“Ngày 2–8 tháng Mười Một. Mặc Môn 7–9: ‘Tôi Nói với Các Người như thể Các Người Có Trước Mặt Tôi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Sách Mặc Môn năm 2020 (năm 2020)
“Ngày 2–8 tháng Mười Một. Mặc Môn 7–9,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2020
Ngày 2–8 tháng Mười Một
Mặc Môn 7–9
“Tôi Nói với Các Người như thể Các Người Có Trước Mặt Tôi”
Khi anh chị em đọc Mặc Môn 7–9 hãy suy ngẫm về những điều anh chị em mong muốn trẻ em mà mình giảng dạy biết nhất. Hãy lên kế hoạch để giảng dạy những lẽ thật anh chị em cảm thấy sẽ ban phước cho cuộc sống của chúng.
Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em
Mời Chia Sẻ
Chuyền quanh lớp một quyển Sách Mặc Môn. Mời trẻ em, khi đến lượt chúng cầm quyển sách, chia sẻ một điều chúng đã học được từ sách. Nếu các em cần sự giúp đỡ, hãy nhắc chúng nhớ về những điều chúng đã học được gần đây trong lớp.
Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Nhỏ Tuổi
Cả Sách Mặc Môn lẫn Kinh Thánh đều làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô.
Mặc Môn dạy rằng Sách Mặc Môn được viết ra để giúp chúng ta tin vào Kinh Thánh và rằng những ai tin vào Kinh Thánh cũng sẽ tin vào Sách Mặc Môn.
Những Sinh Hoạt Khả Thi
-
Cho trẻ em thấy trang tựa của Sách Mặc Môn rồi chỉ đến từng từ trong tiêu đề khi anh chị em đọc tiêu đề đó và nhấn mạnh từ khác. Giúp trẻ em nghĩ về những sách thánh thư khác mà giảng dạy cho chúng ta về Chúa Giê Su. Cho các em thấy rằng Kinh Thánh có Kinh Cựu Ước và Kinh Tân Ước. Giúp trẻ em nói “Kinh Cựu Ước, Kinh Tân Ước” khi anh chị em chỉ đến Kinh Thánh và “Một Chứng Thư Khác” khi anh chị em chỉ đến Sách Mặc Môn.
-
Trưng bày một tấm bản đồ thế giới hoặc trang sinh hoạt cho đề cương này cùng với một quyển Kinh Thánh và một quyển Sách Mặc Môn. Hãy sử dụng các vật này để giảng dạy cho trẻ em rằng Kinh Thánh là một biên sử về những lời giảng dạy của Chúa Giê Su ở và xung quanh Giê Ru Sa Lem và Sách Mặc Môn là một biên sử về những lời giảng dạy của Ngài ở Châu Mỹ.
-
Hãy chọn một vài sự kiện và lẽ thật mà cả Kinh Thánh lẫn Sách Mặc Môn đều làm chứng, chẳng hạn như sự giáng sinh, cái chết, và Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su. Cho thấy những hình ảnh từ Sách Họa Phẩm Phúc Âm mà mô tả các sự kiện và lẽ thật này. Yêu cầu trẻ em mô tả những điều chúng thấy trong các bức hình và nói với chúng rằng cả Kinh Thánh lẫn Sách Mặc Môn đều giảng dạy về những điều này.
Tôi có thể chọn điều đúng ngay cả khi tôi cảm thấy đơn độc.
Mô Rô Ni là người Nê Phi ngay chính cuối cùng nhưng ông vẫn trung thành với chứng ngôn của mình. Hãy giúp trẻ em học hỏi từ tấm gương của ông.
Những Sinh Hoạt Khả Thi
-
Đọc Mặc Môn 8:3 và nhấn mạnh rằng Mô Rô Ni đã hoàn toàn đơn độc nhưng ông vẫn tuân giữ các lệnh truyền, kể cả lệnh truyền phải kết thúc Sách Mặc Môn. Hãy chia sẻ về một lần khi anh chị em đã trung tín ngay cả khi cảm thấy mình đơn độc.
-
Sau khi đã thảo luận về tấm gương của Mô Rô Ni, hãy chia sẻ một số tình huống mà một đứa trẻ phải quyết định xem có nên chọn điều đúng không, ngay cả khi không có ai nhìn thấy. Mô Rô Ni sẽ làm gì?
-
Cùng hát với trẻ em một bài hát về việc chọn điều đúng. Tại sao điều quan trọng là lúc nào cũng phải chọn điều đúng, ngay cả khi mình đơn độc?
Thượng Đế là “một Thượng Đế có nhiều phép lạ.”
Hãy giúp trẻ em hiểu rằng các phép lạ là quan trọng trong công việc của Thượng Đế và rằng Thượng Đế sẽ thực hiện các phép lạ khi dân của Ngài có đức tin.
Những Sinh Hoạt Khả Thi
-
Giải thích rằng một phép lạ là một điều gì đó Thượng Đế thực hiện để cho thấy quyền năng của Ngài và ban phước cho cuộc sống của chúng ta (xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Phép Lạ”). Đọc những từ và cụm từ từ Mặc Môn 9:11–13, 17 mà mô tả một số phép lạ của Thượng Đế. Giúp trẻ em nghĩ về các phép lạ khác được tìm thấy trong thánh thư (hình ảnh từ Sách Họa Phẩm Phúc Âm, chẳng hạn như số 26, 40, 41, và 83, có thể giúp ích). Làm chứng rằng Thượng Đế đã thực hiện các phép lạ trong thời xưa và Ngài vẫn còn thực hiện các phép lạ ngày nay.
-
Chia sẻ một kinh nghiệm khi anh chị em đã nhìn thấy các phép lạ trong Giáo Hội hoặc trong cuộc sống của mình. Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em rằng Thượng Đế là “một Thượng Đế có nhiều phép lạ” (Mặc Môn 9:11).
Giảng Dạy Giáo Lý: Trẻ Em Lớn Tuổi
Cả Sách Mặc Môn lẫn Kinh Thánh đều làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô.
Mặc Môn dạy rằng “phúc âm của Đấng Ky Tô … sẽ được bày ra trước mặt [chúng ta]” trong cả Kinh Thánh lẫn Sách Mặc Môn. Hãy suy xét cách anh chị em sẽ giảng dạy trẻ em rằng cả hai quyển thánh thư đều là quan trọng đối với chúng ta.
Những Sinh Hoạt Khả Thi
-
Viết Mặc Môn 7:9 lên trên bảng nhưng chừa ra những chỗ trống thay cho các từ này và kia. Cũng hãy viết lên trên bảng này = Sách Mặc Môn và kia = Kinh Thánh. Mời trẻ em đọc to Mặc Môn 7:9 và sử dụng các cụm từ ở trên bảng để điền vào chỗ trống. Chúng ta học được điều gì về Kinh Thánh và Sách Mặc Môn từ câu này?
-
Trưng bày một quyển Sách Mặc Môn và một quyển Kinh Thánh. Chia sẻ một vài câu chuyện từ mỗi quyển sách và cho thấy hình ảnh nếu có (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm). Mời trẻ em chỉ đến cuốn sách mà chứa đựng câu chuyện đó. Tại sao chúng ta cần cả hai quyển sách?
-
Viết mỗi từ của tín điều thứ tám lên các mảnh giấy rời. Đưa một hoặc hai từ cho mỗi em và mời các em làm việc cùng nhau để xếp các từ theo đúng thứ tự. Sau đó, hãy yêu cầu các em lặp lại tín điều này nhiều lần. Tín điều này dạy cho chúng ta điều gì?
Tôi có thể chọn điều đúng ngay cả khi tôi cảm thấy đơn độc.
Quyết tâm của Mô Rô Ni để “làm tròn lời dặn bảo của phụ thân [ông],” ngay cả khi phụ thân ông đã chết, có thể soi dẫn trẻ em tuân theo các lệnh truyền của Thượng Đế.
Những Sinh Hoạt Khả Thi
-
Đọc Mặc Môn 8:1–7 với trẻ em và mời chúng chia sẻ cảm nghĩ của mình nếu chúng là Mô Rô Ni. Yêu cầu các em đọc lại một lần nữa các câu 1, 3, và 4 để tìm kiếm những điều Mô Rô Ni đã được truyền lệnh phải làm. Mô Rô Ni đã “làm tròn lời dặn bảo của phụ thân [ông]” như thế nào? Làm thế nào chúng ta có thể trở nên giống như Mô Rô Ni?
-
Mời mỗi em viết xuống một tình huống mà chúng phải lựa chọn giữa điều đúng và điều sai khi không có ai nhìn thấy. Đặt những ý tưởng của chúng vào một cái hộp đựng và để cho trẻ em thay phiên nhau bốc một tình huống và chia sẻ những điều chúng sẽ làm để trở nên giống như Mô Rô Ni.
Thượng Đế là “một Thượng Đế có nhiều phép lạ.”
Ngày nay, nhiều người không tin rằng các phép lạ vẫn còn xảy ra. Hãy sử dụng những lời giảng dạy của Mô Rô Ni trong các câu này để giảng dạy trẻ em rằng khi có đức tin, chúng ta có thể nhìn thấy Thượng Đế thực hiện các phép lạ trong cuộc sống của chúng ta.
Những Sinh Hoạt Khả Thi
-
Cho trẻ em thấy một công thức nấu ăn. Điều gì sẽ xảy ra nếu anh chị em bỏ đi một nguyên liệu quan trọng? Mời trẻ em tra cứu Mặc Môn 8:24 và 9:20–21 để tìm “nguyên liệu” cần thiết mà chúng ta phải có trước khi Thượng Đế có thể thực hiện các phép lạ. Chia sẻ những ví dụ về các phép lạ—lớn lao hoặc nhỏ nhặt—mà anh chị em đã thấy trong Giáo Hội hoặc trong cuộc sống của mình. Mời trẻ em chia sẻ những ví dụ của riêng chúng.
-
Chia các em ra thành hai đội. Mời mỗi đội tìm kiếm những ví dụ về các phép lạ trong một số hoặc tất cả các câu thánh thư sau đây: Mặc Môn 8:24; 9:11–13, 16–18, 21–25. Chúng ta có thể nói gì với một ai đó nghĩ rằng các phép lạ không còn xảy ra nữa? (xin xem Mặc Môn 9:9, 15–21).
Khuyến Khích Việc Học Tập ở Nhà
Mời trẻ em yêu cầu một người trong gia đình mô tả một phép lạ mà đã củng cố chứng ngôn của người đó.