Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 9 tháng Mười. Tại Sao Chúa Giê Su Ky Tô Nên Là Trọng Tâm trong Cuộc Sống của Tôi? Ê Sai 58–66


“Ngày 9 tháng Mười. Tại Sao Chúa Giê Su Ky Tô Nên Là Trọng Tâm trong Cuộc Sống của Tôi? Ê Sai 58–66”, Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý Năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 9 tháng Mười. Tại Sao Chúa Giê Su Ky Tô Nên Là Trọng Tâm trong Cuộc Sống của Tôi?” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý Năm 2022

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô

Ngày 9 tháng Mười

Tại Sao Chúa Giê Su Ky Tô Nên Là Trọng Tâm trong Cuộc Sống của Tôi?

Ê Sai 58–66

Hình Ảnh
biểu tượng cùng nhau hội ý

Cùng Nhau Hội Ý

Được hướng dẫn bởi một thành viên trong chủ tịch đoàn nhóm túc số hoặc lớp học; 10–20 phút

Vào đầu buổi họp, hãy cùng nhau ôn lại Chủ Đề của Hội Thiếu Nữ hoặc Chủ Đề của Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn. Sau đó, bên cạnh việc hội ý về các công việc cụ thể của nhóm túc số hoặc lớp học, anh chị em có thể muốn thảo luận về những ấn tượng và chủ đề từ đại hội trung ương. Các câu hỏi sau đây có thể giúp ích.

  • Các chủ đề hoặc sứ điệp nào nổi bật đối với chúng ta? Điều gì củng cố đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Điều gì củng cố chứng ngôn của chúng ta về các vị tiên tri tại thế? Chúng ta cảm thấy được thúc giục để làm điều gì nhờ vào những điều chúng ta đã học hoặc cảm nhận được?

  • Chúng ta cần làm gì với tư cách là thành viên của lớp học hoặc nhóm túc số để ghi nhớ và hành động theo lời khuyên dạy mà chúng ta đã nghe trong đại hội trung ương?

Vào cuối buổi học, hãy làm những điều sau đây khi thích hợp:

  • Làm chứng về các nguyên tắc đã được giảng dạy.

  • Nhắc các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số nhớ về những kế hoạch và lời mời được đưa ra trong buổi họp.

Hình Ảnh
teach the doctrine icon

Giảng Dạy Giáo Lý

Được hướng dẫn bởi một em giới trẻ hoặc một người lãnh đạo thành niên; 25–35 phút

Tự Chuẩn Bị về Phần Thuộc Linh

“Ta sẽ rất vui vẻ trong Đức Giê Hô Va, linh hồn ta mừng rỡ trong Đức Chúa Trời ta”, Ê Sai nói, “vì Ngài đã mặc áo cứu rỗi cho ta; khoác áo choàng công bình cho ta” (Ê Sai 61:10). Tại sao các anh chị em “vui mừng trong Chúa”? Giống như Ê Sai, khi chúng ta nhận ra những điều Chúa đã làm cho chúng ta, chúng ta vui mừng, và chúng ta thường nói về “những sự nhân từ của Đức Giê Hô Va, và sự ngợi khen Đức Giê Hô Va” (Ê Sai 63:7).

Những người mà anh chị em giảng dạy cảm thấy như thế nào về Đấng Cứu Rỗi? Điều gì có thể giúp họ cảm thấy yêu thương và tôn kính Ngài nhiều hơn? Điều gì có thể giúp họ cảm nhận được tình yêu thương của Ngài? Khi anh chị em suy ngẫm về những câu hỏi này và đọc Ê Sai 58–66, anh chị em có thể xem lại sứ điệp của Anh Cả Matthew S. Holland “Ân Tứ Lớn Lao về Vị Nam Tử” (Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 45–47) và sứ điệp của Chị Cristina B. Franco “Quyền Năng Chữa Lành của Chúa Giê Su Ky Tô” (Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 60–62).

Hình Ảnh
em thiếu nữ đang học thánh thư

Khi chúng ta biết thêm về Đấng Cứu Rỗi, chúng ta được soi dẫn để làm cho Ngài trở thành trọng tâm trong cuộc sống của mình.

Cùng Nhau Học Hỏi

Khi các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số tìm hiểu về giáo vụ mà Chúa Giê Su Ky Tô đã được gửi đến để hoàn thành, họ sẽ được soi dẫn nhiều hơn để làm cho Đấng Cứu Rỗi trở thành trọng tâm trong cuộc sống của họ. Có lẽ họ có thể tìm kiếm Ê Sai 61:1–3 và lập một bản liệt kê lên trên bảng về những gì Đấng Cứu Rỗi đã được xức dầu để làm (xin xem thêm Lu Ca 4:16–20). Đấng Cứu Rỗi làm trọn vẹn những khía cạnh này trong giáo vụ của Ngài như thế nào? Ngài làm trọn vẹn những khía cạnh đó như thế nào trong cuộc sống của chúng ta ngày nay? Những ý tưởng dưới đây có thể giúp lớp học hoặc nhóm túc số của anh chị em tiếp tục thảo luận về lý do tại sao Chúa Giê Su Ky Tô nên là trọng tâm trong cuộc sống của chúng ta.

  • Đại hội trung ương luôn có các sứ điệp làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô. Anh chị em có thể mời một số thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số chia sẻ điều họ học được về Đấng Cứu Rỗi trong đại hội trung ương. Khuyến khích họ chia sẻ cảm nghĩ về Đấng Cứu Rỗi vì những điều họ học được.

  • Thánh thư có thể giúp giới trẻ hiểu rõ hơn tại sao Đấng Cứu Rỗi nên là trọng tâm trong cuộc sống của họ. Anh chị em có thể viết lên trên bảng Tại sao Chúa Giê Su Ky Tô nên là trọng tâm trong cuộc sống của tôi? Mời giới trẻ chia sẻ suy nghĩ của họ. Sau đó, anh chị em có thể yêu cầu họ (riêng cá nhân hoặc theo nhóm) tìm kiếm trong các thánh thư phần “Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ” để tìm thêm câu trả lời. Mời giới trẻ chia sẻ những điều họ học được và tại sao điều đó có ý nghĩa đối với họ.

  • Cân nhắc yêu cầu những người mà anh chị em giảng dạy mô tả về ngày quan trọng nhất trong cuộc đời của họ. Ngày nào có thể là ngày quan trọng nhất trong lịch sử? Mời họ khám phá điều mà Anh Cả Dieter F. Uchtdorf đã nói là ngày quan trọng nhất bằng cách xem lại sứ điệp “Kìa, Xem Người Này!” (Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 107–110). Khuyến khích giới trẻ tìm kiếm các phước lành mà Anh Cả Uchtdorf đã hứa cho những ai “nhìn xem” Chúa Giê Su Ky Tô. Họ cũng có thể chia sẻ những điều đang làm để làm cho Đấng Cứu Rỗi trở thành trọng tâm trong cuộc sống hàng ngày của họ. Anh chị em có thể khuyến khích họ suy ngẫm những điều họ có thể làm để đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn và đặt mục tiêu thực hiện điều đó.

  • Nếu người nào đó hỏi chúng ta tại sao chúng ta tin vào Chúa Giê Su Ky Tô thì chúng ta sẽ nói gì? Yêu cầu giới trẻ chia sẻ những suy nghĩ của họ và viết những suy nghĩ đó lên trên bảng. Anh chị em cũng có thể mời họ xem lại “Đấng ky Tô Hằng Sống: Chứng Ngôn của Các Sứ Đồ” (ChurchofJesusChrist.org) hoặc “Giáo Vụ Thiêng Liêng của Chúa Giê Su Ky Tô” trong chương 3 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta ([năm 2019], trang 60–61). Khuyến khích họ tìm kiếm những lẽ thật đơn giản mà họ sẽ chia sẻ để giải thích lý do tại sao Đấng Cứu Rỗi lại quan trọng đối với họ. Họ có thể thêm những lẽ thật mà họ tìm thấy vào bản liệt kê trên bảng và thảo luận về cách họ có thể chia sẻ những lẽ thật này với những người họ biết.

Hành Động theo Đức Tin

Hãy khuyến khích các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số suy ngẫm và ghi lại những điều họ sẽ làm để hành động theo những ấn tượng mà họ nhận được hôm nay. Nếu muốn, họ có thể chia sẻ ý kiến của họ. Mời họ suy nghĩ về việc hành động theo các ấn tượng của họ sẽ củng cố mối quan hệ của họ với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào.

Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ

Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi

“Mỗi cá nhân trong lớp của các anh chị em là một nguồn dồi dào về chứng ngôn, những sự hiểu biết sâu sắc và kinh nghiệm với việc sống theo phúc âm. Hãy mời họ chia sẻ với nhau và nâng đỡ nhau” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 5).

In