Lớp Giáo Lý
Mô Si A 14–16: Được Chúa Giê Su Ky Tô Cứu Chuộc


“Mô Si A 14–16: Được Chúa Giê Su Ky Tô Cứu Chuộc”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Mô Si A 14–16”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Mô Si A 14–16

Được Chúa Giê Su Ky Tô Cứu Chuộc

Hình Ảnh
hình ảnh của Đấng Ky Tô

Mặc dù Vua Nô Ê sắp sửa giết ông, nhưng A Bi Na Đi biết rằng Thượng Đế sẽ cho phép ông hoàn thành sứ điệp mà ông được sai đến để trao cho họ. Nô Ê và các thầy tư tế của hắn cần nghe sứ điệp mà Thượng Đế kêu gọi tất cả các vị tiên tri giảng dạy, đó là Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Chuộc của chúng ta. Bài học này có thể giúp học viên nhận ra tầm quan trọng của việc biết Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng duy nhất có thể cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi và cái chết.

Những vai trò và danh hiệu của Chúa Giê Su Ky Tô

Mỗi trong số nhiều vai trò và danh hiệu của Chúa Giê Su Ky Tô đều có thể có ý nghĩa đặc biệt đối với chúng ta tại một số thời điểm nhất định trong cuộc sống. Ví dụ, chúng ta có thể cảm nhận rõ Đấng Ky Tô là “Chúa là Thượng Đế Toàn Năng” (Mô Si A 11:23) khi chúng ta cần sự giúp đỡ mà chỉ có Ngài mới có thể ban cho.

Hãy dành một phút để lập một bản liệt kê các danh hiệu của Chúa Giê Su Ky Tô từ thánh thư mà dạy cho chúng ta về Ngài.

  • Trong số nhiều danh hiệu của Chúa Giê Su, em nghĩ danh hiệu nào có thể hữu ích để biết thêm? Tại sao?

Chúa Giê Su Ky Tô, Đấng Cứu Chuộc của chúng ta

Sứ điệp của A Bi Na Đi dành cho Vua Nô Ê và các thầy tư tế tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô. Ông dạy lẽ thật rằng chúng ta chỉ có thể được cứu qua sự cứu chuộc của Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Mô Si A 13:33; 16:15). Khi nghiên cứu những lời của A Bi Na Đi, hãy tìm kiếm những điều em có thể học được về Chúa Giê Su Ky Tô từ vai trò của Ngài là Đấng Cứu Chuộc của chúng ta.

Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Đấng Cứu Chuộc là một trong các danh hiệu quan trọng nhất để mô tả Chúa Giê Su Ky Tô. … Từ chuộc lại có nghĩa là trả hết một nghĩa vụ hay một khoản nợ. Chuộc lại cũng có thể có nghĩa là giải cứu hoặc trả tự do, ví dụ như trả một khoản tiền chuộc. Nếu một người nào đó phạm một lỗi lầm và rồi sửa chữa lỗi lầm đó hoặc sửa đổi, thì chúng ta nói rằng người đó đã tự cứu chuộc mình. Mỗi nghĩa này cho thấy nhiều khía cạnh khác nhau của Sự Cứu Chuộc vĩ đại do Chúa Giê Su Ky Tô thực hiện qua Sự Chuộc Tội của Ngài, mà theo như tự điển thì gồm có “giải thoát khỏi tội lỗi và hình phạt của nó, nhờ vào một sự hy sinh cho người phạm tội”. (D. Todd Christofferson, “Sự Cứu Chuộc,” Liahona, tháng Năm năm 2013, trang 109)

  • Em có thể học được gì về Chúa Giê Su Ky Tô từ danh hiệu Đấng Cứu Chuộc của Ngài?

  • Em cảm thấy khi nào thì sự hiểu biết này sẽ hữu ích nhất trong cuộc sống của mình? Tại sao?

Hãy nghĩ về một người nào đó trong cuộc sống mà em cảm thấy sẽ có lợi ích từ sự hiểu biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Chuộc của họ.

Chọn ít nhất hai gợi ý để tìm hiểu thêm từ sứ điệp của A Bi Na Đi về Chúa Giê Su Ky Tô và để giúp em chuẩn bị viết một thông điệp cho người mà em nghĩ đến.

Gợi ý nghiên cứu 1: Chúa Giê Su Ky Tô đã làm gì để cứu chuộc tôi?

A Bi Na Đi đã nói về Ê Sai như một ví dụ về một trong nhiều vị tiên tri đã làm chứng về Đấng Ky Tô. Ông đọc những lời dạy của Ê Sai để cho thấy rằng chính Thượng Đế sẽ đến thế gian để chịu “sự áp bức và đau khổ” (Mô Si A 13:35) để chuộc chúng ta khỏi sự sa ngã và lầm lạc.

Đọc Mô Si A 14 và tìm kiếm những từ và cụm từ giúp em hiểu được cái giá mà Chúa Giê Su Ky Tô sẵn lòng trả để giải thoát em khỏi tội lỗi và cái chết.

  • Em sẽ chia sẻ những từ hoặc cụm từ nào từ những câu này với người mà em nghĩ đến?

Gợi ý nghiên cứu 2: Làm thế nào tôi có thể được ban phước qua Sự Cứu Chuộc của Chúa Giê Su Ky Tô?

Em có thể tưởng tượng cuộc sống sẽ như thế nào nếu Chúa Giê Su Ky Tô không thực hiện vai trò của Ngài là Đấng Cứu Chuộc của chúng ta không? Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ xem cuộc sống của em sẽ như thế nào nếu không có Chúa Giê Su Ky Tô.

Đọc Mô Si A 15:19; 16:4–7, tìm kiếm sự mô tả của A Bi Na Đi về cuộc sống không có sự cứu chuộc của Đấng Ky Tô.

Đọc Mô Si A 15:20–25; 16:8–10 để xem những phước lành nào chúng ta có thể vui hưởng nhờ Đấng Cứu Chuộc của chúng ta.

  • Em muốn người mà em nghĩ đến biết điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô từ những câu này?

Gợi ý nghiên cứu 3: Tại sao đôi khi Chúa Giê Su Ky Tô được gọi là Đức Chúa Cha trong thánh thư?

A Bi Na Đi đã dạy về vai trò của Chúa Giê Su Ky Tô là Vị Nam Tử của Thượng Đế và là Đức Chúa Cha. Người cha là người ban cho cuộc sống. Chúa Giê Su Ky Tô giống như một người cha đối với chúng ta vì Ngài có thể ban cho chúng ta sự bất diệt và cuộc sống vĩnh cửu. Điều này không có nghĩa rằng Ngài và Cha Thiên Thượng là cùng một Đấng. Đọc Mô Si A 15:1–9, tìm kiếm lý do tại sao Chúa Giê Su Ky Tô có thể được gọi là Đức Chúa Cha Vĩnh Cửu của chúng ta.

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích:

Như A Bi Na Đi đã dạy, Đấng Ky Tô đã được “sinh ra bởi quyền năng của Thượng Đế” (Mô Si A 15:3) và do đó có các quyền năng của Đức Chúa Cha trong Ngài. Ngoài mối quan hệ trực hệ thiêng liêng đó, Đấng Ky Tô cũng đóng vai trò là Cha trong đó Ngài là Đấng Sáng Tạo tạo dựng trời và đất (xin xem Mô Si A15:4), là cha của sự sinh lại phần thuộc linh và sự cứu rỗi của chúng ta, và trung tín trong việc tôn vinh và đặt ý muốn của Cha Ngài lên trên ý muốn của chính Ngài—và do đó có được quyền năng của Đức Chúa Cha. (Jeffrey R. Holland, Christ and the New Covenant: The Messianic Message of the Book of Mormon [năm 1997], trang 183–184)

  • Về các phương diện nào thì Chúa Giê Su Ky Tô vừa là Đức Chúa Cha vừa là Đức Chúa Con?

  • Tại sao việc biết điều này về Chúa Giê Su Ky Tô có thể là hữu ích cho người mà em nghĩ đến?

  1. Viết một thông điệp về Chúa Giê Su Ky Tô với vai trò là Đấng Cứu Chuộc của chúng ta cho người mà em nghĩ đến. Sử dụng các cụm từ hoặc câu thánh thư cụ thể trong thông điệp của em. Bao gồm chứng ngôn của em về Đấng Cứu Chuộc.

In