Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Những Ý Kiến để Cải Thiện Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình của Anh Chị Em


“Những Ý Kiến để Cải Thiện Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình của Anh Chị Em,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Những Ý Kiến để Cải Thiện Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình của Anh Chị Em,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2021

Hình Ảnh
gia đình đang học tập thánh thư

Những Ý Kiến để Cải Thiện Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình của Anh Chị Em

Thường xuyên học thánh thư chung gia đình là một cách thức đầy quyền năng để giúp gia đình anh chị em học hỏi phúc âm. Đọc bao nhiêu và trong bao lâu cùng gia đình thì không quan trọng bằng việc anh chị em kiên định trong những nỗ lực của mình. Khi anh chị em làm cho việc học thánh thư trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của mình, anh chị em sẽ giúp mọi người trong gia đình mình đến gần với nhau và với Chúa Giê Su Ky Tô hơn và xây đắp chứng ngôn của họ trên nền tảng của lời Ngài.

Hãy nghĩ về việc hỏi những câu hỏi sau đây:

  • Làm thế nào anh chị em có thể khuyến khích mọi người trong gia đình tự học thánh thư?

  • Làm thế nào anh chị em có thể khuyến khích mọi người trong gia đình chia sẻ điều họ đang học?

  • Làm thế nào anh chị em có thể nhấn mạnh đến các nguyên tắc anh chị em đang học trong Giáo Lý và Giao Ước trong những khoảnh khắc giảng dạy mỗi ngày?

Hãy nhớ rằng mái gia đình là nơi lý tưởng cho việc học hỏi phúc âm. Anh chị em có thể học hỏi và giảng dạy phúc âm ở nhà bằng những cách thức mà không thể thực hiện được trong một lớp học của Giáo Hội. Hãy sáng tạo trong khi nghĩ cách để giúp gia đình mình học từ thánh thư.

Những Ý Kiến về Các Sinh Hoạt

Hãy xem xét một số ý kiến sau đây để cải thiện việc học thánh thư chung gia đình của anh chị em:

Sử dụng âm nhạc

Hát những bài hát mà củng cố các nguyên tắc được giảng dạy trong thánh thư. Một gợi ý về bài thánh ca hoặc bài ca dành cho thiếu nhi đã được liệt kê trong đại cương mỗi tuần. Anh chị em có thể đặt các câu hỏi về những từ và cụm từ trong lời bài hát. Ngoài việc hát, gia đình của anh chị em có thể đóng diễn những hành động đi kèm với bài hát hoặc lắng nghe các bài hát như là nhạc nền trong khi họ làm các sinh hoạt khác.

Chia sẻ những đoạn thánh thư có ý nghĩa

Cho mọi người trong gia đình thời gian để chia sẻ các đoạn thánh thư mà họ thấy là có ý nghĩa trong khi họ học tập cá nhân.

Sử dụng lời riêng của anh chị em

Mời mọi người trong gia đình tóm lược bằng lời riêng của họ những điều họ học được từ các đoạn thánh thư mà anh chị em học.

Áp dụng thánh thư vào cuộc sống của anh chị em

Sau khi đọc xong một đoạn thánh thư, hãy mời mọi người trong gia đình chia sẻ những cách mà đoạn thánh thư đó áp dụng vào cuộc sống của họ.

Đặt câu hỏi

Mời mọi người trong gia đình đặt ra một câu hỏi về phúc âm, rồi sau đó dành thời gian để tìm kiếm các câu mà có thể giúp trả lời câu hỏi đó.

Trưng bày một câu thánh thư

Chọn ra một câu anh chị em thấy có ý nghĩa, và trưng câu đó ở chỗ nào mà mọi người trong gia đình sẽ thấy thường xuyên. Mời những người khác trong gia đình thay phiên nhau chọn ra một câu thánh thư để trưng ra.

Lập một bản liệt kê thánh thư

Cùng với cả gia đình, hãy chọn một vài câu mà anh chị em muốn thảo luận trong tuần sắp tới.

Thuộc lòng thánh thư

Chọn ra một đoạn thánh thư mà có ý nghĩa đối với gia đình anh chị em, và mời mọi người trong gia đình học thuộc lòng đoạn đó bằng cách lặp lại câu đó hàng ngày hoặc chơi một trò chơi ghi nhớ.

Chia sẻ các bài học với đồ vật

Tìm những đồ vật liên quan tới các chương và các câu mà anh chị em đang đọc cùng gia đình. Mời mọi người trong gia đình nói về mỗi đồ vật liên quan tới những lời giảng dạy trong thánh thư như thế nào.

Chọn một đề tài

Yêu cầu mọi người trong gia đình thay phiên nhau chọn một đề tài mà gia đình sẽ cùng học với nhau. Sử dụng Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org) để tìm các đoạn thánh thư nói về đề tài đó.

Vẽ tranh

Đọc một vài câu cùng cả gia đình, rồi sau đó cho mọi người trong gia đình thời gian để vẽ một điều gì đó liên quan đến điều đã đọc. Dành thời gian để thảo luận về hình vẽ của nhau.

Đóng diễn một câu chuyện

Sau khi đọc một câu chuyện, hãy mời mọi người trong gia đình đóng diễn câu chuyện đó. Sau đó, hãy nói về cách câu chuyện này liên quan đến những điều anh chị em đang trải qua một cách cá nhân và với cả gia đình.

Giảng Dạy Trẻ Em

Nếu anh chị em có trẻ nhỏ trong gia đình mình, đây là một số sinh hoạt có thể giúp chúng học hỏi:

Hát

Các bài thánh ca và những bài hát từ Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi dạy giáo lý một cách đầy quyền năng. Mỗi đại cương trong tài liệu này có gồm vào một bài hát gợi ý. Anh chị em cũng có thể sử dụng bảng chú dẫn đề tài ở phía sau sách Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi để tìm kiếm những bài hát liên quan đến những nguyên tắc phúc âm mà anh chị em đang giảng dạy. Hãy giúp con cái mình liên hệ sứ điệp của các bài hát với cuộc sống của chúng.

Lắng nghe hoặc đóng diễn một câu chuyện

Trẻ nhỏ yêu thích những câu chuyện—từ thánh thư, từ cuộc sống của anh chị em, từ lịch sử Giáo Hội hay từ các tạp chí của Giáo Hội. Hãy tìm kiếm những cách thức để các em có thể tham gia vào việc kể chuyện. Chúng có thể cầm những tấm hình hoặc đồ vật, vẽ tranh về những điều chúng nghe thấy, đóng diễn câu chuyện, hoặc thậm chí giúp kể câu chuyện. Hãy giúp con cái mình nhận ra các lẽ thật phúc âm trong những câu chuyện anh chị em chia sẻ.

Đọc thánh thư

Trẻ nhỏ có thể không có khả năng đọc nhiều nhưng anh chị em vẫn có thể để cho chúng tham gia vào việc học hỏi từ thánh thư. Anh chị em có thể cần phải tập trung vào một câu, một cụm từ, hay một từ duy nhất.

Nhìn vào bức hình hoặc xem một đoạn video

Đặt ra những câu hỏi về một bức hình hoặc đoạn video liên quan đến nguyên tắc phúc âm mà anh chị em đang thảo luận. Ví dụ, anh chị em có thể hỏi: “Điều gì đang diễn ra trong bức hình này? Điều đó làm cho con cảm thấy như thế nào?” Ứng dụng Thư Viện Phúc Âm, trang Gospel Media Library (Thư Viện Phương Tiện Truyền Thông Phúc Âm) tại trang mạng ChurchofJesusChrist.org, và trang mạng children.ChurchofJesusChrist.org là nơi rất tốt để tìm kiếm những hình ảnh và video.

Sáng tạo

Trẻ em có thể xây dựng, vẽ hay tô màu một thứ gì đó liên quan đến câu chuyện hay nguyên tắc chúng đang học.

Tham gia vào các bài học sử dụng đồ vật

Một bài học đơn giản sử dụng đồ vật có thể giúp con cái của anh chị em hiểu một nguyên tắc phúc âm khó hiểu. Khi sử dụng bài học có đồ vật minh họa, hãy tìm kiếm những cách thức để cho các con mình tham gia. Chúng sẽ học hỏi được nhiều hơn từ một kinh nghiệm tương tác so với việc chỉ xem một phần trình bày.

Đóng vai

Khi trẻ em đóng vai trong một tình huống mà chúng có thể sẽ gặp phải trong cuộc sống thật, thì chúng có khả năng tốt hơn để hiểu cách áp dụng một nguyên tắc phúc âm vào cuộc sống của mình.

Lặp lại các sinh hoạt

Trẻ nhỏ có thể cần nghe những khái niệm nhiều lần để hiểu những khái niệm đó. Ví dụ, anh chị em có thể chia sẻ một câu chuyện thánh thư vài lần bằng nhiều cách khác nhau—đọc từ thánh thư, tóm lược bằng lời riêng của mình, để cho con cái của anh chị em giúp anh chị em kể câu chuyện, mời chúng đóng diễn câu chuyện đó, và vân vân.

Hãy tạo sự liên kết với các mục tiêu phát triển cá nhân của chúng

Việc học thánh thư với gia đình có thể giúp mang lại sự soi dẫn cho giới trẻ và trẻ em để đề ra những mục tiêu cho sự tăng trưởng của chúng về mặt thuộc linh, thể chất, trí tuệ, và xã hội (xin xem Lu Ca 2:52).

Hình Ảnh
gia đình đang cười với nhau

Dạy Dỗ Giới Trẻ

Nếu anh chị em có con cái tuổi thiếu niên trong gia đình mình, sau đây là một số sinh hoạt có thể giúp chúng học hỏi:

Mời chúng giảng dạy

Chúng ta thường học được nhiều hơn khi chúng ta giảng dạy điều gì đó so với khi chúng ta chỉ nghe về điều đó. Hãy cho con cái tuổi thiếu niên của anh chị em những cơ hội để dẫn dắt các cuộc thảo luận gia đình về thánh thư.

Tạo sự liên kết với lớp giáo lý

Các học viên lớp giáo lý năm nay đang học sách Giáo Lý và Giao Ước. Nếu con cái tuổi thiếu niên của anh chị em đang tham dự lớp giáo lý, thì hãy mời chúng chia sẻ điều chúng đang học ở đó.

Áp dụng các thánh thư

Đôi khi giới trẻ gặp khó khăn để thấy cách mà giáo lý và các nguyên tắc trong thánh thư liên hệ với cuộc sống của chúng. Hãy giúp chúng thấy cách mà những câu chuyện và lời giảng dạy trong thánh thư liên hệ với những tình huống chúng gặp ở nhà, ở trường, hoặc với bạn bè của chúng.

Đặt những câu hỏi khuyến khích suy ngẫm

Nhiều em giới trẻ hưởng ứng tốt với những câu hỏi cho phép chúng bày tỏ suy nghĩ và cảm nghĩ của mình về thánh thư thay vì chỉ lặp lại điều thánh thư nói. Ví dụ, anh chị em có thể hỏi: “Chúa có thể đang dạy cho con điều gì trong những câu này?” hoặc “Tại sao con nghĩ điều mặc khải này sẽ có ý nghĩa đối với Các Thánh Hữu trong những năm 1830?”

Hãy tạo sự liên kết với các mục tiêu phát triển cá nhân của chúng

Việc học thánh thư với gia đình có thể giúp mang lại sự soi dẫn cho giới trẻ và trẻ em để đề ra những mục tiêu cho sự tăng trưởng của chúng về mặt thuộc linh, thể chất, trí tuệ, và xã hội (xin xem Lu Ca 2:52).

Cởi mở với các thắc mắc của chúng

Một câu hỏi từ một em giới trẻ là một cơ hội quý báu để chia sẻ lẽ thật và tìm kiếm sự hiểu biết về một đề tài mà em ấy đặc biệt thích thú. Đừng e ngại những câu hỏi hoặc bỏ qua chúng, ngay cả khi chúng dường như không liên quan đến đề tài của cuộc thảo luận. Cũng không sao nếu anh chị em không có mọi câu trả lời. Mái gia đình là nơi lý tưởng để cùng nhau tìm kiếm các câu trả lời.

Khuyến khích các em chia sẻ những sự hiểu biết sâu sắc của chúng

Giới trẻ có những quan điểm độc nhất và sự hiểu biết sâu sắc để đóng góp vào việc học thánh thư với gia đình. Hãy cho chúng biết rằng anh chị em hứng thú với điều Thánh Linh đang giảng dạy chúng về thánh thư. Thậm chí anh chị em cũng có thể yêu cầu chúng chia sẻ những hiểu biết sâu sắc từ việc học thánh thư cá nhân của chúng.

Hãy linh động

Nếu anh chị em có một đứa con tuổi thiếu niên không sẵn lòng tham gia học thánh thư với gia đình, thì hãy tìm những cách khác để kết nối với nó. Ví dụ, anh chị em có thể nói về phúc âm một cách tự nhiên trong những cuộc trò chuyện của mình hoặc chia sẻ một câu thánh thư đầy ý nghĩa bằng một cách dường như không mang tính thuyết giáo hoặc độc đoán không? Việc học thánh thư không cần phải trông giống y như nhau trong mỗi gia đình. Một số con cái có thể đáp ứng tốt hơn với việc học thánh thư riêng với cha hoặc mẹ. Hãy thành tâm tuân theo những thúc giục của Thánh Linh.

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã nói rằng: “Tôi hứa rằng khi anh chị em siêng năng cố gắng tổ chức lại nhà cửa của mình thành một trung tâm học tập phúc âm, thì cuối cùng ngày Sa Bát của anh chị em sẽ thực sự là một ngày vui thích. Con cái của anh chị em sẽ phấn khởi được học tập và sống theo những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi, và ảnh hưởng của kẻ nghịch thù trong cuộc sống của anh chị em và trong mái gia đình của anh chị em sẽ giảm bớt. Những thay đổi trong gia đình anh chị em sẽ rất đáng kể và bền bỉ” (“Trở Thành Các Thánh Hữu Ngày Sau Gương Mẫu,” Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 113).

In