Lớp Giáo Lý
2 Nê Phi 2:1–16: “Đức Chúa Trời Đã Cho Loài Người Được Hành Động Lấy Một Mình”


“2 Nê Phi 2:1–16: ‘Đức Chúa Trời Đã Cho Loài Người Được Hành Động Lấy Một Mình’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“2 Nê Phi 2:1–16: ‘Đức Chúa Trời Đã Cho Loài Người Được Hành Động Lấy Một Mình’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

2 Nê Phi 2:1–16

“Đức Chúa Trời Đã Cho Loài Người Được Hành Động Lấy Một Mình”

Lê Hi dạy Gia Cốp

Hãy tưởng tượng cuộc sống của em sẽ như thế nào nếu em không có bất kỳ lựa chọn nào. Quyền tự quyết, hay quyền lựa chọn, là một trong những ân tứ lớn lao nhất của Thượng Đế dành cho chúng ta. Con trai Gia Cốp của Lê Hi đã trải qua nhiều thử thách khi còn nhỏ, vì vậy Lê Hi đã dạy cho ông những lẽ thật quý giá về Đấng Cứu Rỗi và sự tự do lựa chọn. Bài học này có thể giúp em hiểu rõ hơn về vai trò của quyền tự quyết trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Những lựa chọn quan trọng

Trong hai phút tiếp theo, hãy viết một số lựa chọn quan trọng của em trong vài ngày qua.

  • Em nghĩ tại sao lựa chọn lại thiết yếu cho cuộc sống trần thế của chúng ta và cho kế hoạch cứu rỗi của Cha Thiên Thượng?

Hãy suy ngẫm về những điều em đã học được từ những lựa chọn mà mình cảm thấy tự hào cũng như những lựa chọn em cảm thấy hối tiếc. Khi học bài học này, hãy tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh để tìm hiểu những điều có thể giúp em hiểu rõ hơn và sử dụng khả năng lựa chọn của mình. Nếu em có câu hỏi về quyền tự quyết, thì cũng hãy cầu nguyện và tìm kiếm câu trả lời trong khi nghiên cứu.

Các khía cạnh thiết yếu của quyền tự quyết

Con trai Gia Cốp của Lê Hi được sinh ra trong vùng hoang dã sau khi gia đình họ rời khỏi Giê Ru Sa Lem. Ngay trước khi Lê Hi qua đời, ông đã dạy Gia Cốp những lẽ thật quan trọng về quyền tự quyết.

Hãy đọc 2 Nê Phi 2:1–4 để xem cách Lê Hi bắt đầu sứ điệp của mình với Gia Cốp. Có thể là hữu ích khi biết rằng từ “biệt riêng” có nghĩa là cung hiến hoặc làm cho thánh (xin xem “Dâng Hiến, Luật Dâng Hiến” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư [scriptures.ChurchofJesusChrist.org]).

  • Tại sao là ý nghĩa cho một người đã phải đương đầu với nhiều thử thách hiểu được tầm quan trọng của quyền lựa chọn?

  • Những lẽ thật nào từ các câu này có ý nghĩa nhất đối với em? Tại sao?

Lê Hi dạy Gia Cốp nhiều khía cạnh quan trọng của quyền tự quyết. Đọc qua các lựa chọn sau đây. Chọn hai mục em cảm thấy sẽ có ý nghĩa cho mình nghiên cứu, và sau đó nghiên cứu các thông tin sau đây.

Quyền Lựa Chọn của Chúng Ta

Hướng Dẫn Dạy Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (năm 2024)—“2 Nê Phi 2:1–16”

Lựa chọn A: Quyền lựa chọn của chúng ta dạy chúng ta điều gì về Thượng Đế?

Đọc 2 Nê Phi 2:14, 16 để tìm kiếm những điều Lê Hi đã dạy về Thượng Đế và quyền tự quyết của chúng ta.

  • Em đã học được điều gì?

  • Tại sao việc hiểu rằng Thượng Đế ban cho chúng ta quyền năng để hành động lấy một mình lại là điều quan trọng?

  • Làm thế nào mà việc đó làm cho em cảm thấy rằng Cha Thiên Thượng tin tưởng em để đưa ra lựa chọn của riêng mình?

Hãy nghĩ về một ví dụ khi em sử dụng quyền tự quyết theo cách em cảm thấy làm Cha Thiên Thượng hài lòng.

  • Tại sao em cảm thấy lựa chọn của mình đã làm hài lòng Thượng Đế?

Cũng có thể là hữu ích khi nghĩ về những lựa chọn em đã thực hiện có thể không làm hài lòng Thượng Đế và những điều em đã học được từ những lựa chọn đó.

Lựa chọn B: Thượng Đế đã ban cho chúng ta điều gì để giúp chúng ta lựa chọn một cách khôn ngoan?

Đọc 2 Nê Phi 2:5, 13Mô Rô Ni 7:16, tìm kiếm những lẽ thật sau đây. Lưu ý từ “luật pháp” có ý nói đến các giáo lệnh của Thượng Đế.

  • Chúng ta phải biết phân biệt điều thiện và điều tà ác để sử dụng một cách trọn vẹn quyền tự quyết của mình.

  • Chúng ta phải có luật pháp để có quyền tự quyết.

  • Em học được gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô từ lẽ thật rằng các Ngài cung cấp cho mọi người đủ sự hiểu biết về điều thiện và điều tà ác để có thể chọn trở nên ngay chính hay xấu xa?

  • Điều gì sẽ xảy ra nếu không có luật pháp hoặc các giáo lệnh?

Lựa chọn C: Tại sao chúng ta cảm thấy sự tương phản nghịch lại những lựa chọn đúng của mình?

Đọc 2 Nê Phi 2:11, 16, tìm kiếm những lẽ thật khác Lê Hi đã dạy về quyền tự quyết.

  • Em đã tìm ra được điều gì?

  • Trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng, em nghĩ tại sao sự tương phản là một khía cạnh cần thiết của quyền tự quyết?

  • Trong những phương diện nào chúng ta bị xúi giục đưa ra những lựa chọn đúng và sai?

Để giúp em hiểu được lẽ thật này, hãy đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

Những đứa con tiền dương thế của Thượng Đế không thể trở nên giống Ngài … trừ khi họ có được … kinh nghiệm trong một đấu trường nơi cả điều thiện và điều tà ác đều hiện diện. …

… Chúng ta đã muốn có cơ hội để … chạm trán với điều thiện và điều tà ác và đủ mạnh mẽ để chọn điều thiện. (Jeffrey R. Holland, Christ and the New Covenant: The Messianic Message of the Book of Mormon [năm 1997], trang 200, 204)

Hãy nghĩ về những cách thức em đang học cách để chọn điều thiện, ngay cả khi bị cám dỗ bởi điều tà ác. Em có thể muốn viết xuống suy nghĩ của mình trong nhật ký ghi chép việc học tập. Em cũng có thể muốn suy ngẫm những cách thức để có thể tìm kiếm sự giúp đỡ với bất kỳ quyết định nào em có thể muốn thay đổi.

Chúng ta cần Đấng Cứu Rỗi

Không ai khác ngoài Đấng Cứu Rỗi đã thực hiện quyền tự quyết này một cách toàn hảo trong cuộc sống trần thế. Tất cả chúng ta đều phạm tội, và nếu không có sự giúp đỡ, tất cả chúng ta sẽ “bị diệt vong … và trở nên khốn cùng mãi mãi” (2 Nê Phi 2:5).

Với suy nghĩ này, hãy đọc 2 Nê Phi 2:6–8 để xem Chúa Giê Su Ky Tô đã làm gì cho tất cả chúng ta.

Nếu em muốn hiểu rõ hơn những điều được dạy trong 2 Nê Phi 2:6–8, thì hãy tham khảo thông tin trong phần “Tùy Chọn: Muốn Thêm Thông Tin?” cho những câu này.

  • Đấng Cứu Rỗi đã chọn để giúp em như thế nào?

  • Việc hiểu điều này về Chúa Giê Su Ky Tô ảnh hưởng như thế nào đến những cảm nghĩ của em về Ngài?

  • Em học được gì từ tấm gương của Đấng Cứu Rỗi về việc đưa ra những lựa chọn?

Hãy nghĩ về thời điểm khi, với sự giúp đỡ của Chúa Giê Su Ky Tô, em đã hối cải về một tội lỗi. Việc hối cải đã ảnh hưởng như thế nào đến em?