Lớp Giáo Lý
An Ma 42, Phần 2: “Sự Thương Xót Đòi Hỏi Những Kẻ Ăn Năn”


“An Ma 42, Phần 2: ‘Sự Thương Xót Đòi Hỏi Những Kẻ Ăn Năn’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“An Ma 42, Phần 2”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

An Ma 42, Phần 2

“Sự Thương Xót Đòi Hỏi Những Kẻ Ăn Năn”

Hình Ảnh
bức tranh Chúa Giê Su Ky Tô dang rộng bàn tay thương xót

Để giúp con trai Cô Ri An Tôn của mình hối cải, An Ma đã dạy cho con mình về công lý và lòng thương xót của Thượng Đế và làm thế nào mà “chẳng ai được cứu ngoài kẻ thật tình ăn năn” (An Ma 42:24). Khi chúng ta hiểu kế hoạch thương xót của Cha Thiên Thượng thì chúng ta có khuynh hướng hối cải. Bài học này có thể giúp em hiểu được làm thế nào mà Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô cho phép em nhận được lòng thương xót đã được hứa trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng.

Luật pháp thiết lập sự trừng phạt

  • Trong một số hoàn cảnh nào công lý là điều đáng mong muốn? Còn lòng thương xót thì sao?

Tất cả chúng ta đều được ban phước vì Cha Thiên Thượng vừa công bình vừa đầy lòng thương xót. Nhờ kế hoạch của Cha Thiên Thượng, tất cả chúng ta sẽ được đem trở lại chốn hiện diện của Thượng Đế để được phán xét (xin xem An Ma 42:23). Trong tình trạng tội lỗi của mình, Cô Ri An Tôn không sẵn sàng cho sự phán xét. An Ma hy vọng rằng việc dạy cho con trai mình về kế hoạch của Cha Thiên Thượng sẽ đưa Cô Ri An Tôn đến sự hối cải và phục vụ Thượng Đế. Khi học An Ma 42, hãy tìm kiếm những điều mà Cô Ri An Tôn có thể làm theo lời An Ma dạy để nhận được lòng thương xót của Thượng Đế.

Giống như luật pháp đóng một vai trò quan trọng trong xã hội, luật pháp là một phần thiết yếu trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng.

Hãy đọc An Ma 42:17–21, tìm kiếm một số mục đích của luật pháp trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng (xin xem thêm 2 Nê Phi 2:13).

  • Em đã học được điều gì về luật pháp trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng?

Hãy vẽ cán cân tương tự như sau trong nhật ký ghi chép việc học tập của em.

Hình Ảnh
hình vẽ cán cân bằng nét chì

Ghi vào bên dưới cán cân từ “Công Lý”.

Theo luật pháp của công lý, chúng ta chịu hậu quả cho những hành động của mình. Chúng ta nhận được phước lành khi chúng ta vâng theo luật pháp và chịu hình phạt khi chúng ta vi phạm luật pháp.

Ghi “vi phạm pháp luật” vào một bên cán cân và bên kia là “sự trừng phạt do kẻ phạm tội gánh chịu”.

Nếu chúng ta vi phạm một luật, cán cân trở nên mất cân bằng. Công lý đòi hỏi cán cân phải được cân bằng. Một sự trả giá (hay hình phạt) là cần thiết để cân bằng cán cân (xin xem An Ma 42:22).

  • Điều gì sẽ xảy ra cho chúng ta nếu cán cân công lý chỉ có thể được cân bằng bởi hình phạt dành cho chúng ta?

Hình phạt cho tội lỗi là cái chết thuộc linh, tức là “bị loại trừ khỏi sự hiện diện của Chúa” (An Ma 42:11).

Lòng thương xót đòi hỏi những ai hối cải

Vì Thượng Đế là “một Thượng Đế hoàn hảo, công bình, và cũng là một Thượng Đế đầy lòng thương xót” (An Ma 42:15), nên Ngài đã chuẩn bị một kế hoạch để chúng ta có thể nhận được lòng thương xót khi chúng ta phạm tội.

Hãy đọc An Ma 42:15, 22–25, tìm kiếm những điều mà kế hoạch của Cha Thiên Thượng đã cung cấp để cân bằng cán cân công lý.

Gạch hoặc xóa bỏ từ kẻ phạm tội khỏi cán cân công lý và thay từ này bằng Đấng Cứu Rỗi.

Hình Ảnh
biểu tượng, ghi chép
  1. Hãy trả lời những câu hỏi sau đây:

    • Em sẽ giải thích sơ đồ cán cân công lý bằng lời riêng của mình như thế nào?

    • Chúa Giê Su Ky Tô đã làm gì để lòng thương xót có thể được ban cho? (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 19:16–19).

    • Chúng ta được yêu cầu điều gì để nhận được lòng thương xót của Đấng Cứu Rỗi? (xin xem An Ma 12:32–34; 34:15–16).

Một nguyên tắc mà chúng ta học được là nếu chúng ta thật tình ăn năn, thì chúng ta sẽ nhận được lòng thương xót qua Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi.

Ăn năn có nghĩa là khiêm nhường và bày tỏ nỗi buồn phiền vì tội lỗi (xin xem 2 Cô Rinh Tô 7:10; 2 Nê Phi 2:7; Mô Si A 4:10)

Hình Ảnh
biểu tượng, ghi chép
  1. Hãy trả lời câu hỏi sau đây:

    • Em nghĩ tại sao chỉ có những người thật tình ăn năn mới được cứu rỗi?

Hãy tưởng tượng rằng em là Cô Ri An Tôn và chưa hối cải tất cả những tội lỗi của mình. Hãy đọc An Ma 42:26–30, tìm kiếm những từ hoặc cụm từ sẽ thúc đẩy em hối cải.

  • Những từ hoặc cụm từ nào có thể thúc đẩy em hối cải? Tại sao?

Sau khi dạy cho Cô Ri An Tôn về kế hoạch của Cha Thiên Thượng (xin xem An Ma 40–42), An Ma nhắc nhở rằng Cô Ri An Tôn “đã được Thượng Đế kêu gọi đi thuyết giảng lời của Ngài” để “mang nhiều linh hồn đến sự hối cải” (An Ma 42:31). Cô Ri An Tôn đã hối cải những tội lỗi của mình và làm tròn chức vụ kêu gọi của ông (xin xem An Ma 49:30).

Hãy suy ngẫm về sự cần thiết để hối cải của bản thân, và suy nghĩ cách em có thể thật tình ăn năn. Hãy nhớ rằng Cha Thiên Thượng sẽ tha thứ cho em khi em hối cải (xin xem Mô Si A 26:30; Ê Sai 1:18).

Hình Ảnh
biểu tượng, ghi chép
  1. Hãy hoàn thành sinh hoạt sau đây:

    Viết ba hoặc bốn câu giải thích vai trò của Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng. Bao gồm các vai trò của công lý và lòng thương xót cùng những điều chúng ta phải làm để nhận được lòng thương xót. Ghi lại bất kỳ cảm nhận nào em muốn bày tỏ về Đấng Cứu Rỗi.

In