Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 8 tháng Năm. Làm Thế Nào Tôi Biết Rằng Thượng Đế Đã Tha Thứ Cho Tôi? Xuất Ê Díp Tô Ký 35–40; Lê Vi Ký 1; 16; 19


“Ngày 8 tháng Năm. Làm Thế Nào Tôi Biết Rằng Thượng Đế Đã Tha Thứ Cho Tôi? Xuất Ê Díp Tô Ký 35–40; Lê Vi Ký 1; 16; 19”, Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý Năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 8 tháng Năm. Làm Thế Nào Tôi Biết Rằng Thượng Đế Đã Tha Thứ Cho Tôi?” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý Năm 2022

Hình Ảnh
thiếu nữ đang cười

Ngày 8 tháng Năm

Làm Thế Nào Tôi Biết Rằng Thượng Đế Đã Tha Thứ Cho Tôi?

Xuất Ê Díp Tô Ký 35–40; Lê Vi Ký 1; 1619

Hình Ảnh
biểu tượng cùng nhau hội ý

Cùng Nhau Hội Ý

Được hướng dẫn bởi một thành viên trong chủ tịch đoàn nhóm túc số hoặc lớp học; 10–20 phút

Vào đầu buổi họp, hãy cùng nhau ôn lại Chủ Đề của Hội Thiếu Nữ hoặc Chủ Đề của Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn. Sau đó, hướng dẫn thảo luận về công việc cứu rỗi và tôn cao bằng cách sử dụng một hoặc nhiều câu hỏi dưới đây hoặc câu hỏi của riêng anh chị em (xin xem Sách Hướng Dẫn Tổng Quát 10.2, 11.2, ChurchofJesusChrist.org). Hoạch định cách để hành động theo những gì anh chị em thảo luận.

  • Sống theo phúc âm. Làm thế nào việc quay về với Chúa có thể giúp chúng ta đương đầu với những thử thách và khó khăn của mình?

  • Chăm sóc cho những người hoạn nạn. Chúng ta có biết ai cần lời cầu nguyện và tình bạn của chúng ta không?

  • Mời tất cả mọi người tiếp nhận phúc âm. Có những kế hoạch nào để chia sẻ phúc âm mà đã được thảo luận trong các buổi họp hội đồng giới trẻ tiểu giáo khu? Lớp học hoặc nhóm túc số của chúng ta có thể tham gia bằng cách nào?

  • Kết hợp các gia đình cho thời vĩnh cửu. Làm thế nào mà việc làm công việc lịch sử gia đình có thể củng cố mối quan hệ của chúng ta với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

Vào cuối buổi học, hãy làm những điều sau đây khi thích hợp:

  • Làm chứng về các nguyên tắc đã được giảng dạy.

  • Nhắc các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số nhớ về những kế hoạch và lời mời được đưa ra trong buổi họp.

Giảng Dạy Giáo Lý

Được hướng dẫn bởi một em giới trẻ hoặc một người lãnh đạo thành niên; 25–35 phút

Tự Chuẩn Bị về Phần Thuộc Linh

Đôi khi, một số người tự hỏi liệu họ đã “làm đủ” để được tha thứ tội lỗi chưa. Mặc dù cần nỗ lực để hối cải nhưng cuối cùng chúng ta vẫn không được tha thứ vì chúng ta đã thực hiện những hành động cụ thể hoặc một số công việc nhất định. Chúng ta được tha thứ khi chúng ta chấp nhận lòng thương xót của Chúa Giê Su Ky Tô. Theo cách này mà bản chất của chúng ta có thể được thay đổi.

Thời xưa, các nghi lễ và những của lễ hy sinh theo luật pháp của Môi Se đã hướng dân Y Sơ Ra Ên đến Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi. Như Chúa đã giải thích trong Lê Vi Ký 16:30, “Vì trong ngày đó người ta sẽ làm lễ chuộc tội cho các ngươi, để các ngươi được tinh sạch: chắc các ngươi sẽ được sạch những tội lỗi mình trước mặt Đức Giê Hô Va vậy”. Tất nhiên, một nghi lễ thôi không thể mang lại cho chúng ta sự tha thứ tội lỗi. Sự tha thứ đến từ Chúa Giê Su Ky Tô. Trong thời kỳ của chúng ta, các giáo lễ như phép báp têm và Tiệc Thánh hướng tâm trí và tấm lòng của chúng ta về Đấng Cứu Rỗi. Chúng giúp chúng ta hiểu rằng Ngài sẽ luôn tha thứ cho chúng ta khi chúng ta hối cải.

Làm thế nào Cha Thiên Thượng đã giúp đỡ anh chị em biết rằng mình đã được tha thứ? Anh chị em có thể nghiên cứu Mô Si A 4:1–3 và sứ điệp của Chủ Tịch Tad R. Callister “Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô” (Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 85–87). Sứ điệp này có thể giúp những người mà anh chị em giảng dạy hiểu rằng Cha Thiên Thượng sẽ tha thứ cho chúng ta khi chúng ta hối cải.

Hình Ảnh
người trẻ đang cầu nguyện

Chúng ta được tha thứ khi chúng ta chấp nhận lòng thương xót của Chúa Giê Su Ky Tô.

Cùng Nhau Học Hỏi

Anh chị em có thể bắt đầu bằng cách trưng bày các bức tranh về Đấng Cứu Rỗi trong vườn Ghết Sê Ma Nê và trên thập tự giá (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, các số 56–57). Mời giới trẻ tìm kiếm Lê Vi Ký 1:1–9; 16:15–16, 30. Yêu cầu họ chia sẻ các cụm từ nhắc họ nhớ về Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi. Làm thế nào mà những của lễ hy sinh được mô tả trong những câu này giúp dân Y Sơ Ra Ên mong đợi Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi? Điều gì giúp chúng ta nhớ đến Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi? Điều gì giúp chúng ta cảm nhận được tình yêu thương và sự tha thứ của Đấng Cứu Rỗi? Những sinh hoạt dưới đây có thể giúp giới trẻ hiểu rõ hơn rằng Thượng Đế sẽ tha thứ cho chúng ta.

  • Một số người trong thánh thư đã mô tả cảm xúc của họ khi Cha Thiên Thượng tha thứ cho họ. Các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số của anh chị em có thể đọc một số ví dụ (xin xem “Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ”). Mời họ lập một bản liệt kê các cụm từ trong những câu này mô tả cảm nghĩ khi được tha thứ. Anh chị em có thể yêu cầu họ diễn đạt bằng lời riêng những cảm nghĩ của họ về sự tha thứ. Chúng ta có thể học được gì về Thượng Đế từ những cảm nghĩ này? Có lẽ là anh chị em có thể chia sẻ cảm nghĩ của riêng mình về sự tha thứ.

  • Đôi khi mọi người không chắc mình đã được tha thứ vì họ không chắc mình đã thực sự hối cải. Sứ điệp của Anh Cả Dale G. Renlund “Sự Hối Cải: Một Sự Chọn Lựa Đáng Mừng” giải thích cách thực sự hối cải và tiếp nhận sự tha thứ của Thượng Đế (Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 121–124). Anh chị em có thể viết lên trên bảng các đề mục Hối Cải Thực SựNhững Điều Ngăn Cản Sự Hối Cải. Yêu cầu những người mà anh chị em giảng dạy tìm những lời giảng dạy trong sứ điệp theo hai đề mục này. Chúng ta học được gì về Đấng Cứu Rỗi và sự tha thứ của Ngài từ ba đoạn cuối của sứ điệp này?

  • Một số người có thể đã hối cải nhưng không cảm thấy được tha thứ. Điều này có thể là do họ không thể tha thứ cho chính mình. Lời khuyên bảo trong sứ điệp của Chủ Tịch Tad R. Callister “Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô” có thể giúp họ. Lớp học hoặc nhóm túc số của anh chị em có thể đọc phần bắt đầu với “2. Tội lỗi.” Yêu cầu họ tìm lời khuyên bảo mà họ có thể chia sẻ với bạn bè hoặc người thân trong gia đình, những người vẫn cảm thấy tội lỗi ngay cả khi đã hối cải. Hãy dành thời gian để giới trẻ chia sẻ cảm nghĩ của họ về Đấng Cứu Rỗi, Ngài đã khiến chúng ta có thể hối cải và được tha thứ.

Hành Động theo Đức Tin

Hãy khuyến khích các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số suy ngẫm và ghi lại những điều họ sẽ làm để hành động theo những ấn tượng mà họ nhận được hôm nay. Nếu muốn, họ có thể chia sẻ ý kiến của họ. Mời họ suy nghĩ về việc hành động theo các ấn tượng của họ sẽ củng cố mối quan hệ của họ với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào.

Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ

Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi

Đấng Cứu Rỗi đã dạy chúng ta sử dụng thánh thư để tìm câu trả lời cho các câu hỏi của chính mình. Làm thế nào anh chị em có thể giúp những người mà anh chị em giảng dạy muốn tìm đến thánh thư và những lời của các vị tiên tri trong khi họ tìm kiếm câu trả lời?

In