Các Sách Hướng Dẫn và Các Chức Vụ Kêu Gọi
23. Chia Sẻ Phúc Âm và Củng Cố Các Tín Hữu Mới và Các Tín Hữu Tích Cực Trở Lại


“23. Chia Sẻ Phúc Âm và Củng Cố Các Tín Hữu Mới và Các Tín Hữu Tích Cực Trở Lại,” Sách Hướng Dẫn Tổng Quát: Phục Vụ trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô (Năm 2020).

“23. Chia Sẻ Phúc Âm và Củng Cố Các Tín Hữu Mới và Các Tín Hữu Tích Cực Trở Lại,” Sách Hướng Dẫn Tổng Quát: Phục Vụ trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô.

những người đang nhìn vào điện thoại

23.

Chia Sẻ Phúc Âm và Củng Cố Các Tín Hữu Mới và Các Tín Hữu Tích Cực Trở Lại

23.0

Lời Giới Thiệu

Lời mời tất cả mọi người tiếp nhận phúc âm là một phần của công việc cứu rỗi và tôn cao (xin xem 1.2 trong sách hướng dẫn này; Ma Thi Ơ 28:19–20). Lời mời này gồm có:

  • Tham gia vào công việc truyền giáo và phục vụ với tư cách là những người truyền giáo.

  • Giúp các tín hữu mới và tín hữu tích cực trở lại trong Giáo Hội tiến triển theo con đường giao ước.

23.1

Chia Sẻ Phúc Âm

14:36

23.1.1

Tình Yêu Thương

Chúng ta đều là con cái của Cha Thiên Thượng là Đấng yêu thương chúng ta trọn vẹn. Ngài mang đến cho mọi người cơ hội được tràn đầy tình yêu thương của Ngài qua Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài (xin xem Giăng 3:16; 2 Nê Phi 26:24–28; An Ma 26:37; Những Tín Điều 1:3).

Một cách chúng ta cho thấy tình yêu mến của mình đối với Thượng Đế là yêu thương và phục vụ các con cái Ngài (xin xem Ma Thi Ơ 22:36–39; 25:40). Chúng ta cố gắng yêu thương và phục vụ như Chúa Giê Su Ky Tô đã làm. Tình yêu thương này truyền cảm hứng cho chúng ta tìm đến những người thuộc mọi tôn giáo, chủng tộc và văn hóa (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 10:34; 2 Nê Phi 26:33).

23.1.2

Chia Sẻ

Vì yêu mến Thượng Đế và các con cái Ngài, chúng ta tự nhiên muốn chia sẻ các phước lành mà Ngài đã ban cho chúng ta (xin xem Giăng 13:34–35) và giúp quy tụ dân Y Sơ Ra Ên. Chúng ta tìm cách giúp người khác cảm nhận được niềm vui mà chúng ta cảm nhận (xin xem An Ma 36:24). Là môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta giơ cao ánh sáng của Ngài (xin xem 3 Nê Phi 18:24–25). Chúng ta thẳng thắn nói về Đấng Cứu Rỗi và ảnh hưởng của Ngài trong cuộc sống của chúng ta (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 60:2). Chúng ta chia sẻ tình yêu thương, thời gian, những kinh nghiệm và các chương trình của Giáo Hội để ban phước cho con cái của Thượng Đế và giúp họ đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn. Là một phần của sự tương tác cá nhân, trực tuyến và các tương tác khác, chúng ta chia sẻ những điều này theo những cách bình thường và tự nhiên.

23.1.3

Mời Gọi

Đấng Cứu Rỗi mời gọi tất cả mọi người tiếp nhận phúc âm của Ngài và chuẩn bị cho cuộc sống vĩnh cửu (xin xem An Ma 5:33–34). Là môn đồ của Ngài, chúng ta noi gương Ngài, mời tất cả mọi người “đến cùng Đấng Ky Tô để được toàn thiện trong Ngài” (Mô Rô Ni 10:32).

Chúng ta cầu nguyện để có được sự soi dẫn và hướng dẫn về cách mời người khác:

  • Hãy đến xem các phước lành có sẵn qua Chúa Giê Su Ky Tô, phúc âm của Ngài và Giáo Hội của Ngài (xin xem Giăng 1:37–39, 45–46).

  • Hãy đến giúp chúng tôi phục vụ những người gặp hoạn nạn.

  • Hãy đến và thuộc về Giáo Hội phục hồi của Chúa Giê Su Ky Tô.

1:17
1:3
1:39

Khi những lời mời của chúng ta dựa trên nhu cầu và sở thích của một người, thì người đó thường sẽ chấp nhận những lời mời đó. Thông thường, lời mời chỉ có nghĩa là gồm vào gia đình, bạn bè và người hàng xóm của chúng ta trong những gì chúng ta đang làm. Ví dụ, chúng ta có thể mời họ:

  • Cùng sinh hoạt với chúng ta trong nhà chúng ta.

  • Cùng thờ phượng và học hỏi phúc âm.

  • Tham dự các sự kiện đặc biệt, chẳng hạn như lễ ban phước cho một trẻ sơ sinh hoặc phép báp têm.

  • Tham dự các sinh hoạt hoặc phục vụ trong tiểu giáo khu và cộng đồng, kể cả các dự án được tổ chức qua trang mạng JustServe.org (nơi nào có sẵn).

  • Tham dự các chương trình và sinh hoạt của Giáo Hội. Những chương trình và sinh hoạt này có thể gồm có các sinh hoạt Hội Thiếu Nhi, các sinh hoạt của giới trẻ, lịch sử gia đình, các khóa học về sự tự lực, chương trình BYU–Pathway Worldwide, và các khóa học dạy đọc và viết và tiếng Anh.

  • Gặp gỡ những người truyền giáo toàn thời gian và nghe sứ điệp của họ.

Để có thêm ý kiến và tài liệu, xin xem trang mạng share.ChurchofJesusChrist.org và “Chia Sẻ Phúc Âm” trong Thư Viện Phúc Âm.

Các nguyên tắc yêu thương, chia sẻ và mời gọi cũng được áp dụng để củng cố các tín hữu mới và tín hữu tích cực trở lại.

23.2

Củng Cố Các Tín Hữu Mới

Việc gia nhập Giáo Hội là điều tuyệt vời lẫn thử thách đối với nhiều người. Điều này mang lại các phước lành lớn lao, nhưng cũng đòi hỏi việc thích nghi với những niềm tin mới, thói quen mới và những mối quan hệ mới (xin xem 1 Tê Sa Lô Ni Ca 1:6).

Mỗi tín hữu mới cần có tình bạn, cơ hội để phục vụ và sự nuôi dưỡng phần thuộc linh. Là tín hữu của Giáo Hội, chúng ta mang tình yêu thương và sự hỗ trợ của mình đến cho các tín hữu mới (xin xem Mô Si A 18:8–10). Chúng ta giúp họ cảm thấy là họ thuộc về Giáo Hội. Chúng ta giúp họ tiến triển theo con đường giao ước và trở nên hoàn toàn “cải đạo theo Chúa” (An Ma 23:6). Chúng ta giúp họ “được nuôi dưỡng bằng lời nói tốt lành của Thượng Đế, để giữ họ đi con đường đúng, … chỉ trông cậy vào công nghiệp của Đấng Ky Tô” (Mô Rô Ni 6:4).

Chúng ta cũng có thể giúp các tín hữu mới:

  • Học hỏi và cảm nhận niềm vui của vai trò làm môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Học cách nhận ra những thúc giục từ Thánh Linh.

  • Phát triển thói quen cầu nguyện cùng học thánh thư riêng cá nhân và chung gia đình.

  • Chia sẻ phúc âm với gia đình và bạn bè của họ.

  • Tìm tên của tổ tiên và chuẩn bị tiếp nhận các giáo lễ đền thờ cho họ.

  • Tăng trưởng qua việc làm tròn những sự chỉ định của Giáo Hội và tham gia vào nhiều cơ hội khác mà Giáo Hội tạo ra.

23.3

Củng Cố Các Tín Hữu Tích Cực Trở Lại

Một số tín hữu chọn ngừng tham dự Giáo Hội. Đấng Cứu Rỗi phán: “Vì đối với những kẻ như vậy các ngươi cần phải tiếp tục thuyết giảng; bởi vì các ngươi không biết lúc nào những kẻ ấy sẽ trở lại và hối cải, và đến cùng ta với một tấm lòng cương quyết, và ta sẽ chữa lành cho họ; và các ngươi sẽ là phương tiện để đem lại sự cứu rỗi cho họ” (3 Nê Phi 18:32). Những lời này áp dụng cho tất cả những ai, vì bất cứ lý do gì, cần được tiếp tục phục sự.

Các tín hữu không tham dự trọn vẹn có nhiều khả năng sẽ trở lại nếu họ có mối quan hệ chặt chẽ với các tín hữu Giáo Hội. Tình yêu thương và sự hỗ trợ của chúng ta có thể giúp họ vượt qua những thử thách. Giống như các tín hữu mới, họ cần tình bạn, cơ hội để phục vụ và sự nuôi dưỡng phần thuộc linh. Việc hiểu hoàn cảnh và thử thách của họ có thể giúp chúng ta phục sự họ bằng sự nhạy cảm và tình yêu thương.

23.4

Các Vị Lãnh Đạo Giáo Khu

23.4.1

Chủ Tịch Đoàn Giáo Khu

Chủ tịch giáo khu nắm giữ các chìa khóa trong giáo khu để chia sẻ phúc âm và củng cố các tín hữu mới và tín hữu tích cực trở lại. Ông và các cố vấn của ông đưa ra sự hướng dẫn chung cho các nỗ lực này. Ông bảo đảm rằng công việc này phải được thảo luận thường xuyên trong các buổi họp giáo khu.

Thông thường hằng tháng, chủ tịch giáo khu họp với chủ tịch phái bộ truyền giáo để phối hợp các nỗ lực giữa các vị lãnh đạo giáo khu và tiểu giáo khu cùng những người truyền giáo toàn thời gian. Những người khác có thể tham dự gồm có:

  • Các cố vấn trong chủ tịch đoàn giáo khu và phái bộ truyền giáo.

  • Các ủy viên hội đồng thượng phẩm được chỉ định.

  • Chủ tịch Hội Phụ Nữ giáo khu.

  • Những người truyền giáo được chỉ định bởi chủ tịch phái bộ truyền giáo.

23.4.2

Ủy Ban Lãnh Đạo Người Thành Niên trong Giáo Khu

Ủy ban lãnh đạo người thành niên trong giáo khu gồm có:

  • Chủ tịch đoàn giáo khu.

  • Chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ giáo khu.

  • Các ủy viên hội đồng thượng phẩm được chỉ định làm việc với các nhóm túc số các anh cả.

Những người lãnh đạo này chỉ dạy và hỗ trợ nhóm túc số các anh cả và các chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ tiểu giáo khu trong công việc chia sẻ phúc âm và củng cố các tín hữu mới và trở lại tích cực (xin xem 23.5.2). Lời chỉ dạy có thể diễn ra trong bối cảnh một nhóm hoặc riêng từng cá nhân. Những người lãnh đạo công việc truyền giáo trong tiểu giáo khu có thể được mời để tiếp nhận lời chỉ dạy này.

Để biết thêm thông tin về các buổi họp của ủy ban này, xin xem đoạn 29.3.9.

23.4.3

Các Ủy Viên Hội Đồng Thượng Phẩm

Chủ tịch đoàn giáo khu có thể chỉ định các ủy viên hội đồng thượng phẩm chỉ dẫn và hỗ trợ các chủ tịch đoàn nhóm túc số các anh cả và những người lãnh đạo phái bộ truyền giáo tiểu giáo khu. Một hoặc nhiều ủy viên hội đồng thượng phẩm có thể được chỉ định để hướng dẫn các nỗ lực này. Tuy nhiên, tất cả các ủy viên hội đồng thượng phẩm đều có những trách nhiệm này đối với các tiểu giáo khu và các nhóm túc số mà họ được chỉ định.

23.4.4

Chủ Tịch Đoàn Hội Phụ Nữ Giáo Khu

Dưới sự hướng dẫn của chủ tịch giáo khu, chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ giáo khu chỉ dẫn và hỗ trợ các chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ tiểu giáo khu trong trách nhiệm của họ để chia sẻ phúc âm và củng cố các tín hữu mới và trở lại tích cực.

những người hàng xóm trò chuyện

23.5

Các Vị Lãnh Đạo Tiểu Giáo Khu

23.5.1

Giám trợ đoàn

Giám trợ đoàn phối hợp với chủ tịch đoàn nhóm túc số các anh cả và chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ khi họ hướng dẫn các nỗ lực của tiểu giáo khu trong việc chia sẻ phúc âm và củng cố các tín hữu mới và tín hữu tích cực trở lại. Những vị lãnh đạo này thường xuyên bàn thảo với nhau.

Giám trợ đoàn bảo đảm rằng các nỗ lực này được thảo luận và phối hợp trong hội đồng tiểu giáo khu và các buổi họp hội đồng giới trẻ tiểu giáo khu. Giám trợ đoàn cũng xem xét và chấp thuận kế hoạch của tiểu giáo khu để chia sẻ phúc âm và củng cố các tín hữu mới và tín hữu tích cực trở lại (xin xem đoạn 23.5.6).

biểu tượng, những chỉ dẫn để thích ứng Giám trợ đoàn hội ý với chủ tịch giáo khu để quyết định xem có nên kêu gọi một người lãnh đạo công việc truyền giáo tiểu giáo khu hay không (xin xem đoạn 23.5.3 để biết thêm thông tin).

Vị giám trợ phỏng vấn các tín hữu mới nào có độ tuổi thích hợp cho giấy giới thiệu đi đền thờ để làm phép báp têm và lễ xác nhận thay cho người chết (xin xem đoạn 26.4.2). Ông cũng phỏng vấn các anh em ở độ tuổi thích hợp để tiếp nhận Chức Tư Tế A Rôn (xin xem mục 38.2.9.1). Ông thường thực hiện các cuộc phỏng vấn này trong vòng một tuần sau lễ xác nhận của tín hữu.

Giám trợ đoàn phối hợp với các vị lãnh đạo khác để bảo đảm rằng các tín hữu mới và tín hữu tích cực trở lại có được cơ hội phục vụ. Những cơ hội như vậy có thể giúp các tín hữu này tăng trưởng về phần thuộc linh và cảm nhận được quyền năng của Chúa trong cuộc sống của họ. Sự phục vụ cũng có thể giúp các tín hữu cảm nhận được niềm vui và xây đắp mối quan hệ thân thiết với những người khác trong tiểu giáo khu. Những cơ hội này phải dựa trên nhu cầu và khả năng của tín hữu. Trong một số trường hợp, một sự kêu gọi là thích hợp. Trong những trường hợp khác, tốt nhất là một sự chỉ định ít chính thức hơn.

23.5.2

Các Chủ Tịch Đoàn Nhóm Túc Số Các Anh Cả và Hội Phụ Nữ

Các chủ tịch đoàn nhóm túc số các anh cả và chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ hướng dẫn các nỗ lực hằng ngày của tiểu giáo khu để chia sẻ phúc âm và củng cố các tín hữu mới và tín hữu tích cực trở lại (xin xem các đoạn 8.2.39.2.3). Chủ tịch đoàn nhóm túc số các anh cả hướng dẫn các nỗ lực này dành cho các thành viên của nhóm túc số các anh cả. Chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ hướng dẫn các nỗ lực dành cho các thành viên của Hội Phụ Nữ. Họ làm việc chung với nhau để hướng dẫn những nỗ lực này với hội đồng tiểu giáo khu, dưới sự phối hợp của vị giám trợ.

Các vị lãnh đạo này có các trách nhiệm sau đây:

  • Giúp truyền cảm hứng cho các tín hữu để yêu thương con cái của Thượng Đế, chia sẻ phúc âm và mời người khác tiếp nhận các phước lành của Đấng Cứu Rỗi (xin xem phần 23.1).

  • Hội ý với các thành viên trong nhóm túc số hoặc Hội Phụ Nữ về cách chia sẻ phúc âm. Thảo luận về cách tìm kiếm người cho những người truyền giáo giảng dạy và cách hỗ trợ những người đang được giảng dạy. Cùng hội ý với nhau về các nhu cầu của các tín hữu mới và tín hữu tích cực trở lại cùng cách hỗ trợ.

  • Chỉ định những người anh em và những người chị em phục sự cho các tín hữu mới và tín hữu tích cực trở lại (xin xem đoạn 21.2.1). Những người anh em và những người chị em phục sự cũng có thể được chỉ định cho những người mà những người truyền giáo đang giảng dạy (việc này được thực hiện phối hợp với những người truyền giáo). Nếu có thể được, các vị lãnh đạo chỉ định các tín hữu nào có hoặc có thể phát triển tình bạn thân thiết với những cá nhân này. Các vị lãnh đạo khuyến khích những người anh em và những người chị em phục sự mang đến tình yêu thương và sự hỗ trợ giống như Đấng Ky Tô.

  • Tạo cơ hội cho các tín hữu mới và tín hữu tích cực trở lại để phục vụ với tư cách là những người anh em hoặc chị em phục sự. Để biết thêm thông tin về việc phục sự, xin xem chương 21.

  • Giúp hội đồng tiểu giáo khu phát triển một kế hoạch chia sẻ phúc âm và củng cố các tín hữu mới và tín hữu tích cực trở lại (xin xem đoạn 23.5.6).

  • Hướng dẫn công việc của người lãnh đạo công việc truyền giáo tiểu giáo khu. Nếu người lãnh đạo này không được kêu gọi thì một thành viên trong chủ tịch đoàn nhóm túc số các anh cả sẽ đảm nhiệm vai trò này (xin xem đoạn 23.5.3).

Mỗi chủ tịch nhóm túc số các anh cả và chủ tịch Hội Phụ Nữ chỉ định một thành viên trong chủ tịch đoàn để giúp hướng dẫn các nỗ lực này. Các thành viên trong hai chủ tịch đoàn này cùng làm việc với nhau. Họ tham dự các buổi họp điều phối hằng tuần (xin xem đoạn 23.5.7).

23.5.3

biểu tượng, những chỉ dẫn để thích ứng
Người Lãnh Đạo Công Việc Truyền Giáo Tiểu Giáo Khu

Giám trợ đoàn hội ý với chủ tịch giáo khu để quyết định xem có nên kêu gọi một người lãnh đạo công việc truyền giáo tiểu giáo khu hay không. Nếu họ quyết định đưa ra sự kêu gọi này thì giám trợ đoàn hội ý với chủ tịch nhóm túc số các anh cả và chủ tịch Hội Phụ Nữ để xác định xem nên kêu gọi ai. Người này phải là người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc. Nếu người lãnh đạo này không được kêu gọi, thì một thành viên trong chủ tịch đoàn nhóm túc số các anh cả sẽ đảm nhận vai trò này.

Người lãnh đạo công việc truyền giáo tiểu giáo khu hỗ trợ chủ tịch đoàn nhóm túc số các anh cả và chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ trong các trách nhiệm truyền giáo của họ. Người này cũng có các trách nhiệm sau đây:

  • Phối hợp công việc của các tín hữu và các vị lãnh đạo của tiểu giáo khu, những người truyền giáo tiểu giáo khu và những người truyền giáo toàn thời gian. Điều này có thể gồm có việc phối hợp các nỗ lực giảng dạy, các lễ báp têm, và các nỗ lực để củng cố các tín hữu mới. Điều này cũng có thể gồm có các cách hoạch định để giúp các tín hữu trong tiểu giáo khu chia sẻ phúc âm.

  • Hướng dẫn các buổi họp phối hợp hằng tuần (xin xem đoạn 23.5.7).

  • Tham dự các buổi họp hội đồng tiểu giáo khu khi được mời.

  • Giúp hội đồng tiểu giáo khu phát triển và thực hiện kế hoạch của tiểu giáo khu để chia sẻ phúc âm và củng cố các tín hữu mới và tín hữu tích cực trở lại (xin xem đoạn 23.5.6).

  • Ở những nơi nào được phép, hãy sắp xếp cho những người truyền giáo toàn thời gian dùng bữa với các tín hữu. Tìm cơ hội cho những người truyền giáo dùng bữa với các gia đình chỉ có một vài người là tín hữu và gia đình kém tích cực nếu có thể được. Khuyến khích họ chia sẻ một sứ điệp phúc âm với những gia đình này.

  • Làm việc với người lãnh đạo và những người tư vấn về công việc đền thờ và lịch sử gia đình trong tiểu giáo khu để giúp những người đang học phúc âm, các tín hữu mới và các tín hữu tích cực trở lại tham gia vào công việc đền thờ và lịch sử gia đình.

23.5.4

Những Người Truyền Giáo Tiểu Giáo Khu

Những người truyền giáo trong tiểu giáo khu giúp các tín hữu trong tiểu giáo khu cảm nhận niềm vui của việc chia sẻ phúc âm như được mô tả trong phần 23.1. Họ phục vụ dưới sự hướng dẫn của người lãnh đạo công việc truyền giáo tiểu giáo khu hoặc thành viên trong chủ tịch đoàn nhóm túc số các anh cả là người đảm nhiệm vai trò này. Chủ tịch nhóm túc số các anh cả và chủ tịch Hội Phụ Nữ có thể đề nghị các tín hữu có thể phục vụ.

Những người truyền giáo trong tiểu giáo khu giảng dạy bằng lời và tấm gương cách để yêu thương người khác, chia sẻ đức tin của họ và mời người khác tiếp nhận các phước lành của phúc âm. Họ cũng giúp các tín hữu của tiểu giáo khu phục sự các tín hữu mới và tín hữu tích cực trở lại.

Những người truyền giáo trong tiểu giáo khu tham dự các buổi họp phối hợp hằng tuần (xin xem đoạn 23.5.7).

23.5.5

Hội Đồng Tiểu Giáo Khu và Hội Đồng Giới Trẻ của Tiểu Giáo Khu

Việc chia sẻ phúc âm và củng cố các tín hữu mới và tín hữu tích cực trở lại nên được thảo luận thường xuyên trong các buổi họp hội đồng tiểu giáo khu. Vị giám trợ có thể yêu cầu chủ tịch nhóm túc số các anh cả hoặc chủ tịch Hội Phụ Nữ hướng dẫn các cuộc thảo luận này và nên tập trung vào các cá nhân. Vị giám trợ có thể mời người lãnh đạo công việc truyền giáo tiểu giáo khu tham dự các buổi họp hội đồng của tiểu giáo khu.

Hội đồng này có thể thảo luận về kế hoạch của tiểu giáo khu để chia sẻ phúc âm và củng cố các tín hữu mới và tín hữu tích cực trở lại. Họ cũng thảo luận về những sự chỉ định mà cần được phối hợp giữa các tổ chức. Các mẫu giống như mẫu sau đây có thể giúp đỡ trong những cuộc thảo luận này:

  • Hồ Sơ Tiến Triển của Người Truyền Giáo. Những người truyền giáo toàn thời gian sử dụng mẫu này để báo cáo sự tiến triển của những người mà họ đang giảng dạy. Mẫu này giúp những người truyền giáo và các tín hữu phối hợp công việc của họ. Ở những khu vực mà những người truyền giáo sử dụng ứng dụng Area Book Planner (Sổ Hoạch Định Khu Vực), mẫu này có sẵn cho các vị lãnh đạo tiểu giáo khu trong hệ thống Những Nguồn Tài Liệu của Vị Lãnh Đạo và Thư Ký (LCR) và ứng dụng Công Cụ của Tín Hữu. Trong các khu vực khác, những người truyền giáo toàn thời gian sử dụng một bản giấy.

  • Sự Tiến Triển của Tín Hữu Mới và Tín Hữu Tích Cực Trở Lại. Các vị lãnh đạo tiểu giáo khu sử dụng mẫu này để hoạch định những cách nhằm giúp các tín hữu tiến triển về mặt thuộc linh. Mẫu này có sẵn trong hệ thống LCR.

Để biết thêm về hội đồng tiểu giáo khu, xin xem đoạn 29.2.5.

Khi thảo luận về các nhu cầu của giới trẻ trong tiểu giáo khu, hội đồng giới trẻ trong tiểu giáo khu đặc biệt lưu ý đến các tín hữu mới và các tín hữu tích cực trở lại và đến giới trẻ đang được những người truyền giáo giảng dạy. Hội đồng cũng thảo luận những cách mà giới trẻ có thể tham gia vào kế hoạch của tiểu giáo khu để chia sẻ phúc âm và củng cố các tín hữu mới và các tín hữu tích cực trở lại. Để biết thêm về hội đồng giới trẻ của tiểu giáo khu, xin xem đoạn 29.2.6.

23.5.6

Kế Hoạch của Tiểu Giáo Khu để Chia Sẻ Phúc Âm và Củng Cố Các Tín Hữu Mới và Các Tín Hữu Tích Cực Trở Lại

Mỗi tiểu giáo khu nên có một kế hoạch đơn giản để chia sẻ phúc âm và củng cố các tín hữu mới và các tín hữu tích cực trở lại. Kế hoạch này có thể giúp hướng dẫn các buổi họp, sự phục vụ và các sinh hoạt. Nó có thể gồm có các kế hoạch và ý kiến cho:

  • Giúp mọi người cảm thấy được chào đón trong các buổi họp và sinh hoạt của tiểu giáo khu.

  • Giúp các tín hữu cảm nhận được niềm vui của việc chia sẻ phúc âm.

  • Hỗ trợ những người được giảng dạy bởi những người truyền giáo.

  • Giúp các tín hữu mới và các tín hữu tích cực trở lại tiến triển về mặt thuộc linh.

Chủ tịch nhóm túc số các anh cả và chủ tịch Hội Phụ Nữ giúp hội đồng tiểu giáo khu lập ra kế hoạch. Người lãnh đạo công việc truyền giáo tiểu giáo khu cũng giúp đỡ. Vị giám trợ xem lại và chấp thuận kế hoạch đó.

Các thành viên của hội đồng tiểu giáo khu dẫn đầu trong việc thực hiện kế hoạch. Họ báo cáo về sự tiến triển trong các buổi họp hội đồng tiểu giáo khu. Họ cũng cập nhật kế hoạch đó khi cần thiết.

23.5.7

Các Buổi Họp Phối Hợp

Hằng tuần, các buổi họp ngắn gọn không chính thức được tổ chức để phối hợp các nỗ lực chia sẻ phúc âm và củng cố các tín hữu mới và các tín hữu tích cực trở lại. Nếu một người lãnh đạo công việc truyền giáo tiểu giáo khu đã được kêu gọi, thì người ấy điều khiển các buổi họp này. Nếu không, thì thành viên trong chủ tịch đoàn nhóm túc số các anh cả đảm nhận vai trò này sẽ điều khiển.

Những người khác được mời tham dự gồm có:

  • Các thành viên được chỉ định trong chủ tịch đoàn của Hội Phụ Nữ và của nhóm túc số các anh cả.

  • Những người truyền giáo tiểu giáo khu.

  • Một phụ tá trong nhóm túc số các thầy tư tế (hoặc chủ tịch nhóm túc số các thầy giảng hay các thầy trợ tế nếu không có thầy tư tế trong tiểu giáo khu).

  • Một thành viên trong chủ tịch đoàn của lớp học Hội Thiếu Nữ lớn tuổi nhất.

  • Những người truyền giáo toàn thời gian.

Họ có thể thảo luận:

  • Việc thực hiện kế hoạch của tiểu giáo khu để chia sẻ phúc âm và củng cố các tín hữu mới và các tín hữu tích cực trở lại. Họ phối hợp kế hoạch này với các kế hoạch và mục tiêu của những người truyền giáo toàn thời gian.

  • Những sự chỉ định được đưa ra trong các buổi họp trước.

  • Cách hỗ trợ những người đang được những người truyền giáo giảng dạy.

  • Các kế hoạch cho các buổi lễ báp têm sắp tới và mời các tín hữu tham dự.

Các buổi họp này có thể được tổ chức trực tiếp hoặc trực tuyến từ xa. Sự phối hợp cũng có thể diễn ra theo những cách khác kể cả bằng những cuộc gọi điện thoại, tin nhắn văn bản và email.

3:48