiên cứu thánh thư, xin xem “Tùy Chọn: Muốn Thêm Thông Tin?

Làm thế nào tôi có thể học được nhiều hơn từ việc nghiên cứu thánh thư?

  • Điều gì có thể giúp một người học được nhiều hơn từ việc nghiên cứu thánh thư?

Hãy đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ và tìm kiếm thêm các kỹ năng có thể giúp cho việc nghiên cứu thánh thư mang lại ảnh hưởng lớn hơn.

Đọc một cuốn sách thánh thư trong một khoảng thời gian đã định nhằm hiểu được ý nghĩa tổng quát trong sứ điệp của thánh thư đôi khi là một điều tốt, nhưng để được cải đạo, các anh chị em nên quan tâm về lượng thời gian mình dành cho thánh thư hơn số lượng mình đọc trong khoảng thời gian ấy. Đôi khi tôi hình dung ra các anh chị em đọc một vài câu, ngừng lại để suy ngẫm về những câu đó, đọc kỹ lại những câu đó lần nữa, và trong khi các anh chị em suy ngẫm về ý nghĩa của những câu đó, cầu nguyện để xin hiểu được, đặt ra những câu hỏi trong tâm trí mình, chờ đợi những ấn tượng thuộc linh, và viết ra những ấn tượng đó và những hiểu biết sâu sắc có được nhằm giúp cho các anh chị em có thể ghi nhớ và học hỏi thêm. Khi học hỏi theo cách này, các anh chị em không thể đọc nhiều chương hay nhiều câu trong nửa giờ đồng hồ, nhưng các anh chị em sẽ dành chỗ trong lòng mình cho lời của Thượng Đế, và Ngài sẽ ngỏ lời cùng các anh chị em. (D. Todd Christofferson, “When Thou Art Converted,” ̣Liahona, tháng Mười Một năm 2004, trang 11)

  • Em nhìn thấy điều gì trong những ý này mà có thể ban phước cho trải nghiệm nghiên cứu thánh thư của mình?

Dành 5 hoặc 10 phút tiếp theo để thử sử dụng những gợi ý của Anh Cả Christofferson. Dành thời gian để suy ngẫm, đọc lại, cầu nguyện, đặt câu hỏi và viết ra những ấn tượng. Dưới đây là một số đoạn thánh thư em có thể sử dụng (đừng ngại chọn các đoạn khác trong Sách Mặc Môn).

Mô Si A 3; An Ma 32; 3 Nê Phi 11

  • Em có kinh nghiệm gì khi nghiên cứu thánh thư theo cách này?

  • Việc nghiên cứu theo cách này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự học hỏi thánh thư cá nhân của em?

Đặt ra một mục tiêu nghiên cứu thánh thư

Một trong những mục đích của lớp giáo lý là giúp em đến gần hơn với Chúa Giê Su Ky Tô qua việc nghiên cứu thánh thư hằng ngày. Để giúp em, có một yêu cầu tín chỉ của lớp giáo lý là đọc sách thánh thư của năm hiện tại ít nhất 75% số ngày trong học kỳ.

Hãy tìm kiếm sự soi dẫn qua Đức Thánh Linh để đặt ra một mục tiêu học tập cá nhân. Để được giúp đỡ, hãy bắt đầu bằng cách dâng một lời cầu nguyện để tìm sự soi dẫn từ Cha Thiên Thượng. Hãy suy ngẫm các câu hỏi sau đây khi em đặt ra mục tiêu của mình:

  • Tôi có thể học thánh thư hằng ngày khi nào và ở đâu?

  • Tôi sẽ học trong bao lâu mỗi ngày?

  • Tôi có thể làm gì để mời Đức Thánh Linh một cách trọn vẹn hơn vào kinh nghiệm nghiên cứu thánh thư của mình?

Hình Ảnh
biểu tượng, ghi chép
  1. Ghi lại mục tiêu học thánh thư của em và kế hoạch để đạt được mục tiêu đó.

In