Hãy Đến Mà Theo Ta
Các Buổi Họp Ngày Chủ Nhật Tuần Thứ Hai và Tuần Thứ Ba


Các Buổi Họp Ngày Chủ Nhật Tuần Thứ Hai và Tuần Thứ Ba

Vào các ngày Chủ Nhật tuần thứ hai và tuần thứ ba của mỗi tháng, các nhóm túc số các anh cả và Hội Phụ Nữ sẽ học từ những lời giảng dạy của các vị lãnh đạo Giáo Hội từ đại hội trung ương gần đây nhất. Các sứ điệp từ các thành viên trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ nên được nhấn mạnh. Tuy nhiên, dựa trên nhu cầu địa phương và sự soi dẫn của Thánh Linh, bất cứ sứ điệp nào từ đại hội trung ương gần đây nhất đều có thể được thảo luận.

Trong hầu hết các trường hợp, chủ tịch đoàn nhóm túc số các anh cả và Hội Phụ Nữ sẽ chọn ra một sứ điệp đại hội để học dựa trên nhu cầu của các tín hữu, mặc dù vị giám trợ hoặc chủ tịch giáo khu có thể góp ý. Các vị lãnh đạo có thể chọn một sứ điệp liên quan đến đề tài đã được thảo luận trong buổi họp hội đồng ngày Chủ Nhật tuần thứ nhất gần đây, hoặc họ có thể chọn một sứ điệp về một đề tài khác, dựa trên sự soi dẫn của Thánh Linh.

Các vị lãnh đạo và giảng viên cần tìm ra những cách thức để khuyến khích các tín hữu đọc trước các sứ điệp đã được chọn ra và sẵn sàng đến lớp để chia sẻ những lẽ thật phúc âm và ý kiến về cách thức để hành động theo những lẽ thật này. Các sinh hoạt học tập được đề nghị dưới đây, được dựa trên các nguyên tắc trong sách Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, có thể giúp các tín hữu học hỏi từ các sứ điệp đại hội trung ương.

President M. Russell Ballard

M. Russell Ballard, “Các Ân Tứ Quý Báu từ Thượng Đế,” trang 9–11

Sứ điệp của Chủ Tịch Ballard nói về nhiều đề tài—kể cả các vị tiên tri, đức tin nơi Đấng Ky Tô, lễ Tiệc Thánh, và sự phục vụ—và các tín hữu trong nhóm túc số hay Hội Phụ Nữ của anh chị em có thể thấy nhiều đề tài đặc biệt có ý nghĩa. Mời các tín hữu chia sẻ một điều gì đó từ sứ điệp này mà soi dẫn họ. Chúng ta tìm thấy những lời mời hay những phước lành được hứa nào trong sứ điệp của Chủ Tịch Ballard? Cân nhắc việc mời các tín hữu suy ngẫm trong vài phút điều họ cảm thấy được soi dẫn để làm nhờ vào cuộc thảo luận này.

Elder Gary E. Stevenson

Gary E. Stevenson, “Tấm Lòng của một Vị Tiên Tri,” trang 17–20

Để giúp các tín hữu “hiểu được tầm quan trọng” của việc kêu gọi một vị tiên tri mới, anh chị em có thể mời họ tìm kiếm trong sứ điệp của Anh Cả Stevenson những lẽ thật và sự hiểu biết sâu sắc mà giúp họ hiểu được tầm quan trọng và tính thiêng liêng của quy trình thiêng liêng này. Cân nhắc việc mời các tín hữu chia sẻ những gì họ cảm thấy trong suốt cuộc họp trọng thể khi Chủ Tịch Nelson được tán trợ với tư cách là Chủ Tịch Giáo Hội. Anh chị em cũng có thể vẽ một hình trái tim lên trên bảng và yêu cầu các tín hữu viết trong đó những từ hay cụm từ mô tả tấm lòng và nhân cách của Chủ Tịch Nelson. Điều gì ông giảng dạy đã ban phước cho chúng ta?

Elder Neil L. Andersen

Neil L. Andersen, “Vị Tiên Tri của Thượng Đế,” trang 24–27

Việc thảo luận sứ điệp của Anh Cả Andersen có thể củng cố đức tin của các tín hữu nơi các vị tiên tri tại thế. Anh chị em có thể mời họ tìm kiếm trong sứ điệp của ông một điều gì đó giúp họ hiểu được tại sao Thượng Đế có các vị tiên tri trên thế gian và tại sao chúng ta tuân theo họ. Chúng ta đã được phước bởi vì chúng ta có một vị tiên tri như thế nào? Các tín hữu có thể chia sẻ làm cách nào họ đã có được chứng ngôn rằng Chủ Tịch Russell M. Nelson là vị tiên tri của Chúa và là Chủ Tịch của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô.

Elder David A. Bednar

David A. Bednar, “Nhu Mì và Khiêm Tốn trong Lòng,” trang 30–33

Để tạo cảm hứng cho một cuộc thảo luận về sứ điệp của Anh Cả Bednar, anh chị em có thể viết lên bảng Sự nhu mì là …Sự nhu mì không phải là … Sau đó, các tín hữu có thể tìm kiếm trong sứ điệp của Anh Cả Bednar và viết lên bảng các cụm từ hoàn chỉnh những lời phát biểu này mà họ tìm được. Chúng ta học được điều gì từ sứ điệp này mà có thể soi dẫn chúng ta trở nên nhu mì hơn? Chúng ta có thể nghĩ về những ví dụ nào về sự nhu mì? Làm thế nào chúng ta có thể áp dụng lời khuyên dạy của Anh Cả Bednar để trở nên nhu mì hơn?

Sister Bonnie L. Oscarson

Bonnie L. Oscarson, “Các Thiếu Nữ Tham Gia trong Công Việc Này,” trang 36–38

Các câu hỏi là một cách mời gọi để suy ngẫm. Cân nhắc việc viết lên trên bảng một vài câu hỏi mà sứ điệp của Chị Oscarson đã trả lời, như là Làm thế nào chúng ta có thể có các thiếu nữ tham gia vào công việc của Chúa? Mời các tín hữu tìm kiếm trong sứ điệp của bà các câu trả lời cho những câu hỏi này và thảo luận những gì họ học được. Những phước lành nào đến khi các thiếu nữ tham gia phục sự? Có lẽ, các tín hữu trong lớp có thể chia sẻ các kinh nghiệm họ đã có khi phục sự cùng với các em thiếu nữ. Dựa trên cuộc thảo luận của mình, chúng ta cảm thấy được soi dẫn để làm gì?

Elder Dale G. Renlund

Dale G. Renlund, “Lịch Sử Gia Đình và Công Việc Đền Thờ: Sự Gắn Bó và Chữa Lành,” trang 46–49

Anh Cả Renlund nói về khải tượng của Ê Xê Chi Ên về một đền thờ với dòng nước tuôn chảy ra khỏi đó (xin xem Ê Xê Chi Ên 47:8–9). Có lẽ, một tín hữu trong nhóm túc số hay Hội Phụ Nữ có thể vẽ ra trên bảng một bức hình về khải tượng này. Các phước lành của đền thờ và công việc lịch sử gia đình giống với dòng nước trong khải tượng của Ê Xê Chi Ên như thế nào? Anh chị em có thể mời các tín hữu trong lớp chia sẻ về các phước lành của đền thờ và công việc lịch sử gia đình mà họ đã nhận được. Chúng ta có thể làm gì để biến công việc lịch sử gia đình và đền thờ thành một phần thường xuyên hơn trong cuộc sống của mình?

Elder D. Todd Christofferson

D. Todd Christofferson, “Nhóm Túc Số Các Anh Cả,” trang 55–58

Trong nhóm túc số các anh cả, các anh em có thể mời các tín hữu trong nhóm túc số đọc phần mang tựa đề “Mục Đích của Các Thay Đổi Này” trong sứ điệp của Anh Cả Christofferson. Chúng ta có thể làm gì để đảm bảo hoàn thành những mục đích này? Trong Hội Phụ Nữ, các chị em có thể yêu cầu ai đó tóm lược lại những thay đổi trong các nhóm túc số Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc mà Anh Cả Christofferson mô tả. Sau đó, các chị em có thể chỉ ra các nguyên tắc được ngụ ý trong những thay đổi này mà cũng có thể được áp dụng vào công việc của Hội Phụ Nữ của các chị em. Trong nhóm túc số các anh cả hay Hội Phụ Nữ, các tín hữu có thể thảo luận về những điều họ học được từ câu chuyện của Anh Goates và làm thế nào chúng áp dụng cho công việc của họ.

Elder Ronald A. Rasband

Ronald A. Rasband, “Hãy Xem Kìa! Một Đạo Quân Hoàng Gia,” trang 58–61

Có lẽ, việc cùng nhau hát, nghe, hay đọc lời bài “Behold! A Royal Army” (Hãy Xem Kìa! Một Đạo Quân Hoàng Gia) (Hymns, số 251) có thể soi dẫn cuộc thảo luận về sứ điệp của Anh Cả Rasband. Các nhóm túc số các anh cả và các Hội Phụ Nữ giống như một đạo quân hoàng gia như thế nào? Các tín hữu cũng có thể tìm kiếm và thảo luận về “vô số các phước lành” Anh Cả Rasband đề cập mà sẽ đến từ việc cải tổ các nhóm túc số chức tư tế. Chúng ta đã nhận được—hay chúng ta hy vọng sẽ nhận được—những phước lành nào từ việc thi hành những thay đổi này? Các Hội Phụ Nữ cũng có thể nhận được một cách đầy đủ hơn các phước lành như “sự đa dạng về ân tứ” và sự “tư vấn”?

President Henry B. Eyring

Henry B. Eyring, “Công Việc Phục Sự Đầy Soi Dẫn,” trang 61–64

Chủ Tịch Eyring kể về hai bài nói chuyện về việc phục sự trong buổi họp Lễ Tiệc Thánh mà đã gây ấn tượng cho ông. Có lẽ, anh chị em có thể yêu cầu một nửa các tín hữu trong nhóm túc số hay Hội Phụ Nữ đọc lại lời của cậu bé 14 tuổi và nửa kia đọc lại câu chuyện về người giảng viên tại gia. Trong khi đọc, các tín hữu có thể nghĩ về lời khuyên họ có thể đưa cho một người thanh niên hay thiếu nữ vừa được chỉ định để phục sự một ai đó. Chúng ta có thể “trở nên được soi dẫn và bác ái hơn trong việc phục sự của chức tư tế chúng ta” bằng cách nào?

President Dallin H. Oaks

Dallin H. Oaks, “Các Quyền Năng của Chức Tư Tế,” trang 65–68

Để bắt đầu cuộc thảo luận, anh chị em có thể viết các tiêu đề của bốn phần trong sứ điệp của Chủ Tịch Oaks lên trên bảng. Sau đó, mời mỗi tín hữu đọc thầm một phần và sau đó viết lên trên bảng một câu mà tóm lược lại nội dung chính của phần đó. Sau đó, các tín hữu có thể chia sẻ những điều họ cảm thấy được soi dẫn để làm nhờ vào những gì họ đã đọc. Sự phục vụ của chúng ta với tư cách là những người nắm giữ chức tư tế hay các chị em Hội Phụ Nữ sẽ được cải thiện như thế nào khi chúng ta áp dụng những lời giảng dạy trong sứ điệp của Chủ Tịch Oaks?

President Russell M. Nelson

Russell M. Nelson, “Phục Sự với Quyền Năng và Thẩm Quyền của Thượng Đế,” trang 68–75

Chủ Tịch Nelson mời gọi những người nắm giữ chức tư tế hãy “đứng lên” và sử dụng chức tư tế để ban phước cho các con cái của Cha Thiên Thượng. Mời các tín hữu trong nhóm túc số hay Hội Phụ Nữ của anh chị em tìm kiếm những ví dụ ông đã đưa ra và thảo luận làm thế nào chúng giúp chúng ta hiểu cách chức tư tế có thể được sử dụng để ban phước cho gia đình họ và những người khác. Chúng ta có thể chia sẻ về những kinh nghiệm gì khi chúng ta được phước bởi quyền năng của chức tư tế? Chúng ta có thể giúp những người khác và bản thân mình có đức tin để sử dụng chức tư tế của Thượng Đế để “phục sự trong danh Ngài” như thế nào?

Sister Reyna I. Aburto

Reyna I. Aburto, “Đồng Một Lòng,” trang 78–80

Sứ Điệp của Chị Aburto cung cấp một cơ hội cho nhóm túc số hay Hội Phụ Nữ của anh chị em để đánh giá khả năng anh chị em làm việc trong tình đoàn kết để làm công việc của Chúa. Để giúp các tín hữu làm việc này, anh chị em có thể cho xem hình của các con bướm chúa, Đấng Cứu Rỗi đến thăm dân Nê Phi (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 82, 83, 84), và công việc nhân đạo của Giáo Hội (xin xem LDS.org). Các tín hữu có thể tìm kiếm trong sứ điệp này và khám phá cách Chị Aburto đã dùng những ví dụ này để giảng dạy về các mục đích và các phước lành của việc làm việc trong tình đoàn kết. Chúng ta có thể làm gì để “đồng một lòng” làm việc?

President Henry B. Eyring

Henry B. Eyring, “Để Luôn Được Thánh Linh của Ngài ở Cùng,” trang 86–89

Để gia tăng ước muốn và khả năng của chúng ta để tiếp nhận Đức Thánh Linh, Chủ Tịch Eyring đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm cá nhân và đưa ra sự hướng dẫn cụ thể. Sau khi ôn lại các kinh nghiệm của ông, các tín hữu trong nhóm túc số hay Hội Phụ Nữ của anh chị em có thể chia sẻ những ký ức nào tương tự về khi Đức Thánh Linh làm đã cảm động lòng họ hay xác nhận lẽ thật? Có lẽ, các tín hữu có thể liệt kê ra trên bảng lời hướng dẫn Chủ Tịch Eyring chia sẻ để giúp “mở lòng mình ra để đón nhận sự giúp đỡ của Thánh Linh trong suốt cuộc đời chúng ta.” Làm thế nào việc tuân theo sự chỉ dẫn của ông có thể giúp đỡ chúng ta trong cuộc sống của mình và của gia đình mình? Trong nhóm túc số hay Hội Phụ Nữ của mình?

President Dallin H. Oaks

Dallin H. Oaks, “Những Chuyện Nhỏ Nhặt Tầm Thường,” trang 89–92

Sứ điệp của Chủ Tịch Oaks chứa đựng những hình ảnh ẩn dụ về cách những chuyện nhỏ nhặt tầm thường có thể có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ tốt hay xấu. Những hình ảnh ẩn dụ này bao gồm các rễ cây, một đội chèo thuyền, các thớ sợi dây thừng, và những giọt nước nhỏ giọt. Các tín hữu có thể đọc những hình ảnh ẩn dụ này và thảo luận điều chúng dạy về quyền năng của việc đều đặn làm những chuyện nhỏ nhặt tầm thường. Một số chuyện nhỏ nhặt tầm thường nào mang ảnh hưởng của Đức Thánh Linh vào cuộc sống của chúng ta? Mời các tín hữu suy ngẫm về những điều họ cảm thấy được ấn tượng để làm nhằm tuân theo lời khuyên dạy của Chủ Tịch Oaks.

President Russell M. Nelson

Russell M. Nelson, “Sự Mặc Khải cho Giáo Hội, Sự Mặc Khải cho Cuộc Đời Chúng Ta,” trang 93–96

Trong sứ điệp của mình, Chủ Tịch Nelson đã khẩn nài chúng ta gia tăng “khả năng thuộc linh của mình để nhận được sự mặc khải.” Để giúp các tín hữu tuân theo sự chỉ dẫn của ông, anh chị em có thể viết các câu hỏi như sau lên trên bảng: Tại sao chúng ta cần sự mặc khải? Làm thế nào chúng ta có thể gia tăng khả năng của mình để nhận được sự mặc khải—cả với tư cách là cá nhân lẫn khi chúng ta bàn bạc cùng nhau? Chủ Tịch Nelson đã hứa những phước lành nào khi chúng ta tìm kiếm sự mặc khải? Chia các tín hữu thành các nhóm, và mời mỗi nhóm tìm và chia sẻ các câu trả lời cho một trong các câu hỏi.

Elder Gerrit W. Gong

Gerrit W. Gong, “Ngày Nay Chúa Phục Sinh,” trang 97–98

Các tín hữu trong nhóm túc số hay Hội Phụ Nữ của anh chị em có thể học được điều gì từ sứ điệp của Anh Cả Gong về các giao ước của chúng ta và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô? Anh chị em có thể mời các tín hữu tìm kiếm trong sứ điệp các phước lành Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi và các giao ước của chúng ta—khi hiệp cùng nhau—mang đến cho chúng ta. Sau đó, cân nhắc việc hỏi các câu hỏi như những câu hỏi sau đây về những điều họ đã tìm được: Các giao ước của chúng ta và Sự Chuộc Tội hiệp cùng nhau như thế nào để “làm cho chúng ta có khả năng hơn và làm cho chúng ta cao quý hơn”? Chúng giúp chúng ta bám chắc vào điều gì và từ bỏ điều g?

Elder Ulisses Soares

Ulisses Soares, “Các Vị Tiên Tri Nói nhờ Quyền Năng của Đức Thánh Linh,” trang 98–99

Sứ Điệp của Anh Cả Soares có thể soi dẫn chúng ta hành động trong đức tin khi chúng ta cảm thấy không đủ khả năng trong việc thực hiện ý muốn của Chúa. Anh Cả Soares nhận được sự an ủi và đảm bảo như thế nào khi ông nhận được sự kêu gọi mới của mình với tư cách là một vị Sứ Đồ? Ông học được điều gì từ kinh nghiệm của mình được kêu gọi với tư cách là một vị chủ tịch phái bộ truyền giáo? Chúng ta có thể học được điều gì từ các kinh nghiệm của ông? Cho các tín hữu thời gian để chia sẻ những kinh nghiệm khi họ cảm thấy không chắc chắn về điều Chúa muốn họ làm. Họ đã làm gì để tìm kiếm đức tin để tiến lên phía trước?

Elder Jeffrey R. Holland

Jeffrey R. Holland, “Sát Cánh và Củng Cố Họ,” trang 101–103

Khi các tín hữu trong nhóm túc số hay Hội Phụ Nữ của anh chị em học về những thay đổi đối với “khái niệm chức tư tế và Hội Phụ Nữ phục sự,” họ đã có các câu hỏi nào? Sứ điệp của Anh Cả Holland có thể cung cấp các câu trả lời. Các tín hữu có thể tìm kiếm các nguyên tắc phúc âm mà Anh Cả Holland giảng dạy là nền tảng của những thay đổi này. Chúng ta tìm thấy những lời mời nào trong sứ điệp của ông? Các phước lành nào được hứa? Làm thế nào những cách phục sự mới này giúp chúng ta trở thành “các môn đồ chân chính của Đấng Ky Tô”?

Sister Jean B. Bingham

Jean B. Bingham, “Phục Sự giống như Đấng Cứu Rỗi,” trang 104–107

Trong sứ điệp của mình, Chị Bingham mời gọi chúng ta tự hỏi mình những câu hỏi mà có thể hướng dẫn các nỗ lực phục sự của chúng ta. Các tín hữu có thể thảo luận về cách những câu hỏi này có thể hướng dẫn các nỗ lực phục sự của họ và sau đó tìm các câu trả lời cho câu hỏi của Chị Bingham: “Vậy thì ví dụ về việc phục sự là gì?” Anh chị em có thể dành thời gian ôn lại một số ví dụ Chị Bingham đã chia sẻ về các cá nhân phục sự và mời các tín hữu chia sẻ những ví dụ của riêng họ. Chúng ta tìm thấy điều gì trong sứ điệp của Chị Bingham mà gia tăng sự hiểu biết của chúng ta về tại sao và làm thế nào chúng ta phục sự?

Elder Dieter F. Uchtdorf

Dieter F. Uchtdorf, “Kìa, Xem Người Này!,” trang 107–110

Làm thế nào chúng ta giúp ai đó hiểu rằng sự hy sinh chuộc tội và Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô là các sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử thế gian? Mời các tín hữu suy ngẫm về câu hỏi này khi họ đọc một số đoạn trong sứ điệp của Anh Cả Uchtdorf. Họ tìm thấy điều gì có thể giúp giải thích tại sao các sự kiện này lại quan trọng như thế đối với họ? Sau phần thảo luận này, các tín hữu trong lớp có thể nói về việc “xem [Người Này]” có ý nghĩa gì đối với họ. Chúng ta đã học để “xem [Người Này]” như thế nào?

Elder Quentin L. Cook

Quentin L. Cook, “Chuẩn Bị để Gặp Thượng Đế,” trang 114–117

Anh chị em có thể bắt đầu cuộc thảo luận của mình về sứ điệp của Anh Cả Cook bằng cách mời một tín hữu tóm lược lại về sự phục hồi các chìa khóa chức tư tế trong Đền Thờ Kirkland. Theo như sứ điệp của Anh Cả Cook, Giáo Hội có các trách nhiệm nào liên quan đến những chìa khóa này? Các trách nhiệm này được biểu lộ như thế nào trong Giáo Hội ngày nay? Viết các từ sự ngay chính, tình đoàn kết,sự bình đẳng lên bảng, và yêu cầu các tín hữu chia sẻ những sự hiểu biết họ có được về các nguyên tắc này từ sứ điệp của Anh Cả Cook. Các nguyên tắc này giúp chúng ta làm tròn các trách nhiệm thiêng liêng của Giáo Hội như thế nào?