Các Sách Hướng Dẫn và Các Chức Vụ Kêu Gọi
11. Hội Thiếu Nữ


“11. Hội Thiếu Nữ,” Sách Hướng Dẫn Tổng Quát: Phục Vụ trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô (Năm 2020).

“11. Hội Thiếu Nữ,” Sách Hướng Dẫn Tổng Quát.

các thiếu nữ đang ở bên ngoài

11.

Hội Thiếu Nữ

11.1

Mục Đích và Sự Tổ Chức

Tổ chức Hội Thiếu Nữ giúp con cái của Thượng Đế chuẩn bị trở về nơi hiện diện của Ngài. Khi cố gắng tuân giữ các giao ước của họ với Thượng Đế, các thiếu nữ sẽ “được trang bị bằng sự ngay chính và bằng quyền năng của Thượng Đế trong vinh quang vĩ đại” (1 Nê Phi 14:14).

11.1.1

Mục Đích

Tổ chức Hội Thiếu Nữ giúp các thiếu nữ lập và tuân giữ các giao ước thiêng liêng và gia tăng sự cải đạo của các em theo Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài.

Mục đích của một lớp học của Hội Thiếu Nữ là nhằm giúp các thiếu nữ cùng nhau cố gắng để thực hiện công việc cứu rỗi và tôn cao. Trong lớp học của các em, các thiếu nữ phục vụ người khác, làm tròn các trách nhiệm theo giao ước, xây đắp đức tin, học hỏi và sống theo giáo lý.

11.1.2

Chủ Đề của Hội Thiếu Nữ

Chủ đề của Hội Thiếu Nữ có thể giúp mỗi thiếu nữ hiểu về nguồn gốc thiêng liêng của em ấy và trở nên được cải đạo theo Chúa Giê Su Ky Tô. Các thiếu nữ và những người lãnh đạo của các em lặp lại chủ đề này vào lúc bắt đầu các buổi họp ngày Chủ Nhật và tại các buổi nhóm họp khác của Hội Thiếu Nữ. Chủ đề này đọc như sau:

“Tôi là con gái yêu dấu của cha mẹ thiên thượng với thiên tính và số mệnh vĩnh cửu.

“Là môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô, tôi cố gắng để trở nên giống như Ngài. Tôi tìm kiếm và hành động theo sự mặc khải cá nhân và phục sự người khác trong thánh danh của Ngài.

“Tôi sẽ đứng lên làm nhân chứng cho Thượng Đế bất cứ lúc nào, trong bất cứ việc gì, và ở bất cứ nơi đâu.

“Khi tôi cố gắng hội đủ điều kiện cho sự tôn cao, tôi quý trọng ân tứ về sự hối cải và cố gắng cải thiện mỗi ngày. Với đức tin, tôi sẽ củng cố nhà cửa và gia đình mình, lập và tuân giữ các giao ước thiêng liêng, và tiếp nhận các giáo lễ và phước lành của đền thờ thánh.”

11.1.3

biểu tượng, những chỉ dẫn để thích ứng
Các Lớp Học

Các thiếu nữ trở thành học viên trong một lớp học của Hội Thiếu Nữ bắt đầu vào tháng Một của năm mà các em lên 12 tuổi.

Các lớp học của các thiếu nữ được tổ chức theo nhóm tuổi. Một nhóm tuổi gồm tất cả các thiếu nữ mà sẽ có cùng tuổi trong một năm. Một lớp học có thể bao gồm nhiều hơn một nhóm tuổi. Các thiếu nữ lên lớp học mới vào tháng Một của năm mà các em bước sang tuổi của các thiếu nữ trong lớp học mới đó.

Các giám trợ đoàn và những người thành niên lãnh đạo Hội Thiếu Nữ thành tâm quyết định cách tổ chức các lớp học theo độ tuổi. Họ xem xét các cơ hội lãnh đạo cho các thiếu nữ. Mỗi lớp học, bất kể quy mô, nên có một chủ tịch và, nếu có thể được, một hoặc hai cố vấn và một thư ký. Trong các đơn vị có đủ các thiếu nữ, các lớp học phải đủ lớn sao cho các chủ tịch đoàn lớp học có các học viên để phục vụ.

lớp học của các thiếu nữ

Các lớp học nên được gọi bằng tên thống nhất là “Các Thiếu Nữ.” Nếu một tiểu giáo khu có nhiều hơn một lớp học, thì các nhóm tuổi được sử dụng để phân biệt các lớp học.

11.2

Tham Gia trong Công Việc Cứu Rỗi và Tôn Cao

Thượng Đế mời mọi người hãy đến cùng Đấng Ky Tô và trợ giúp trong công việc của Ngài bằng cách:

  • Sống theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Chăm sóc cho những người hoạn nạn.

  • Mời tất cả mọi người tiếp nhận phúc âm.

  • Kết hợp các gia đình cho thời vĩnh cửu.

Các chủ tịch đoàn của lớp học, được hỗ trợ bởi những người lãnh đạo thành niên, cùng nhau hội ý về cách thực hiện công việc này. Để biết thêm thông tin về công việc cứu rỗi và tôn cao, hãy nghiên cứu chương 1.

11.2.1

Sống Theo Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô

11.2.1.1

Vai Trò của Cha Mẹ và Những Người Lãnh Đạo

Cha mẹ có trách nhiệm giảng dạy phúc âm cho con cái và giúp chúng sống theo phúc âm (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 68:25–28). Giám trợ đoàn, những người lãnh đạo Hội Thiếu Nữ và các chủ tịch đoàn của lớp học hỗ trợ cha mẹ trong trách nhiệm này như sau:

  • Khuyến khích sự giao tiếp giữa các thiếu nữ và gia đình của các em.

  • Chắc chắn rằng các sinh hoạt của giới trẻ hỗ trợ và ban phước cho các gia đình.

  • Giúp các cha mẹ chuẩn bị các con gái của họ cho lễ thiên ân trong đền thờ, sự phục vụ truyền giáo toàn thời gian (nếu các thiếu nữ mong muốn), lễ hôn phối đền thờ, và vai trò làm mẹ.

Những người lãnh đạo cần phải nhạy cảm đối với các em thanh thiếu niên mà thiếu sự ủng hộ của gia đình để sống theo phúc âm.

Các cha mẹ và những người lãnh đạo cố gắng để nêu gương sáng cho giới trẻ. Họ hướng dẫn các em trong nỗ lực của các em để trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn. Chương trình Thiếu Nhi và Giới Trẻ có thể giúp đỡ trong các nỗ lực này (xin xem trang mạng ChildrenandYouth.ChurchofJesusChrist.org).

11.2.1.2

Học Phúc Âm

Những người lãnh đạo Hội Thiếu Nữ và các chủ tịch đoàn của lớp học khuyến khích các thiếu nữ và gia đình của các em học phúc âm tại nhà. Những người lãnh đạo học phúc âm và chia sẻ với các thiếu nữ điều họ học được. Họ mời các học viên chia sẻ tại nhà thờ điều các em đang học tại nhà.

Các lớp của Hội Thiếu Nữ nhóm họp vào những ngày Chủ Nhật để củng cố đức tin, xây đắp tình đoàn kết, củng cố gia đình và nhà cửa, cùng lập kế hoạch để thực hiện công việc cứu rỗi và tôn cao. Các chủ tịch đoàn của lớp học, được những người lãnh đạo thành niên hỗ trợ, hoạch định những buổi họp Chủ Nhật.

Các buổi họp của lớp được tổ chức vào các ngày Chủ Nhật tuần thứ hai và tuần thứ tư của mỗi tháng. Các lớp học này dài 50 phút. Một thành viên trong chủ tịch đoàn của lớp học sẽ điều khiển. Người này hướng dẫn lớp học đọc thuộc lòng chủ đề và cùng nhau bàn thảo về những sự chỉ định và các vấn đề khác.

Sau đó, một học viên hoặc người lãnh đạo thành niên hướng dẫn việc giảng dạy phúc âm. Các chủ tịch đoàn của lớp học hội ý với những người lãnh đạo thành niên về người nào nên giảng dạy. Phần phác thảo của buổi họp được tìm thấy trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học của Hội Thiếu Nữ (xem trang mạng ComeFollowMe.ChurchofJesusChrist.org).

Nếu một tiểu giáo khu có nhiều hơn một lớp học của Hội Thiếu Nữ thì các em sẽ nhóm họp riêng. Tuy nhiên, các em có thể nhóm họp chung với nhau khi có một nhu cầu đặc biệt. Thỉnh thoảng, các thiếu nữ và các thiếu niên có thể nhóm họp chung để học một bài học trường Chủ Nhật, như đã được giám trợ đoàn và chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nữ phối hợp tổ chức.

Các thiếu nữ được khuyến khích tham gia lớp giáo lý (xin xem phần 15.1).

11.2.1.3

Sự Phục Vụ và Các Sinh Hoạt

Các chủ tịch đoàn của lớp học, đã được hỗ trợ bởi những người lãnh đạo thành niên, hoạch định sự phục vụ và các sinh hoạt. Những điều này nên giúp thực hiện công việc cứu rỗi và tôn cao. Sự phục vụ và các sinh hoạt nên xây đắp chứng ngôn, củng cố gia đình, thúc đẩy tình đoàn kết trong lớp học và tạo cơ hội để ban phước cho người khác. Những điều này nên được cân bằng giữa bốn lĩnh vực về sự tăng trưởng cá nhân: thuộc linh, xã hội, thể chất và trí tuệ.

biểu tượng, những chỉ dẫn để thích ứng Hầu hết các sinh hoạt của giới trẻ được tổ chức vào thời gian không phải vào ngày Chủ Nhật hoặc tối thứ Hai. Các sinh hoạt này thường được tổ chức hằng tuần. Trong một số khu vực, quãng đường đi, sự an toàn hoặc các yếu tố khác làm cho các sinh hoạt hằng tuần không được tiện lợi. Trong những khu vực này, các sinh hoạt có thể được tổ chức ít thường xuyên hơn, nhưng nên được tổ chức ít nhất một tháng một lần. biểu tượng, những nguồn tài liệu tùy chọn Các sinh hoạt có thể được hoạch định trên Sample Service and Activity Planner, có sẵn trên trang mạng ChurchofJesusChrist.org.

Một số sự phục vụ và sinh hoạt nên bao gồm cả các thiếu niên lẫn các thiếu nữ, nhất là đối với thanh thiếu niên lớn tuổi hơn.

Giới trẻ có thể được lợi ích từ việc giao tiếp trong các nhóm lớn hơn. Giới trẻ trong hai hoặc nhiều tiểu giáo khu hơn có thể thỉnh thoảng nhóm họp chung với nhau để phục vụ và sinh hoạt. Các giáo khu hoặc giáo hạt có thể thỉnh thoảng lập kế hoạch phục vụ và sinh hoạt cho giới trẻ (xin xem đoạn 20.3.2).

Những người lãnh đạo thành niên giúp bảo đảm rằng các sinh hoạt phải được an toàn (xin xem trang mạng safety.ChurchofJesusChrist.org; xin xem thêm phần 20.7 trong sách hướng dẫn này). Cần có sự hiện diện của ít nhất hai người thành niên có trách nhiệm tại mọi buổi sinh hoạt (xin xem đoạn 11.6.1).

Để biết thêm thông tin, xin xem trang mạng YoungWomen.ChurchofJesusChrist.org. Xin xem thêm trang mạng JustServe.org nếu có. Những nguồn tài liệu này cung cấp những ý kiến để phục vụ và sinh hoạt.

Các Sinh Hoạt Thường Niên. Ngoài các sinh hoạt thường lệ của giới trẻ, các thiếu nữ cũng có thể tham gia vào các sinh hoạt sau đây mỗi năm:

  • Một buổi họp dành cho giới trẻ và cha mẹ của các em khoảng gần đầu năm. Buổi họp này có thể được tổ chức riêng hay chung cho các thiếu niên và các thiếu nữ. Buổi họp này cũng có thể được tổ chức ở cấp tiểu giáo khu hoặc giáo khu. Buổi họp này được hoạch định và hướng dẫn bởi những phụ tá của vị giám trợ trong nhóm túc số các thầy tư tế và chủ tịch đoàn lớp học lớn tuổi nhất của Hội Thiếu Nữ. Các thiếu nữ sắp lên 12 tuổi trong năm đó có thể được nhận những huy hiệu thuộc vào nhóm của các em trong buổi họp này (xin xem đoạn 11.6.3). Để biết thêm thông tin, xin xem trang mạng ChildrenandYouth.ChurchofJesusChrist.org.

  • Chuyến cắm trại của Hội Thiếu Nữ (xin xem Young Women Camp Guide). Các thiếu nữ có thể tham dự các chuyến cắm trại qua đêm, các sự kiện và các sinh hoạt khác trong suốt năm, nếu có thể được.

  • biểu tượng, những nguồn tài liệu tùy chọn Một đại hội giới trẻ của tiểu giáo khu hay giáo khu hoặc đại hội Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ (FSY). Để biết thông tin về những đại hội FSY, xin xem trang mạng FSY.ChurchofJesusChrist.org. Để biết thông tin về những sự kêu gọi và trách nhiệm của tiểu giáo khu và giáo khu về đại hội FSY, xin xem trang mạng FSYLeader.ChurchofJesusChrist.org (đối với Hoa Kỳ và Canada) hoặc FSY Planning Guide (đối với tất cả các khu vực khác).

  • Ít nhất một sinh hoạt nhấn mạnh đến các tiêu chuẩn trong Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ. Sự kiện này có thể bao gồm các thiếu niên lẫn các thiếu nữ. Cha mẹ cũng có thể được mời tham gia.

Những Điều Kiện về Tuổi Tác. Với sự chấp thuận của cha mẹ, các thiếu nữ có thể tham dự các chuyến cắm trại qua đêm của Hội Thiếu Nữ bắt đầu vào tháng Một của năm các em lên 12 tuổi. Các em ấy có thể tham dự các buổi khiêu vũ, các đại hội của giới trẻ và các đại hội FSY bắt đầu vào tháng Một của năm mà các em lên 14 tuổi.

Chi Trả cho Các Sinh Hoạt. Các sinh hoạt, kể cả đồ tiếp liệu, được chi trả bởi ngân sách của tiểu giáo khu. Các chuyến đi lại và các chi phí không nên quá mức.

Là một ngoại lệ, nếu ngân sách của tiểu giáo khu không có đủ tiền để chi trả cho các sinh hoạt nhiều ngày chẳng hạn như các chuyến cắm trại, những người lãnh đạo có thể yêu cầu những người tham dự giúp chi trả. Tuy nhiên, một thiếu nữ không nên bị ngăn cản tham dự nếu em ấy không thể giúp chi trả. Nếu vẫn cần thêm tiền, vị giám trợ có thể cho phép một sinh hoạt để gây quỹ mỗi năm (xin xem đoạn 20.6.5).

Giám trợ đoàn bảo đảm rằng ngân sách và các sinh hoạt dành cho các thiếu nữ và thiếu niên phải đầy đủ và hợp lý. Ngân sách dành cho các thiếu nữ được dựa trên số lượng các thiếu nữ trong tiểu giáo khu. Ngân sách dành cho các nhóm túc số Chức Tư Tế A Rôn được dựa trên số lượng các thiếu niên trong tiểu giáo khu.

các thiếu nữ đang chơi tạt nước

biểu tượng, những nguồn tài liệu tùy chọn Xin xem trang mạng FSY.ChurchofJesusChrist.org để có thông tin về việc tài trợ cho các đại hội FSY.

11.2.1.4

Sự Phát Triển Cá Nhân

Trong các nỗ lực của các em để trở thành giống như Đấng Cứu Rỗi hơn, giới trẻ được mời đặt mục tiêu để tăng trưởng về mặt thuộc linh, giao tiếp, thể chất, và trí tuệ (xin xem Lu Ca 2:52). Giới trẻ tìm kiếm sự soi dẫn để khám phá điều các em cần phải cố gắng. Với sự giúp đỡ của các cha mẹ, các em lập kế hoạch, hành động theo kế hoạch của các em và suy ngẫm về điều các em học được. Những người lãnh đạo cũng đưa ra sự hỗ trợ khi cần thiết. Tuy nhiên, họ không nên theo dõi các mục tiêu hay sự tiến bộ của các thiếu nữ. Các cha mẹ và những người lãnh đạo có thể đề nghị các mục tiêu, nhưng họ cho phép giới trẻ tìm kiếm sự soi dẫn của riêng các em về những mục tiêu nào cần theo đuổi.

Giới trẻ được khuyến khích nên hoàn tất ít nhất hai mục tiêu trong mỗi lĩnh vực của bốn lĩnh vực mỗi năm. Các em có thể sử dụng Personal Development: Youth Guidebook hoặc ứng dụng Sống Theo Phúc Âm để đặt ra và ghi lại những mục tiêu.

Để biết thêm thông tin, xin xem trang mạng ChildrenandYouth.ChurchofJesusChrist.org.

11.2.2

Chăm Sóc Những Người Hoạn Nạn

Các thiếu nữ nên có cơ hội thường xuyên để phục vụ những người khác trong và với gia đình của các em, trong các sinh hoạt của giới trẻ và theo cách riêng của các em. Những ý kiến về sự phục vụ đều có sẵn trên trang mạng ChildrenandYouth.ChurchofJesusChrist.org. Ở nơi nào có thể được, trang mạng JustServe.org đề nghị những cơ hội để phục vụ trong cộng đồng.

11.2.2.1

Phục Sự

Phục sự là chăm sóc cho người khác giống như Đấng Cứu Rỗi đã làm. Các thiếu nữ có thể nhận được những chỉ định phục sự bắt đầu vào tháng Một của năm mà các em lên 14 tuổi. Để biết thêm thông tin, xin xem chương 21.

11.2.3

Mời Tất Cả Mọi Người Tiếp Nhận Phúc Âm

Các thiếu nữ mời tất cả mọi người tiếp nhận phúc âm khi họ “đứng lên làm nhân chứng cho Thượng Đế bất cứ lúc nào, trong bất cứ việc gì, và ở bất cứ nơi đâu” (Mô Si A 18:9). Một số cách thức các em có thể làm điều này được liệt kê dưới đây:

  • Nêu gương tốt với tư cách là các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Chia sẻ chứng ngôn của các em với bạn bè và những người trong gia đình.

  • Phục sự cho những học viên kém tích cực trong lớp học của họ.

  • Mời bạn bè tham dự nhà thờ hoặc các sinh hoạt của giới trẻ.

  • Mời bạn bè tham gia chương trình Trẻ Em và Giới Trẻ. Những người lãnh đạo làm việc chặt chẽ với các cha mẹ của những thiếu niên này để giúp họ hiểu chương trình này và quyết định cách mà họ và con cái của họ muốn tham gia.

  • Mời bạn bè đến học với những người truyền giáo.

Các cha mẹ và những người lãnh đạo có thể giúp các thiếu nữ chuẩn bị để chia sẻ phúc âm trong suốt cuộc đời của họ. Một số cách thức các em có thể làm điều này được liệt kê dưới đây:

  • Khuyến khích các thiếu nữ đạt được một chứng ngôn cá nhân về kế hoạch hạnh phúc của Cha Thiên Thượng, Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô và sự phục hồi phúc âm của Ngài.

  • Tạo cơ hội để phục vụ trong Giáo Hội.

  • Tạo cơ hội để giảng dạy phúc âm trong các buổi nhóm họp của lớp học và các bối cảnh khác.

Nếu các thiếu nữ mong muốn phục vụ truyền giáo toàn thời gian, các cha mẹ và những người lãnh đạo giúp các em chuẩn bị. Điều này bao gồm việc giảng dạy các em về những phước lành và kỳ vọng của công việc truyền giáo toàn thời gian.

Là một phần của sự chuẩn bị này, giám trợ đoàn hay chủ tịch đoàn giáo khu có thể tổ chức một lớp học chuẩn bị truyền giáo. Nguồn tài liệu chủ yếu cho lớp học này là thánh thư, Missionary Standards for Disciples of Jesus Christ, và sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Lớp học này không được tổ chức trong thời gian diễn ra các buổi họp thường lệ của ngày Chủ Nhật.

biểu tượng, những nguồn tài liệu tùy chọn Trang mạng Missionary.ChurchofJesusChrist.org cung cấp thêm các tài liệu mà có thể giúp đỡ các thiếu nữ khi các em mong muốn chuẩn bị phục vụ truyền giáo. Xin xem chương 23 và 24 để biết thêm thông tin.

11.2.4

Kết Hợp Các Gia Đình cho Thời Vĩnh Cửu

Các thiếu nữ có thể giúp kết hợp các gia đình cho thời vĩnh cửu theo nhiều cách. Một số cách thức này được liệt kê dưới đây:

  • Hiếu kính cha mẹ của các em và nêu gương về việc sống giống như Đấng Ky Tô trong nhà của các em.

  • Chuẩn bị để có gia đình vĩnh cửu của riêng mình.

  • Có giấy giới thiệu đi đền thờ còn hiệu lực.

  • Chuẩn bị để tiếp nhận các giáo lễ đền thờ, kể cả hôn nhân vĩnh cửu.

  • Tìm hiểu về thân quyến và tổ tiên của các em (xin xem Gia Đình Tôi: Các Câu Chuyện Mang Chúng Ta Lại Với Nhau).

  • Nhận ra các tổ tiên nào cần các giáo lễ đền thờ (xin xem trang mạng FamilySearch.org).

  • Tham gia trong các lễ báp têm và lễ xác nhận cho người chết càng thường xuyên càng tốt khi hoàn cảnh cho phép.

  • Tham gia vào việc indexing [lập dữ liệu chỉ mục về thông tin của những người đã qua đời] (xin xem trang mạng FamilySearch.org/indexing).

  • Phục vụ với tư cách là những người tư vấn về công việc đền thờ và lịch sử gia đình, khi được giám trợ đoàn kêu gọi (xin xem đoạn 25.2.4).

11.3

Giới Lãnh Đạo Hội Thiếu Nữ Tiểu Giáo Khu

11.3.1

Giám Trợ Đoàn

Trách nhiệm đầu tiên và quan trọng nhất của vị giám trợ là trông nom các thiếu nữ và các thiếu niên trong tiểu giáo khu của ông. Ông và các cố vấn nhớ tên của các em và hiểu hoàn cảnh gia đình của các em. Họ họp với mỗi thiếu nữ ít nhất hai lần một năm (xin xem đoạn 31.3.1).

Vị giám trợ có trách nhiệm đối với tổ chức Hội Thiếu Nữ của tiểu giáo khu. Ông thường xuyên họp với chủ tịch Hội Thiếu Nữ. Ông báo cáo các vấn đề của Hội Thiếu Nữ trong các buổi họp của giám trợ đoàn.

Vị giám trợ và các cố vấn của ông thường xuyên tham dự các buổi họp, sự phục vụ, và các sinh hoạt của Hội Thiếu Nữ. Nếu có nhiều lớp học của Hội Thiếu Nữ, vị giám trợ có thể chỉ định chính mình và các cố vấn làm việc với các lớp học cụ thể.

11.3.2

Chủ Tịch Đoàn Thành Niên của Hội Thiếu Nữ

Vị giám trợ kêu gọi và phong nhiệm một người chị em thành niên để phục vụ với tư cách là chủ tịch Hội Thiếu Nữ trong tiểu giáo khu. Nếu đơn vị đủ lớn, thì người này đề nghị một hoặc hai người chị em thành niên để được kêu gọi làm cố vấn của mình (xin xem chương 30). Giám trợ đoàn cân nhắc những đề nghị của chị ấy và đưa ra những sự kêu gọi.

biểu tượng, những chỉ dẫn để thích ứng Trong một đơn vị nhỏ, chủ tịch Hội Thiếu Nữ có thể là người lãnh đạo thành niên duy nhất được kêu gọi trong tổ chức Hội Thiếu Nữ. Trong trường hợp này, người ấy làm việc với cha mẹ để tổ chức việc giảng dạy và các sinh hoạt cho các thiếu nữ. Người ấy cũng bảo đảm rằng có ít nhất hai người lớn có trách nhiệm có mặt trong tất cả các buổi họp và các sinh hoạt. Khi nào có thể được, các cố vấn và một thư ký cũng nên được kêu gọi.

Trong một chi nhánh mà không có chủ tịch Hội Thiếu Nữ, thì chủ tịch Hội Phụ Nữ có thể tổ chức việc giảng dạy cho các thiếu nữ cho đến khi một chủ tịch Hội Thiếu Nữ được kêu gọi.

người phụ nữ và thiếu nữ đang trò chuyện

Chủ tịch Hội Thiếu Nữ có các trách nhiệm sau đây. Các cố vấn trợ giúp chị ấy.

  • Phục vụ trong hội đồng tiểu giáo khu. Chị ấy phục vụ với tư cách là (1) ủy viên hội đồng tiểu giáo khu, là người giúp giải quyết các nhu cầu trong tiểu giáo khu và tìm ra những giải pháp và (2) người đại diện của Hội Thiếu Nữ (xin xem đoạn 29.2.5).

  • Phục vụ với tư cách là ủy viên của hội đồng giới trẻ trong tiểu giáo khu (xin xem đoạn 29.2.6).

  • Phục sự cho từng thiếu nữ.

  • Nộp những lời đề nghị lên giám trợ đoàn về các chị em phụ nữ phục vụ trong Hội Thiếu Nữ.

  • Giảng dạy cho những người lãnh đạo khác trong Hội Thiếu Nữ và các chủ tịch đoàn của lớp học về các trách nhiệm của họ.

  • Hội ý với các thiếu nữ về những thử thách mà không đòi hỏi ý kiến của vị giám trợ hoặc liên quan đến nạn lạm dụng ngược đãi (xin xem phần 32.3 đoạn 31.3.1, và 38.6.2).

  • Hướng dẫn các chủ tịch đoàn của lớp học trong các trách nhiệm lãnh đạo của các em. Mỗi lớp học được một thành viên nào đó của chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nữ trợ giúp và trông nom.

  • Hỗ trợ các thiếu nữ nào phục vụ với tư cách là những người bạn đồng hành của những người chị em thành niên trong việc phục sự (xin xem đoạn 21.2.2).

  • Thường xuyên tổ chức các buổi họp chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nữ và họp với vị giám trợ.

  • Giám sát các hồ sơ, các bản báo cáo, ngân sách, và tài chính của tổ chức Hội Thiếu Nữ.

11.3.3

biểu tượng, những chỉ dẫn để thích ứng
Thư ký

Nếu đơn vị đủ lớn, thì chủ tịch Hội Thiếu Nữ đề nghị với vị giám trợ một người chị em thành niên để phục vụ với tư cách là thư ký của Hội Thiếu Nữ. Người này có thể có các trách nhiệm sau đây:

  • Giúp chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nữ chuẩn bị các vấn đề sẽ thảo luận trong các buổi họp chủ tịch đoàn. Chị ấy tham dự các buổi họp này, ghi chép, và theo dõi các chỉ định.

  • Chỉ dẫn cho các thư ký lớp học và giúp các em giữ sổ điểm danh.

  • Bằng cách sử dụng hệ thống LCR, hãy làm việc với thư ký Hội Phụ Nữ để lưu giữ hồ sơ tham dự cho các chị em thành niên đang phục vụ trong Hội Thiếu Nữ.

  • Giúp chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nữ chuẩn bị một ngân sách và ghi chép các khoản chi tiêu.

11.3.4

Chủ Tịch Đoàn và Thư Ký của Lớp Học

11.3.4.1

Kêu Gọi, Tán Trợ và Phong Nhiệm

Mỗi lớp học của Hội Thiếu Nữ cần phải có một chủ tịch đoàn lớp học. Chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nữ có thể đề nghị các thiếu nữ để phục vụ với tư cách là các chủ tịch của lớp học. Các thành viên trong giám trợ đoàn thành tâm hội ý với nhau để quyết định xem những em nào nên được kêu gọi vào các chức vụ này.

Một thành viên trong giám trợ đoàn kêu gọi một thiếu nữ để phục vụ với tư cách là chủ tịch của một lớp học. biểu tượng, những nguồn tài liệu tùy chọn Khi có đủ thiếu nữ để phục vụ, thì em ấy thành tâm xem xét các học viên nào để đề nghị làm các cố vấn và một thư ký. Giám trợ đoàn cân nhắc những đề nghị của chị ấy và đưa ra những sự kêu gọi.

Trước khi yêu cầu một thiếu nữ phục vụ trong bất cứ sự kêu gọi nào, thành viên của giám trợ đoàn cần phải xin phép cha mẹ của em thiếu nữ đó.

Sau khi đưa ra những sự kêu gọi này, một thành viên trong giám trợ đoàn đọc tên của các thiếu nữ ấy để lớp học của các em này biểu quyết tán trợ. Vị giám trợ hoặc một cố vấn đã được chỉ định phong nhiệm cho các em thiếu nữ này.

Một thành viên trong giám trợ đoàn loan báo về các chức vụ kêu gọi này trong buổi lễ Tiệc Thánh. Ông không đọc tên của họ để được biểu quyết tán trợ.

Ngay sau khi các chủ tịch đoàn của lớp học được phong nhiệm, một thành viên của giám trợ đoàn nên giảng dạy cho các em về trách nhiệm của các em. Xin xem “Aaronic Priesthood Quorum and Young Women Class Presidency Orientation” tại trang mạng YoungWomen.ChurchofJesusChrist.org; xin xem thêm chương 4 của sách hướng dẫn này.

11.3.4.2

Các Trách Nhiệm

Các chủ tịch lớp học phục vụ trong hội đồng giới trẻ của tiểu giáo khu (xin xem mục 11.3.4.4). Các chủ tịch đoàn lớp học cũng có các trách nhiệm sau đây:

  • Hướng dẫn các nỗ lực của lớp học để tham gia trong công việc cứu rỗi và tôn cao (xin xem chương 1).

  • Quen biết và phục vụ mỗi thiếu nữ kể cả những bạn không tham dự các buổi họp của lớp học. Hãy nhận biết các nhu cầu và hoàn cảnh của các bạn.

  • Tham gia vào các nỗ lực của tiểu giáo khu để chia sẻ phúc âm và củng cố các tín hữu mới và tích cực trở lại. Một thành viên trong chủ tịch đoàn của lớp Hội Thiếu Nữ lớn tuổi nhất tham dự các buổi họp phối hợp (xin xem đoạn 23.5.7).

  • Tham gia vào các nỗ lực về đền thờ và lịch sử gia đình trong tiểu giáo khu. Một thành viên của chủ tịch đoàn của lớp Thiếu Nữ lớn tuổi nhất tham dự các buổi họp phối hợp (xin xem đoạn 25.2.7).

  • Hoạch định và điều khiển các buổi họp của lớp học trong ngày Chủ Nhật (xin xem mục 11.2.1.2).

  • Hoạch định và thực hiện sự phục vụ và các sinh hoạt của lớp học (xin xem mục 11.2.1.3).

  • Thường xuyên tổ chức các buổi họp của chủ tịch đoàn lớp học (xin xem mục 11.3.4.3).

biểu tượng, những chỉ dẫn để thích ứng Khi các thư ký của lớp học được kêu gọi, các em chuẩn bị những vấn đề sẽ thảo luận cho các buổi họp, ghi chép, và theo dõi số người tham dự.

Các thành viên trong chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nữ thường giảng dạy các chủ tịch đoàn của lớp học về các trách nhiệm của các em (xin xem đoạn 11.3.2). Những người cố vấn của lớp học và các chuyên gia nên tích cực giúp đỡ (xin xem các đoạn 11.3.511.3.6).

11.3.4.3

Buổi Họp Chủ Tịch Đoàn Lớp Học

Các chủ tịch đoàn lớp học Hội Thiếu Nữ nhóm họp thường xuyên. Chủ tịch lớp học điều khiển các buổi họp này. Những người lãnh đạo thành niên của Hội Thiếu Nữ đã được chỉ định hỗ trợ chủ tịch đoàn lớp học cũng tham dự. Trong các buổi họp này, những người lãnh đạo cùng nhau hội ý và tìm kiếm sự mặc khải về ý muốn của Chúa cho lớp học của họ. Những vấn đề sẽ họp bàn có thể bao gồm việc thảo luận về các mục sau đây:

  • Thực hiện công việc cứu rỗi và tôn cao

  • Phục vụ các học viên, đặc biệt chú ý hỗ trợ các tín hữu mới và tìm đến giúp đỡ các tín hữu kém tích cực

  • Tìm đến những người thuộc các tôn giáo và tín ngưỡng khác

  • Hoạch định các buổi họp của lớp học, sự phục vụ và các sinh hoạt

  • Chỉ dẫn sự lãnh đạo từ những người lãnh đạo thành niên của Hội Thiếu Nữ hoặc một thành viên của chủ tịch đoàn lớp học

biểu tượng, những nguồn tài liệu tùy chọn Một Chương Trình Nghị Sự Mẫu của Buổi Họp Chủ Tịch Đoàn có sẵn trên ChurchofJesusChrist.org.

11.3.4.4

Hội Đồng Giới Trẻ của Tiểu Giáo Khu

Mục đích của hội đồng giới trẻ của tiểu giáo khu là nhằm giúp giới trẻ mang những người khác đến với Chúa Giê Su Ky Tô và giúp thực hiện công việc cứu rỗi và tôn cao.

Vị giám trợ chủ tọa hội đồng giới trẻ của tiểu giáo khu. Các thành viên của hội đồng này gồm có:

  • Giám trợ đoàn.

  • Một trong số các phụ tá của vị giám trợ trong nhóm túc số các thầy tư tế, chủ tịch nhóm túc số các thầy giảng và chủ tịch nhóm túc số các thầy trợ tế.

  • Các chủ tịch lớp học của Hội Thiếu Nữ (hoặc toàn thể chủ tịch đoàn của lớp học nếu tiểu giáo khu chỉ có một lớp học của Hội Thiếu Nữ).

  • Chủ tịch Hội Thiếu Nữ.

Hội đồng giới trẻ của tiểu giáo khu thảo luận những cách để giúp những người khác xây đắp chứng ngôn, tiếp nhận các giáo lễ cứu rỗi, tuân giữ các giao ước, và trở thành các tín đồ tận tâm của Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Mô Rô Ni 6:4–5). Họ cùng nhau hội ý về các nhu cầu của các thiếu nữ và các thiếu niên trong tiểu giáo khu. Họ có thể thảo luận về các sinh hoạt để đáp ứng những nhu cầu này. Tuy nhiên, việc hoạch định chi tiết các sinh hoạt nên diễn ra trong các buổi họp của chủ tịch đoàn trong nhóm túc số hoặc lớp học.

Xin xem đoạn 29.2.6 để biết thêm thông tin về hội đồng giới trẻ của tiểu giáo khu.

11.3.5

biểu tượng, những chỉ dẫn để thích ứng
Các Cố Vấn

Chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nữ có thể đề nghị với giám trợ đoàn để kêu gọi các cố vấn trong Hội Thiếu Nữ. Mỗi cố vấn làm việc với các thiếu nữ ở một độ tuổi cụ thể.

Các cố vấn có các trách nhiệm sau đây:

  • Giúp chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nữ với các trách nhiệm của họ.

  • Hỗ trợ và hướng dẫn các chủ tịch đoàn của lớp học khi các em học và thực hiện các trách nhiệm của mình.

  • Dạy các bài học Trường Chủ Nhật khi cần thiết. Giúp các thiếu nữ nào đã được mời dạy một bài học để chuẩn bị và giảng dạy một cách hiệu quả.

  • Tham dự các sinh hoạt của lớp học.

  • Tham dự các buổi họp chủ tịch đoàn của Hội Thiếu Nữ trong tiểu giáo khu khi được mời.

Nên có sự hiện diện của ít nhất hai chị em thành niên có trách nhiệm tại mỗi buổi họp của lớp học và sinh hoạt. Các cố vấn cần phải hoàn tất phần huấn luyện tại ProtectingChildren.ChurchofJesusChrist.org (xin xem đoạn 11.6.1).

các thiếu nữ đang may vá

11.3.6

biểu tượng, những nguồn tài liệu tùy chọn
Các Chuyên Gia

Khi cần, chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nữ có thể đề nghị giám trợ đoàn kêu gọi các chuyên gia để trợ giúp với một sự kiện đặc biệt, chẳng hạn như một chuyến cắm trại, một đại hội của giới trẻ, hoặc thể thao.

Tất cả các chuyên gia phục vụ dưới sự hướng dẫn của chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nữ của tiểu giáo khu.

Các chuyên gia cần phải hoàn tất phần huấn luyện tại trang mạng ProtectingChildren.ChurchofJesusChrist.org (xin xem đoạn 11.6.1).

11.4

Giúp Các Thiếu Nữ Chuẩn Bị Tham Gia Hội Phụ Nữ

Một thiếu nữ có thể gia nhập Hội Phụ Nữ khi lên 18 tuổi. Đến khi 19 tuổi, mỗi thiếu nữ cần tham gia đầy đủ trong Hội Phụ Nữ. Trong một số trường hợp, một thiếu nữ có thể vào Hội Phụ Nữ sớm hơn sinh nhật thứ 18 của mình. Mỗi thiếu nữ hội ý với cha mẹ của mình và vị giám trợ để quyết định điều gì sẽ giúp em ấy tốt nhất để tiếp tục củng cố đức tin của em nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Cha mẹ và những người lãnh đạo Hội Thiếu Nữ và Hội Phụ Nữ cùng nhau cố gắng để giúp mỗi thiếu nữ tham gia vào Hội Phụ Nữ một cách thành công. Những người lãnh đạo này tạo cơ hội liên tục cho các thiếu nữ và các chị em trong Hội Phụ Nữ để lập mối liên kết và phát triển mối quan hệ.

11.5

biểu tượng, những chỉ dẫn để thích ứng
Những Người Lãnh Đạo Hội Thiếu Nữ Giáo Khu

Một thành viên của chủ tịch đoàn giáo khu kêu gọi một người chị em thành niên để phục vụ với tư cách là chủ tịch Hội Thiếu Nữ giáo khu. Nếu một giáo khu đủ lớn, thì người ấy đề nghị một hoặc hai người chị em thành niên để phục vụ với tư cách là cố vấn và một chị khác để phục vụ với tư cách là thư ký. Các chị em này được kêu gọi và phong nhiệm bởi một thành viên của chủ tịch đoàn giáo khu hoặc một ủy viên hội đồng thượng phẩm đã được chỉ định. Để có thông tin về các trách nhiệm của chủ tịch đoàn và thư ký Hội Thiếu Nữ giáo khu, xin xem các đoạn 6.7.16.7.3.

Một cố vấn trong chủ tịch đoàn giáo khu có trách nhiệm đối với tổ chức của Hội Thiếu Nữ trong giáo khu. Vị này cũng có trách nhiệm đối với công việc của chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nữ giáo khu. Vị này cũng chỉ dẫn các giám trợ trong các trách nhiệm của họ đối với các thiếu nữ.

Chủ tịch đoàn giáo khu chỉ định một ủy viên hội đồng thượng phẩm để làm việc với chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nữ của giáo khu (xin xem phần 6.5). Ủy viên hội đồng thượng phẩm và chủ tịch đoàn cùng thư ký Hội Thiếu Nữ phục vụ trong ủy ban lãnh đạo giới trẻ của giáo khu (xin xem đoạn 29.3.10).

các thiếu nữ trong lớp học

11.6

Những Hướng Dẫn và Chính Sách Bổ Sung

11.6.1

Bảo Vệ Giới Trẻ

Khi những người thành niên giao tiếp với giới trẻ trong các bối cảnh của Giáo Hội, thì cần có sự hiện diện của ít nhất hai người thành niên có trách nhiệm. Có thể cần phải gộp lại các lớp học với nhau để làm được điều này.

Tất cả những người thành niên làm việc với giới trẻ cần phải hoàn tất phần huấn luyện bảo vệ trẻ em và giới trẻ trong vòng một tháng sau khi được tán trợ (ProtectingChildren.ChurchofJesusChrist.org). Họ thực hiện lại phần huấn luyện này mỗi ba năm sau đó.

Để có thông tin về cách những chỉ dẫn này áp dụng cho những người bạn đồng hành phục sự, xin xem đoạn 21.2.2.

11.6.2

Các Thiếu Nữ Khuyết Tật

Các chủ tịch đoàn của lớp học dành sự chăm sóc đặc biệt cho các thiếu nữ khuyết tật. biểu tượng, những nguồn tài liệu tùy chọn Để biết thông tin về việc giúp đỡ các thiếu nữ này, xin xem trang mạng disability.ChurchofJesusChrist.org; cũng xin xem đoạn 38.8.27 trong sách hướng dẫn này.

11.6.3

Các Huy Hiệu dành cho Trẻ Em và Giới Trẻ

Các thiếu nữ nhận được các huy hiệu như là một phần của chương trình Trẻ Em và Giới Trẻ. Mỗi thiếu nữ nên nhận được một huy hiệu của nhóm từ chủ tịch đoàn lớp học của em ấy khi trở thành một thành viên của Hội Thiếu Nữ. Em ấy cũng nhận được một quyển Personal Development: Youth Guidebook. Việc này có thể được thực hiện khi chủ tịch đoàn của lớp học và những người lãnh đạo thành niên của Hội Thiếu Nữ nhóm họp với em ấy để chào đón em ấy đến với Hội Thiếu Nữ. Việc này cũng có thể được thực hiện tại một buổi họp thường niên dành cho giới trẻ và các cha mẹ của các em (xin xem 11.2.1.3).

Vào tháng Một của năm mà một thiếu nữ lên 18 tuổi, em ấy nhận thêm một huy hiệu của nhóm.

Các thiếu nữ có thể kiếm được một huy hiệu về thành tích bằng cách cố gắng trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn.

Để biết thêm thông tin về các huy hiệu, xin xem trang mạng ChildrenandYouth.ChurchofJesusChrist.org.