Giáo Lý và Giao Ước năm 2021
Đáp Ứng Nhu Cầu của Trẻ Em bị Khuyết Tật


“Đáp Ứng Nhu Cầu của Trẻ Em bị Khuyết Tật,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: Giáo Lý và Giao Ước năm 2021 (năm 2020)

“Đáp Ứng Nhu Cầu của Trẻ Em bị Khuyết Tật,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi: năm 2021

Hình Ảnh
những trẻ em đang ca hát

Đáp Ứng Nhu Cầu của Trẻ Em bị Khuyết Tật

Những người lãnh đạo Hội Thiếu Nhi có trách nhiệm để giảng dạy phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô cho tất cả trẻ em, kể cả các em bị khuyết tật. Trong Hội Thiếu Nhi, mỗi đứa trẻ cần phải được chào đón, yêu thương, chăm sóc, và được mời tham gia. Trong bầu không khí này, tất cả các em sẽ dễ dàng hơn để hiểu được tình yêu thương của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô và để cảm nhận cùng nhận biết ảnh hưởng của Đức Thánh Linh. Những ý tưởng sau đây có thể giúp anh chị em đáp ứng nhu cầu của trẻ em bị khuyết tật.

  • Tìm hiểu về nhu cầu riêng của đứa trẻ. Cách tốt nhất để tìm hiểu là nói chuyện với cha mẹ hoặc người chăm sóc của đứa trẻ. Hãy tìm hiểu xem phương pháp học tập nào là tốt nhất đối với em ấy. Anh chị em cũng có thể bàn bạc với những người lãnh đạo và các giảng viên khác trong Hội Thiếu Nhi mà có kinh nghiệm và sự hiểu biết để chia sẻ.

  • Tạo ra một môi trường tích cực mà trong đó mỗi đứa trẻ cảm thấy an toàn và được yêu thương. Hãy học tên của tất cả những trẻ em trong lớp của anh chị em và giúp chúng cảm thấy được đón nhận, yêu thương, và được mời tham gia. Trẻ em bị khuyết tật thường bị chỉ trích nên hãy tìm kiếm các cơ hội để khen ngợi chúng về những hành vi tích cực. Giúp những trẻ em khác biết cách yêu thương và đón nhận.

  • Điều chỉnh để mọi người có thể cùng tham gia. Những điều chỉnh nhỏ trong các sinh hoạt có thể được áp dụng để đảm bảo rằng tất cả trẻ em đều có thể học hỏi, kể cả những em bị tật nguyền hoặc khiếm khuyết trong việc học hỏi. Ví dụ, nếu một sinh hoạt đề nghị cho xem hình ảnh thì thay vào đó, anh chị em có thể hát một bài hát có liên quan để có thể bao gồm cả các em bị khiếm thị.

  • Thiết lập những thông lệ và cơ cấu lớp học nhất quán. Một cách để thiết lập những thông lệ và cơ cấu này là tạo ra một tấm áp phích với thời gian biểu mà cho thấy tiến trình của lớp học. Thời gian biểu của anh chị em có thể bao gồm những lời cầu nguyện, thời gian giảng dạy, và thời gian sinh hoạt. Việc này có thể giúp làm giảm bớt những cảm giác không chắc chắn mà có thể làm gia tăng nỗi lo lắng của một số trẻ em.

  • Sử dụng các tín hiệu thị giác. Trẻ em bị khiếm khuyết trong việc học hỏi hoặc trong hành vi có thể được lợi ích từ các tín hiệu thị giác, chẳng hạn như hình ảnh làm mẫu các hành vi thích hợp như giơ tay trước khi trả lời câu hỏi.

  • Hiểu tại sao những hành vi thách thức xảy ra. Hãy tìm hiểu về những khuyết tật hoặc hoàn cảnh mà có thể gây ảnh hưởng đến một đứa trẻ khiến em ấy hành động một cách không thích hợp. Hãy cẩn thận chú ý đến những điều xảy ra khi các hành vi thách thức xuất hiện. Hãy thành tâm cân nhắc cách thay đổi tình huống để có thể hỗ trợ đứa trẻ một cách tốt hơn.

  • Hãy giúp cho mỗi em phát triển và tiến bộ. Joseph Smith đã dạy: “Tất cả tâm trí và linh hồn mà Thượng Đế đã từng gửi đến thế gian đều có thể phát triển được” (Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith [2007], trang 210). Đừng cho rằng một đứa trẻ với những khuyết tật thì không thể học hỏi hoặc đóng góp. Hãy cầu xin Chúa giúp anh chị em biết cách để giúp các trẻ em đạt được tiềm năng về mặt thuộc linh của chúng.

In