Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 16–22 tháng Ba. Gia Cốp 5–7: “Chúa Lao Nhọc với Chúng Ta”


“Ngày 16–22 tháng Ba. Gia Cốp 5–7: ‘Chúa Lao Nhọc với Chúng Ta,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)

“Ngày 16–22 tháng Ba. Gia Cốp 5–7,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2020

nhân công đang làm việc trong một khu vườn cây ô liu

Allegory of the Olive Tree (Truyện Ngụ Ngôn về Cây Ô Liu), tranh do Brad Teare họa

Ngày 16–22 tháng Ba

Gia Cốp 5–7

“Chúa Lao Nhọc với Chúng Ta”

Hãy học tập, suy ngẫm, và cầu nguyện để biết cách tốt nhất anh chị em có thể giảng dạy những lẽ thật được tìm thấy trong Gia Cốp 5–7. Hãy ghi lại bất cứ ấn tượng nào anh chị em nhận được.

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Để bắt đầu cuộc thảo luận về các sứ điệp được tìm thấy trong Gia Cốp 5–7, hãy mời trẻ em nói về những điều trong cuộc sống của chúng mà giúp chúng cảm nhận được tìnhyêu thương của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Làm thế nào chúng ta có thể cho thấy tình yêu thương của mình dành cho người khác?

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi

Gia Cốp 5

Những người truyền giáo phục vụ con cái của Cha Thiên Thượng.

Hãy suy ngẫm xem làm thế nào anh chị em có thể chia sẻ câu chuyện ngụ ngôn về cây ô liu theo cách mà trẻ em có thể hiểu được.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Cho thấy bức hình của một cái cây, hoặc dẫn cả lớp đi ra ngoài để nhìn một cái cây, và vắn tắt tóm lược các điểm chính của câu chuyện ngụ ngôn về cây ô liu trong Gia Cốp 5. Ví dụ: Chủ vườn (có thể tượng trưng cho Chúa Giê Su) làm việc vô cùng vất vả để chăm sóc các cây ô liu của mình (có thể tượng trưng cho mọi người trên thế gian) bởi vì Ngài quan tâm rất nhiều đến họ. Ngài kêu gọi những người làm công (có thể tượng trưng cho những người truyền giáo) để giúp chăm sóc cho những cái cây. Chọn một hoặc hai câu từ Gia Cốp 5 để đọc cho trẻ em nghe (như các câu 71–72).

  • Hỏi các em xem chúng có biết ai đó đã phục vụ truyền giáo không hoặc nói về một người nào đó anh chị em biết. Giúp trẻ em định vị trên bản đồ nơi những người truyền giáo đó đang phục vụ. Giải thích rằng Gia Cốp so sánh thế gian với một nhóm các cây ô liu. Các cây này giống như những người trên thế gian và việc chăm sóc cho các cây đó giống như những điều những người truyền giáo làm cho con cái của Thượng Đế. Những người truyền giáo làm gì để ban phước cho con cái của Cha Thiên Thượng? Chúng ta có thể trở nên giống như những người truyền giáo như thế nào?

cặp truyền giáo cao niên bên máy tính cùng với những người khác

Công việc truyền giáo là một cách chúng ta có thể giúp các con cái của Thượng Đế trở về với Ngài.

Gia Cốp 6:5

Cha Thiên Thượng yêu thương tôi.

Làm thế nào anh chị em có thể giảng dạy cho lớp học của mình rằng Thượng Đế yêu thương tất cả con cái của Ngài và dang “cánh tay thương xót” của Ngài ra cho họ?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời trẻ em ôm lấy nhau. Chúng ta cảm thấy như thế nào khi ai đó chúng ta yêu thương ôm lấy mình? Đọc Gia Cốp 6:5 cho trẻ em nghe và giải thích cho chúng biết các cụm từ “[Thượng Đế] đã gắn bó với các người” và “cánh tay thương xót của Ngài còn đưa ra đón chờ các người” dạy rằng Cha Thiên Thượng yêu thương chúng ta và muốn chúng ta một ngày nào đó trở về với Ngài.

  • Cùng nhau hát một bài hát về tình yêu thương. Mời trẻ em kể ra những điều giúp chúng cảm nhận được tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi.

Gia Cốp 7:1–23

Tôi có thể đứng lên bênh vực cho những điều tôi biết là đúng.

Gia Cốp là một tấm gương xuất sắc của một người mà chứng ngôn vững chắc của người đó đã giúp họ bảo vệ lẽ thật trước sự đối nghịch.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Kể câu chuyện về Gia Cốp và Sê Rem (Gia Cốp 7:1–23) theo cách mà trẻ em có thể hiểu được. Anh chị em có thể sử dụng “Chương 10: Gia Cốp và Sê Rem” (Sách Truyện Mặc Môn, trang 27–29, hoặc đoạn video tương ứng trên trang ChurchofJesusChrist.org). Sau đó, kể lại câu chuyện này một lần nữa, nhưng lần này hãy cho phép trẻ em giúp thêm vào các chi tiết. Hỏi các em xem chúng học được điều gì từ Gia Cốp. Làm thế nào chúng ta có thể noi theo tấm gương của ông?

  • Mời trẻ em hát một bài hát về việc chọn điều đúng như “Dám Làm Điều Tốt” hoặc “Stand for the Right” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 64–65). Yêu cầu chúng đứng lên bất cứ khi nào chúng hát các từ như tốt, lành hoặc chân.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi

Gia Cốp 5

Chúa quan tâm đến dân của Ngài.

Gia Cốp đã chia sẻ câu chuyện ngụ ngôn về cây ô liu để giúp mời gọi dân của ông đến cùng Đấng Ky Tô. Câu chuyện đó cũng có thể mời gọi trẻ em mà anh chị em giảng dạy đến cùng Đấng Ky Tô.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Đọc và giải thích cho trẻ em các câu quan trọng để tóm lược câu chuyện ngụ ngôn về cây ô liu, chẳng hạn như Gia Cốp 5:3–4, 28–29, 47, và 70–72, cũng hãy mời trẻ em vẽ tranh về những điều các câu này mô tả. Chúng ta học được điều gì từ các câu này về việc Chúa cảm thấy như thế nào về dân của Ngài? Yêu cầu trẻ em giả vờ chăm sóc một cây ô liu trong khi anh chị em vắn tắt tóm lược các câu 61–71 (chúng có thể đóng diễn mình đang đào, tưới nước, và vân vân). Mời một vài em đọc Gia Cốp 5:11, 41, 47, và 72 và tìm kiếm những điều cho thấy Chúa vườn (Chúa Giê Su Ky Tô) quan tâm đến các cây ô liu. Đấng Cứu Rỗi làm gì để cho thấy Ngài quan tâm đến chúng ta?  

  • Liệt kê ở trên bảng một số biểu tượng trong Gia Cốp 5, chẳng hạn như vườn cây, chủ vườn, tôi tớ, và các cây ô liu. Sau đó, lập một bản liệt kê khác theo thứ tự ngẫu nhiên về những điều các biểu tượng này có thể tượng trưng cho, như thế gian, Đấng Cứu Rỗi, các vị lãnh đạo Giáo Hội hoặc những người truyền giáo, và dân của Thượng Đế. Cùng nhau đọc các câu từ Gia Cốp 5 mà đề cập đến các biểu tượng này và giúp trẻ em kẻ những đường thẳng trên bảng kết nối các biểu tượng với ý nghĩa khả thi của chúng (xin xem, ví dụ, các câu 3–4, 28–29, 47, 70–72).

Gia Cốp 6:4–5

Cha Thiên Thượng yêu thương tôi và sẽ tha thứ cho tôi khi tôi hối cải.

Điều quan trọng là hãy giúp trẻ em mà anh chị em giảng dạy hiểu rằng Thượng Đế yêu thương chúng và sẽ luôn luôn tha thứ cho chúng khi chúng thành tâm hối cải.

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Vẽ một biểu đồ ở trên bảng với hai cột tiêu đề là Cha Thiên ThượngChúng Ta. Cùng nhau đọc Gia Cốp 6:4–5 và yêu cầu một nửa lớp tìm kiếm các cụm từ áp dụng cho Thượng Đế và nửa lớp còn lại tìm kiếm các cụm từ áp dụng cho chúng ta. Ghi lại những điều chúng khám phá ra ở dưới cột thích hợp. Hãy giúp các em định nghĩa các từ chúng không hiểu.

  • Chia sẻ câu chuyện của Anh Cả Allen D. Haynie về việc bị vấy bẩn trong hố bùn trong sứ điệp “Nhớ Mình Đã Đặt Lòng Tin Cậy Nơi Ai” của ông (Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 121–122). Câu chuyện này dạy chúng ta điều gì về những điều mình cần phải làm để được cứu rỗi trong vương quốc của Thượng Đế? Chúng ta còn học được điều gì khác từ Gia Cốp 6:4–5?

Gia Cốp 7:1–23

Tôi có thể đứng lên bênh vực cho những điều tôi biết là đúng.

Làm thế nào anh chị em có thể soi dẫn trẻ em đứng lên bênh vực cho lẽ thật như Gia Cốp đã làm?

Những Sinh Hoạt Khả Thi

  • Mời trẻ em đóng diễn sự tương tác giữa Gia Cốp và Sê Rem bằng cách sử dụng Gia Cốp 7:1–23 làm hướng dẫn.   Yêu cầu trẻ em nói về những đoạn chúng ưa thích trong câu chuyện. Gia Cốp đã đứng lên bênh vực cho những điều ông biết là đúng như thế nào? Mời trẻ em chia sẻ những kinh nghiệm khi chúng đã đứng lên bênh vực cho sự ngay chính hoặc chia sẻ những kinh nghiệm của anh chị em.

  • Mời trẻ em hát một bài hát về việc chọn điều đúng như “Dám Làm Điều Tốt” hoặc “Stand for the Right” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 64–65). Chia các em ra thành nhiều nhóm và mời chúng tạo ra một biểu ngữ hoặc áp phích đầy soi dẫn đại diện cho một điều gì đó chúng bênh vực hoặc tin vào.

hình biểu tượng học tập

Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà

Mời trẻ em suy nghĩ về một cách chúng có thể giúp gia đình mình cảm nhận được tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi—ví dụ, bằng cách giải thích những điều chúng học được về cách Chủ vườn chăm sóc cho các cây ô liu của ông.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Trẻ em thích chia sẻ những điều chúng đang học hỏi. Mặc dù còn nhỏ nhưng trẻ em đã có thể củng cố những người trong gia đình chúng. Hãy khuyến khích các em chia sẻ với gia đình chúng những điều chúng đã học được trong Hội Thiếu Nhi. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 30.)