Tự Lực Cánh Sinh
Điều Phối Các Nhóm


“Điều Phối Các Nhóm,” Điều Phối Các Nhóm cho Sự Tự Lực Cánh Sinh (Năm 2018)

“Điều Phối Các Nhóm”

Điều Phối Các Nhóm

Chuẩn Bị Bắt Đầu (10 phút hoặc ngắn hơn)

Người Điều Phối

Bắt đầu buổi họp huấn luyện người điều phối như sau:

  1. Bắt đầu với một lời cầu nguyện (và một bài thánh ca, nếu muốn).

  2. Một chuyên viên tự lực cánh sinh hoặc một thành viên của ủy ban tự lực cánh sinh có thể nói lời giới thiệu và chứng ngôn trong khoảng từ ba đến năm phút .

  3. Mời mỗi người tự giới thiệu ngắn gọn về bản thân (mỗi người không nói dài hơn 30 giây).

  4. Mời cả nhóm mở sách hướng dẫn của họ ra và dò theo.

Chào mừng

Đọc

Xin cảm ơn vì đã sẵn lòng phục vụ với tư cách là người điều phối. Anh chị em sẽ giúp hướng dẫn một nhóm nhỏ các cá nhân trở nên tự lực hơn bằng cách giúp họ học hỏi những kỹ năng thực tiễn và sống theo các nguyên tắc phúc âm. Anh chị em sẽ là một phần của một điều gì đó thật tuyệt vời. Các nhóm tự lực cánh sinh có thể thay đổi cuộc sống. Anh chị em không cần phải là một chuyên gia. Chỉ cần làm theo như trong tài liệu và dựa vào linh cảm nhận được từ nhóm và sự soi dẫn từ Thánh Linh.

Vì các nhóm tự lực cánh sinh có phần nào khác biệt với các nhóm khác chúng ta từng tham gia, nên buổi huấn luyện này sẽ giúp chúng ta học hỏi và luyện tập những điều độc đáo về các nhóm này. Hôm nay chúng ta sẽ trả lời một số câu hỏi phổ biến mà người điều phối thường có trước khi bắt đầu một nhóm:

  • Trở nên tự lực có nghĩa là gì?

  • Các nhóm tự lực cánh sinh hoạt động như thế nào?

  • Tôi có thể làm gì để trở thành một người điều phối hữu hiệu?

Ngoài buổi huấn luyện này ra, hãy nhớ tự đọc phần Phụ Lục và xem các tài liệu ở trang srs.lds.org trước buổi họp đầu tiên của anh chị em.

Buổi huấn luyện hôm nay sẽ trông giống và cảm thấy giống như các buổi họp của nhóm tự lực cánh sinh mà anh chị em sẽ điều phối. Trong buổi huấn luyện này và trong các nhóm tự lực cánh sinh của chúng ta, chúng ta sẽ làm đúng theo những gì được viết trong tài liệu. Tất cả các sách hướng dẫn tự lực cánh sinh đều có kèm theo những dấu nhắc để giúp anh chị em biết phải làm gì. Khi thấy những dấu nhắc sau đây, chúng ta sẽ làm theo những chỉ dẫn này:

Hình Ảnh
bảng, hướng dẫn cho dấu nhắc

Đọc

Buổi huấn luyện này và các sách hướng dẫn mà sẽ được sử dụng trong nhóm của chúng ta gồm có thời gian đề xuất cho các mục, các cuộc thảo luận, và sinh hoạt. Như vậy sẽ giúp chúng ta quản lý thời gian và học được hết tài liệu. Luôn luôn chỉ định một người bấm giờ cho mỗi buổi họp nhóm để giúp cho nhóm được tiến hành theo đúng kế hoạch.

Người Điều Phối

Hỏi một người xem liệu người ấy có muốn là người bấm giờ cho suốt khóa huấn luyện không.

Trở nên tự lực có nghĩa là gì?

Đọc

“Sự tự lực cánh sinh là khả năng, sự cam kết, và nỗ lực để lo liệu cho những nhu cầu cần thiết về mặt thuộc linh và vật chất của cuộc sống cho bản thân và gia đình” (Sách Hướng Dẫn 2: Điều Hành Giáo Hội [Năm 2010], 6.1.1). Trở nên tự lực không có nghĩa là chúng ta có thể làm hoặc có được bất cứ điều gì mình muốn. Nếu trở nên tự lực, chúng ta biết rằng qua ân điển và quyền năng của Chúa Giê Su Ky Tô, kết hợp với đức tin của chúng ta, thì chúng ta có thể làm việc để đáp ứng những nhu cầu thuộc linh và vật chất chúng ta cần có cho bản thân và gia đình mình. Các nhóm tự lực đã được thiết kế nhằm giúp chúng ta thay đổi cách sống, làm việc với Chúa để trở nên tự lực hơn về mặt vật chất và thuộc linh.

Chúng ta sẽ xem một video về các thành viên trong nhóm và các vị lãnh đạo kể về kinh nghiệm của họ với các nhóm tự lực cánh sinh. Khi anh chị em xem video, hãy lắng nghe xem các nhóm tự lực cánh sinh có ảnh hưởng như thế nào đến mọi người về mặt vật chất lẫn thuộc linh.

Xem

“Self-Reliance: Tools to Become Better (Tự Lực Cánh Sinh: Công Cụ để Trở Nên Hữu Hiệu Hơn),” có sẵn tại srs.lds.org/videos. (Không có video? Hãy tiếp tục đọc.)

Thảo Luận (2 phút)

Anh chị em đã có kinh nghiệm nào mà giúp anh chị em biết rằng phần thuộc linh và vật chất có liên quan với nhau?

Các Nhóm Tự Lực Cánh Sinh Hoạt Động Như Thế Nào?

Đọc

Các nhóm tự lực cánh sinh là những hội đồng nhỏ tập trung vào việc giúp đỡ mỗi thành viên trong nhóm phát triển. Có bốn nhóm tự lực cánh sinh để chọn:

Người ta có thể biết về các nhóm này, tại một buổi họp đặc biệt, hoặc được mời trực tiếp. Họ chọn nhóm mình muốn tham gia.

Các nhóm này thường nhỏ, khoảng dưới 12 người. Buổi họp nhóm sẽ diễn ra mỗi tuần trong 12 tuần và mỗi buổi họp kéo dài khoảng hai tiếng đồng hồ.

Mỗi nhóm tự lực cánh sinh đều được hướng dẫn bởi một người điều phối (chúng ta). Các nhóm tự lực cánh sinh được điều phối, chứ không có giảng viên giảng dạy. Với tư cách là người điều phối, chúng ta không được trông mong phải thành thạo về chủ đề của nhóm. Thay vì thế, chúng ta giúp nhóm của mình làm theo đúng như những gì được viết trong tài liệu và mời mỗi thành viên trong nhóm tham gia.

Mỗi buổi họp nhóm làm theo một chương trong sách hướng dẫn. Mỗi chương gồm có năm mục với một khoảng thời gian đề xuất. Năm mục này là trọng tâm của buổi họp nhóm tự lực cánh sinh. Để tổ chức một buổi họp nhóm, chỉ cần làm theo tài liệu và thời gian đề xuất—đừng bao giờ bỏ qua một mục nào.

Hình Ảnh
biểu tượng, thay đổi người điều phối

Thay Đổi Người Điều Phối

Đọc

Vào cuối mỗi buổi họp, chúng ta có thể giúp các thành viên trong nhóm của mình chọn ra một người bạn cùng tiến để được giúp đỡ và hỗ trợ trong tuần. Đôi bạn cùng tiến có thể thay đổi mỗi tuần. Họ thường có cùng giới tính nhưng không phải là người thân trong gia đình.

Sự kết hợp các nguyên tắc thuộc linh, các kỹ năng thực tiễn, và sức mạnh của nhóm tạo ra một môi trường học hỏi độc đáo nhằm giúp mọi người cải thiện cuộc sống của mình. Như anh chị em sẽ thấy trong video sau đây, trong các nhóm tự lực cánh sinh của chúng ta, chúng ta học hỏi từ ba nguồn: từ các tài liệu, từ nhau, và từ Thánh Linh.

Xem

“The Power of the Group,” (Sức Mạnh của Nhóm), có sẵn tại srs.lds.org/videos. (Không có video? Hãy tiếp tục đọc.)

Thảo Luận (2 phút)

Anh chị em nghĩ các nhóm tự lực cánh sinh của mình sẽ khác với các lớp học hoặc hội thảo khác mà anh chị em đã tham dự như thế nào? Chúng sẽ giống nhau như thế nào?

Hình Ảnh
biểu tượng, thay đổi người điều phối

Thay Đổi Người Điều Phối

Tôi Có Thể Làm Gì để Trở Thành một Người Điều Phối Hữu Hiệu?

Đọc

Làm người điều phối có thể là một kinh nghiệm tuyệt vời. Người điều phối hữu hiệu nhất sẽ làm ba điều hết sức quan trọng:

  • Điều phối, chứ không giảng dạy.

  • Đảm nhận một số trách nhiệm khác.

  • Phục vụ với tư cách là người hướng dẫn cho nhóm.

Điều Phối, Chứ Không Giảng Dạy

Đọc

Các nhóm tự lực cánh sinh được thiết kế một cách có chủ ý là để được điều phối chứ không phải để được giảng dạy bởi một giảng viên. Người điều phối không chuẩn bị bài học, không giảng dạy cho nhóm, hoặc nói nhiều hơn bất kỳ thành viên nào khác trong nhóm. Họ làm theo đúng như các tài liệu của khóa học và mời mỗi thành viên trong nhóm tham gia một cách bình đẳng. Người điều phối giúp tạo nên một môi trường nơi mà Thánh Linh có thể giảng dạy cho cả nhóm.

Trong video kế tiếp, hãy tìm những cách thức mà một người điều phối đã chuyển từ giảng dạy sang điều phối, và điều đó đã tác động đến cả nhóm như thế nào.

Xem

“How to Facilitate a Group (Cách Thức Điều Phối Nhóm),” có sẵn tại srs.lds.org/videos. (Không có video? Hãy tiếp tục đọc.)

Thảo Luận (2 phút)

Điều phối khác với giảng dạy như thế nào?

Hình Ảnh
biểu tượng, thay đổi người điều phối

Thay Đổi Người Điều Phối

Đọc

Là người điều phối, chúng ta có trách nhiệm phải thiết lập một môi trường học hỏi tích cực, đầy tôn trọng, và thú vị. Chúng ta giúp các thành viên trong nhóm quan tâm đến nhau và cho thấy tình yêu thương và sự hỗ trợ.

Hình Ảnh
biểu tượng, thay đổi người điều phối

Thay Đổi Người Điều Phối

Đọc

Là người điều phối, chúng ta nêu gương. Chúng ta có thể giúp các thành viên trong nhóm của mình thiết lập một môi trường học hỏi tích cực và đầy quan tâm. Mọi việc không phải lúc nào cũng diễn ra một cách hoàn hảo, và đôi khi chúng ta có thể cần phải giúp đỡ các thành viên trong nhóm thấy hành động của họ ảnh hưởng như thế nào đến nhóm và làm sao để thay đổi họ. Chúng ta sẽ đề cập thêm về điều này trong sinh hoạt kế tiếp.

Người Điều Phối

Đối với cuộc thảo luận sau đây về các trách nhiệm của người điều phối, có thể là hữu ích để chuyển vai trò điều phối trở lại cho người điều phối chính.

Đảm Nhận Một Số Trách Nhiệm Khác

Đọc

Là người điều phối, chúng ta cũng có một số trách nhiệm bên ngoài buổi họp nhóm của mình. Sinh hoạt kế tiếp sẽ cho chúng ta cơ hội để nói về các trách nhiệm này.

Hình Ảnh
biểu tượng, thay đổi người điều phối

Thay Đổi Người Điều Phối

Phục Vụ với Tư Cách Là Người Hướng Dẫn cho Nhóm của Anh Chị Em

Đọc

Bây giờ chúng ta đã nói về cách điều phối và đề cập đến một số trách nhiệm khác của mình, đã đến lúc để nói về bí quyết để điều phối hữu hiệu. Những người điều phối tuyệt vời nhất yêu thương và lo lắng cho các thành viên trong nhóm của họ. Họ phục vụ nhóm của họ gần giống như một người chăn chiên chăm lo cho đàn chiên của mình. Đấng Ky Tô sử dụng ví dụ về người chăn chiên vì người chăn chiên biết rõ tên, tính cách, và nhu cầu của mỗi con chiên của mình. Người điều phối hữu hiệu biết rõ các thành viên trong nhóm của mình, quan tâm đến thành công của họ, và giúp họ tham gia và thành công. Có thể mất một vài tuần để cho nhóm của anh chị em biết rõ nhau hơn, nhưng phần lớn những người tốt nghiệp nhóm tự lực cánh sinh đều nói về việc họ đã gần gũi với nhau và chăm lo cho nhau biết bao. Là người điều phối, chúng ta có thể giúp tạo nên một môi trường khuyến khích tinh thần này.

Hãy thay phiên nhau đọc gợi ý sau đây về việc trở thành người hướng dẫn cho nhóm của anh chị em.

Trở Thành Người Hướng Dẫn cho Nhóm của Anh Chị Em

  • Gọi điện thoại hoặc gửi tin nhắn cho các thành viên trong nhóm. Anh chị em có thể liên lạc với họ và nhắc họ về ngày, giờ, và địa điểm của buổi họp.

  • Khi mọi người tới, hãy nồng nhiệt chào đón và làm quen với họ.

  • Ghi nhận và bày tỏ niềm phấn khởi về tiến bộ của các thành viên trong nhóm.

  • Nhắc các thành viên trong nhóm hãy tôn trọng thông tin kín mật.

  • Giữa các buổi họp, hãy khích lệ các thành viên nào trong nhóm đang gặp khó khăn. Giúp các đôi bạn cùng tiến của họ cũng liên lạc với họ và ủng hộ họ.

  • Cùng với những người khác trong nhóm, hãy tìm đến các thành viên trong nhóm mà có thể vắng mặt tại một buổi họp.

  • Cầu nguyện cho mỗi thành viên trong nhóm của anh chị em bằng tên của họ.

  • Thành tâm xem qua các tài liệu cho buổi họp lần sau của nhóm.

  • Hãy luôn có Thánh Linh ở với anh chị em, và hành động theo những ý tưởng và linh cảm.

Thảo Luận (2 phút)

Làm những điều này sẽ giúp chúng ta trở thành người hướng dẫn cho các nhóm tự lực cánh sinh như thế nào?

Hình Ảnh
biểu tượng, thay đổi người điều phối

Thay Đổi Người Điều Phối

Hình Ảnh
biểu tượng, thay đổi người điều phối

Thay Đổi Người Điều Phối

Kết Luận

Đọc

Hy vọng rằng buổi huấn luyện này đã giúp chúng ta hiểu nhiều hơn một chút về sự tự lực cánh sinh, cách hoạt động của nhóm tự lực cánh sinh, và chúng ta có thể làm gì để trở thành người điều phối hữu hiệu. Là một thành viên trong nhóm tự lực cánh sinh có thể là một kinh nghiệm khác lạ và mới mẻ cho chúng ta và cho các thành viên trong nhóm của chúng ta. Có thể phải mất một thời gian để cảm thấy thoải mái với tiến trình này và với nhau. Hãy thường xuyên xem lại sách hướng dẫn này, tìm hiểu thêm thông tin trong phần Phụ Lục—đặc biệt là bản đánh giá—và vào trang srs.lds.org để có thêm thông tin và các video bổ ích. Với thời gian và sự tin cậy nơi Chúa, chúng ta sẽ có một kinh nghiệm tốt đẹp.

Xem

“Self-Reliance Facilitators: Bringing About Change (Người Điều Phối Sự Tự Lực Cánh Sinh: Mang Lại Sự Thay Đổi),” có sẵn tại srs.lds.org/videos. (Không có video? Hãy tiếp tục đọc.)

Thảo Luận (3 phút)

Điều quan trọng nhất mà anh chị em học được trong buổi huấn luyện này là gì?

Suy Ngẫm (3 phút)

Mỗi anh chị em hãy suy nghĩ về điều mình học được từ buổi huấn luyện này, và cân nhắc điều gì Chúa muốn anh chị em làm. Hãy viết xuống câu trả lời của anh chị em dưới đây.

Dựa trên kinh nghiệm tôi có hôm nay, tôi muốn:

Cầu nguyện

Mời một người nào đó dâng lên lời cầu nguyện kết thúc.

In