Kinh Cựu Ước năm 2022
Những Ý Kiến để Cải Thiện Việc Học Thánh Thư Cá Nhân của Anh Chị Em


“Những Ý Kiến để Cải Thiện Việc Học Thánh Thư Cá Nhân của Anh Chị Em,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2022 (năm 2021)

“Những Ý Kiến để Cải Thiện Việc Học Thánh Thư Cá Nhân của Anh Chị Em,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2022

Hình Ảnh
người phụ nữ đang học thánh thư ở nhà

Những Ý Kiến để Cải Thiện Việc Học Thánh Thư Cá Nhân của Anh Chị Em

Đây là một số cách thức đơn giản để nâng cao việc anh chị em học hỏi lời của Thượng Đế trong thánh thư.

Tìm Kiếm Các Lẽ Thật về Chúa Giê Su Ky Tô

Thánh thư dạy chúng ta rằng mọi sự vật đều làm chứng về Đấng Ky Tô (xin xem 2 Nê Phi 11:4; Môi Se 6:63), vì vậy hãy nghĩ đến việc ghi chú hoặc đánh dấu những câu dạy về Đấng Cứu Rỗi và cách để noi theo Ngài.

Tìm Kiếm Những Từ và Cụm Từ Đầy Soi Dẫn

Anh chị em có thể thấy rằng một số từ và cụm từ trong thánh thư gây ấn tượng cho mình, như thể chúng được viết ra cho riêng anh chị em. Những từ này có thể đúng với cá nhân anh chị em và soi dẫn cùng thuyết phục anh chị em. Hãy nghĩ về việc đánh dấu các từ đó trong thánh thư hoặc viết vào nhật ký ghi chép việc học tập.

Tìm Kiếm Các Lẽ Thật Phúc Âm

Đôi khi các lẽ thật phúc âm (thường được gọi là giáo lý hoặc các nguyên tắc) được đề cập đến một cách trực tiếp, và đôi khi chúng ẩn trong một ví dụ hoặc câu chuyện. Hãy tự hỏi: “Các lẽ thật vĩnh cửu nào được giảng dạy trong các câu này?”

Hãy nghe theo Thánh Linh

Hãy chú ý đến cảm nghĩ và cảm giác của mình, thậm chí nếu chúng không liên quan gì đến điều anh chị em đang đọc. Những ấn tượng này có thể đúng là những điều mà Cha Thiên Thượng muốn anh chị em học được.

Áp Dụng Thánh Thư vào Cuộc Sống của Anh Chị Em

Hãy xem xét cách áp dụng những câu chuyện và những lời giảng dạy mà anh chị em đang đọc vào cuộc sống của mình. Ví dụ, anh chị em có thể tự hỏi: “Mình đã có những kinh nghiệm nào tương tự như điều mình đang đọc?” hoặc “Làm thế nào mình có thể noi theo gương của người này trong thánh thư?”

Hãy Đặt Câu Hỏi khi Anh Chị Em Học

Khi anh chị em học thánh thư, có thể có những câu hỏi đến với tâm trí. Những câu hỏi này có thể liên quan đến điều anh chị em đang đọc hoặc đến cuộc sống của anh chị em nói chung. Hãy suy ngẫm những câu hỏi này và tìm kiếm những câu trả lời khi anh chị em tiếp tục học thánh thư.

Hình Ảnh
em giới trẻ đang học thánh thư ở nhà

Sử Dụng Những Sự Trợ Giúp Học Tập Thánh Thư

Để có được thêm những sự hiểu biết sâu sắc về các câu mà anh chị em đọc, hãy sử dụng phần cước chú, Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org), và những sự trợ giúp học tập khác.

Xem Xét Văn Cảnh của Thánh Thư

Anh chị em có thể tìm được những hiểu biết sâu sắc đầy ý nghĩa về một câu thánh thư nếu xem xét văn cảnh của câu đó—tức là hoàn cảnh hoặc bối cảnh của thánh thư. Ví dụ, việc biết về lai lịch và niềm tin của dân tộc đang được vị tiên tri nói đến có thể giúp anh chị em hiểu được mục đích những lời của ông ấy.

Ghi Lại Cảm Nghĩ và Cảm Giác của Anh Chị Em

Có nhiều cách để ghi lại những ấn tượng đến với anh chị em trong khi học. Ví dụ, anh chị em có thể đánh dấu một từ hoặc cụm từ có ý nghĩa và ghi lại những cảm nghĩ của mình thành một ghi chú vào thánh thư của anh chị em. Anh chị em cũng có thể viết nhật ký về những hiểu biết sâu sắc, cảm giác, và ấn tượng mình nhận được.

Học Những Lời của Các Vị Tiên Tri và Sứ Đồ Ngày Sau

Hãy đọc những điều các vị tiên tri và sứ đồ ngày sau giảng dạy về các nguyên tắc mà anh chị em tìm thấy trong thánh thư (ví dụ, xin xem conference.ChurchofJesusChrist.org và các tạp chí Giáo Hội).

Chia Sẻ Những Hiểu Biết Sâu Sắc

Việc thảo luận những hiểu biết sâu sắc từ việc học tập cá nhân không chỉ là một cách tốt để giảng dạy những người khác, mà còn giúp củng cố sự hiểu biết của anh chị em về những điều anh chị em đọc.

Sống theo Điều Anh Chị Em Học Được

Việc học thánh thư không chỉ soi dẫn chúng ta mà còn dẫn chúng ta đến việc thay đổi lối sống của mình. Trong khi đọc, hãy lắng nghe những gì Thánh Linh thúc giục anh chị em, rồi sau đó cam kết để hành động theo những sự thúc giục đó.

Anh Cả David A. Bednar đã nói rằng: “Chúng ta không nên kỳ vọng Giáo Hội là một tổ chức giảng dạy hoặc nói cho chúng ta mọi điều chúng ta cần phải biết và làm để trở thành những môn đồ tận tụy và kiên trì một cách dũng cảm cho đến cùng [xin xem Giáo Lý và Giao Ước 121:29]. Thay vì thế, trách nhiệm cá nhân của chúng ta là học điều chúng ta nên học, và sống theo điều chúng ta biết là nên sống, và trở thành người mà Đấng Thầy muốn chúng ta trở thành. Và mái nhà của chúng ta là nơi tốt nhất để học hỏi, sống theo, và trở thành” (“Được Chuẩn Bị để Thu Nhận Mọi Điều Cần Thiết,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 102).

In