Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 11 tháng Sáu. Làm Thế Nào Tôi Có Thể Đến Gần Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô Hơn? Giăng 14–17


“Ngày 11 tháng Sáu. Làm Thế Nào Tôi Có Thể Đến Gần Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô Hơn? Giăng 14–17,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 11 tháng Sáu. Làm Thế Nào Tôi Có Thể Đến Gần Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô Hơn?,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2023

Hình Ảnh
thiếu nữ đang cầu nguyện

Ngày 11 tháng Sáu

Làm Thế Nào Tôi Có Thể Đến Gần Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô Hơn?

Giăng 14–17

Hình Ảnh
biểu tượng cùng nhau hội ý

Cùng Nhau Hội Ý

Được hướng dẫn bởi một thành viên trong chủ tịch đoàn lớp học hoặc nhóm túc số; khoảng 10–20 phút

Vào đầu buổi họp, hãy cùng nhau lặp lại Chủ Đề của Hội Thiếu Nữ hoặc Chủ Đề của Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn. Sau đó, hãy hướng dẫn thảo luận về công việc cứu rỗi và tôn cao bằng cách sử dụng một hoặc nhiều câu hỏi dưới đây hoặc câu hỏi của riêng anh chị em (xin xem Sách Hướng Dẫn Tổng Quát, mục 10.2, 11.2). Hoạch định cách để hành động theo những gì anh chị em thảo luận.

  • Sống theo phúc âm. Những kinh nghiệm nào gần đây đã củng cố chứng ngôn của chúng ta?

  • Chăm sóc cho những người hoạn nạn. Ai cần sự giúp đỡ và lời cầu nguyện của chúng ta? Chúng ta cảm thấy có ấn tượng phải làm điều gì để giúp đỡ?

  • Mời tất cả mọi người tiếp nhận phúc âm. Làm cách nào chúng ta có thể là ánh sáng cho mọi người trong gia đình hoặc bạn bè là những người không có cùng niềm tin với chúng ta?

  • Kết hợp các gia đình cho thời vĩnh cửu. Làm cách nào chúng ta có thể cho thấy tình yêu thương và sự hỗ trợ nhiều hơn dành cho gia đình và tạo ra sự khác biệt tích cực trong nhà mình?

Vào cuối buổi học, hãy làm những điều sau đây khi thích hợp:

  • Làm chứng về các nguyên tắc đã được giảng dạy.

  • Nhắc các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số nhớ về những kế hoạch và lời mời được đưa ra trong buổi họp.

Hình Ảnh
biểu tượng giảng dạy giáo lý

Giảng Dạy Giáo Lý

Được hướng dẫn bởi một em giới trẻ hoặc một người lãnh đạo thành niên; khoảng 25–35 phút

Tự Chuẩn Bị về Phần Thuộc Linh

Trái cây không thể phát triển trên cành cây nếu cành đó không gắn liền với thân cây. Cũng giống như vậy, chúng ta không thể phát triển về mặt thuộc linh nếu chúng ta xa rời Thượng Đế (xin xem Giăng 15:4–6). Tuy nhiên, có rất nhiều thế lực muốn tách rời chúng ta khỏi Ngài—đôi lúc bao gồm lòng tự kiêu hoặc các lựa chọn sai lầm của chính chúng ta nhưng thường chỉ là do hoàn cảnh của cuộc sống trần thế. Khi Chúa Giê Su nhóm họp với các môn đồ của Ngài lần cuối cùng trên trần thế, Ngài biết rằng Ngài sẽ sớm phải xa lìa họ. Vì vậy, Ngài đã phán dạy họ về tầm quan trọng của việc giữ mối quan hệ gần gũi với Ngài và Cha Ngài—về việc được gắn kết với Hai Ngài như một cành cây gắn liền với thân cây. Ngài gọi việc này là “ở trong” Ngài. Và Ngài phán dạy các môn đồ của Ngài cách làm như vậy. Điều quan trọng nhất, là qua sự hy sinh cứu chuộc của Ngài, Ngài đã giúp mối quan hệ đó có thể gìn giữ được.

Hãy suy ngẫm về mối quan hệ giữa anh chị em với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô khi anh chị em nghiên cứu Giăng 14–17. Hãy suy nghĩ về những người mà anh chị em dạy và mong muốn của họ để được gần Thượng Đế hơn. Anh chị em sẽ làm gì để giúp đỡ họ? Anh chị em có thể suy ngẫm Giáo Lý và Giao Ước 88:62–68 khi anh chị em chuẩn bị giảng dạy.

Cùng Nhau Học Hỏi

Hãy xem xét làm thế nào anh chị em có thể truyền cảm hứng để giới trẻ thảo luận những lời phán dạy của Đấng Cứu Rỗi về gốc nho và cành nho trong Giăng 15:1–12. Có lẽ anh chị em có thể dùng một bức vẽ, một bức hình, hoặc một cành cây thực sự để giúp các em hình dung ra điều Chúa Giê Su phán dạy. Anh chị em có thể mời họ nói về những lần mà họ cảm thấy gần gũi với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô—hoặc những lần họ cảm thấy xa cách Hai Ngài. Các câu này dạy điều gì về cách chúng ta có thể ở gần Hai Ngài? Các sinh hoạt như sau có thể giúp mở rộng cuộc thảo luận này.

  • Có thể hữu ích khi dành thời gian khám phá câu hỏi “Điều gì làm chúng ta xa rời Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?” Anh chị em có thể viết câu hỏi lên trên bảng và mời các em trả lời. Có lẽ sau đó anh chị em có thể nói về điều chúng ta có thể làm để xây đắp mối quan hệ với bạn bè hoặc người thân trong gia đình. Điều này giống—hoặc khác—với cách chúng ta xây đắp mối quan hệ với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào? Chúa Giê Su Ky Tô giúp chúng ta đến gần Ngài và Cha Ngài hơn như thế nào? Hãy khuyến khích các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số đọc những đoạn thánh thư trong phần “Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ” để giúp họ trả lời câu hỏi này. Giới trẻ có thể được lợi ích từ việc tham khảo những câu thánh thư này theo từng cặp và chia sẻ điều họ học được.

  • Không có ai gần gũi Thượng Đế Đức Chúa Cha hơn Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô. Chúng ta học được điều gì từ Đấng Cứu Rỗi về việc trở nên gần gũi hơn với Thượng Đế? Các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số có thể suy ngẫm câu hỏi này khi họ đọc Lu Ca 22:41–43; Giăng 6:38; 17:3, 20–23; 3 Nê Phi 11:11; Giáo Lý và Giao Ước 50:43. Làm thế nào chúng ta có thể hợp nhất với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Trong sứ điệp “Đấng Cứu Rỗi Của Riêng Chúng Ta,” Anh Cả Michael John U. Teh đã nhắc lại về một kinh nghiệm khi ông nhận ra rằng: “Điều tôi biết về Đấng Cứu Rỗi [quan trọng] hơn nhiều so với mức độ tôi thực sự biết Ngài” (Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 99). Anh chị em có thể mời lớp học hoặc nhóm túc số thảo luận những sự khác biệt giữa việc biết về Chúa Giê Su Ky Tô và việc thực sự biết Ngài. Họ có thể nói về điều họ đang làm để biết về Ngài và điều họ đang làm để thực sự biết Ngài. Sau đó họ có thể tra cứu những phần trong sứ điệp của Anh Cả Teh để tìm kiếm lời khuyên dạy của ông về việc thực sự biết Đấng Cứu Rỗi. Cuộc sống của chúng ta đã được ban phước như thế nào khi cố gắng biết Ngài?

  • Có lẽ các học viên có thể liệt kê ra những ý kiến về cách để cải thiện mối quan hệ với Cha Thiên Thượng. Hãy mời các em chia sẻ điều gì đó từ bản liệt kê của họ.

Hình Ảnh
các thiếu nữ đang đọc thánh thư

Khi chúng ta biết Đấng Cứu Rỗi và tuân giữ các lệnh truyền của Ngài, thì chúng ta sẽ ở trong tình thương yêu của Ngài (xin xem Giăng 15:10).

Hành Động theo Đức Tin

Hãy khuyến khích các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số suy ngẫm và ghi lại những điều họ sẽ làm để hành động theo những ấn tượng mà họ nhận được hôm nay. Nếu muốn, họ có thể chia sẻ ý kiến của họ. Mời họ suy nghĩ xem việc hành động theo các ấn tượng của họ sẽ củng cố mối quan hệ của họ với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào.

Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ

Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi

Đấng Cứu Rỗi đã chuẩn bị cho giáo vụ trần thế của Ngài bằng việc cầu nguyện và nhịn ăn để Ngài có thể ở gần Cha Ngài (xin xem Ma Thi Ơ 4:1–2; Lu Ca 4:1–2). Khi anh chị em chuẩn bị giảng dạy, hãy dành thời gian tìm kiếm sự hướng dẫn từ Cha Thiên Thượng, bởi vì anh chị em đang giảng dạy các con cái của Ngài!

In