Lớp Giáo Lý
1 Cô Rinh Tô 13


1 Cô Rinh Tô 13

“Lòng Bác Ái Không Bao Giờ Hư Mất”

Chúa Giê Su đang chạm vào má của một người phụ nữ ngồi dưới đất. Những cảnh bị cắt gồm có người phụ nữ bị bệnh bước tới Chúa Giê Su để chạm vào y phục của Ngài và Chúa Giê Su quỳ xuống và nói chuyện với người phụ nữ đang ngồi. Chúa Giê Su chạm vào gương mặt của một người phụ nữ đang ngồi.

Chúa Giê Su Ky Tô đã cho thấy tình thương yêu lớn lao mỗi ngày trong cuộc sống trần thế của Ngài. Cuối cùng, Ngài đã chứng minh tình thương yêu trọn vẹn của Ngài bằng cách sẵn sàng hy sinh mạng sống của Ngài cho chúng ta. Sứ Đồ Phao Lô đã viết chi tiết về tình thương yêu giống như Đấng Ky Tô, tức là lòng bác ái, và lý do tại sao chúng ta nên có ước muốn đạt được điều đó. Bài học này nhằm giúp em cảm nhận được tình thương yêu thanh khiết của Chúa Giê Su Ky Tô dành cho mình và giúp em tìm kiếm ân tứ của lòng bác ái để cảm nhận được tình thương yêu đó đối với những người khác.

Mối quan hệ của chúng ta với những người khác

Hãy suy ngẫm về người mà em muốn có mối quan hệ tốt hơn.

  • Tại sao em muốn cải thiện mối quan hệ này?

  • Em đã làm gì để giúp mối quan hệ này? Điều gì có hiệu quả? Điều gì không hiệu quả?

  • Em nghĩ việc thể hiện tình thương yêu lớn lao hơn có thể có ảnh hưởng gì đến mối quan hệ đó?

Khi em học 1 Cô Rinh Tô 13, hãy tìm những cách em có thể yêu thương người khác giống như cách của Đấng Cứu Rỗi. Hãy tìm kiếm sự soi dẫn của Đức Thánh Linh để biết em có thể làm gì để áp dụng những điều đang học vào hoàn cảnh hiện tại của mình.

Tình thương yêu thanh khiết của Chúa Giê Su Ky Tô

Sau khi giảng dạy cho các tín hữu Giáo Hội ở Cô Rinh Tô về các ân tứ thuộc linh, Sứ Đồ Phao Lô cho biết ông sẽ chỉ cho họ “con đường tốt lành hơn” để sống theo (1 Cô Rinh Tô 12:31). Hãy đọc 1 Cô Rinh Tô 13:1–3, tìm kiếm con đường tốt lành hơn này.

  • Em biết gì về lòng bác ái giúp em hiểu lý do tại sao lòng bác ái lại quan trọng đến như vậy?

Sách Mặc Môn có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của lòng bác ái. Gần cuối biên sử cổ xưa này, Mô Rô Ni đã đưa vào một số lời của cha ông là Mặc Môn. Mặc Môn mô tả các yếu tố của lòng bác ái và định nghĩa về thuộc tính này (xin xem Mô Rô Ni 7:43–48).

Hãy đọc Mô Rô Ni 7:46–47, tìm kiếm những điều em có thể học được về lòng bác ái.

  • Em học được điều gì về lòng bác ái từ những câu này?

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy:

Ảnh chân dung chính thức của Chủ Tịch Dallin H. Oaks được chụp vào tháng Ba năm 2018.

Lòng bác ái, “tình thương yêu thanh khiết của Đấng Ky Tô” [Mô Rô Ni 7:47], không phải là một hành động mà là một tình trạng hoặc trạng thái. Lòng bác ái đạt được qua một chuỗi các hành động dẫn đến sự cải đạo. Lòng bác ái là một điều gì đó mà một người trở thành.

(Dallin H. Oaks, “The Challenge to Become”, Ensign, tháng Mười Một năm 2000, trang 34) 

  • Lời phát biểu của Chủ Tịch Oaks bổ sung như thế nào cho sự hiểu biết của em về lòng bác ái?

Cả Phao Lô, trong Kinh Tân Ước, và Mặc Môn, trong Sách Mặc Môn, đều sử dụng những từ và cụm từ tương tự nhau để mô tả lòng bác ái. Khi hiểu những lời của họ, chúng ta có thể biết điều phải làm và cuối cùng là cách để trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn.

Dùng bút mực hay bút chì viết lên một tờ giấy. 1. Hoàn thành từng bước trong sinh hoạt này và trả lời câu hỏi tiếp theo trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  1. Hãy đọc 1 Cô Rinh Tô 13:4–7 hoặc Mô Rô Ni 7:45, tìm hiểu xem lòng bác ái được mô tả như thế nào.

  2. Chọn hai hoặc ba từ hoặc cụm từ mô tả lòng bác ái và viết những từ đó vào nhật ký ghi chép việc học tập của em.

  3. Bên cạnh mỗi phần mô tả, hãy viết ý nghĩa của những từ đó bằng lời của riêng em. Em có thể sử dụng bất kỳ công cụ học tập nào mà em có. Ví dụ: em có thể sử dụng từ điển để tra cứu định nghĩa của các từ ngữ như nhịn nhục hoặc khoe mình (khoe khoang). Đồng thời viết cách mà phẩm chất này có thể giúp em trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi.

  • Em học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi từ những mô tả khác nhau đã nghiên cứu được?

Tấm gương hoàn hảo

Chúa Giê Su Ky Tô là tấm gương hoàn hảo cho tất cả những mô tả về lòng bác ái. Sử dụng những điều em đã viết về lòng bác ái trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy nghĩ đến các ví dụ trong thánh thư khi Chúa Giê Su Ky Tô thể hiện tình thương yêu thanh khiết của Ngài theo cách này. Những hình ảnh sau đây có thể giúp em liên kết Đấng Cứu Rỗi với các cụm từ mình đã học.

Hình ảnh Chúa Giê Su và người đàn bà phạm tội tà dâm. Cả hai đều đang quỳ xuống và bà ấy đang nắm tay Ngài. Những cảnh bị cắt gồm có những người đàn ông tức giận mang người phụ nữ đến và quăng bà ấy xuống đất, người phụ nữ co ro ở dưới đất, Đấng Cứu Rỗi quỳ bên cạnh bà ấy, Chúa Giê Su đỡ bà ấy lên, và Đấng Cứu Rỗi đứng với bà ấy.
Hình ảnh Chúa Giê Su ôm lấy Ma Ri và Ma Thê.
Chúa Giê Su đang cưỡi lừa con vào Giê Ru Sa Lem ngang qua đông đảo người đang cầm cành cây. Những cảnh bị cắt gồm có Chúa Giê Su thấp thoáng giữa đám đông, các hình ảnh của đám đông, một số trẻ nhỏ, và Chúa Giê Su đang đi qua đám đông.
Chúa Giê Su trở lại khu vườn một lần nữa để tiếp tục cầu nguyện và chịu đựng nỗi đau đớn lớn lao.
Chúa Giê Su đang ở trên cây thập tự giữa hai tên tội phạm, có một đám đông ở bên dưới đang đứng xem. Những cảnh bị cắt gồm có một miếng bọt biển trên một cái gậy được một người lính La Mã đưa lên chỗ Chúa Giê Su, ba người đàn ông trên thập tự giá nhìn từ các góc độ khác nhau, những người lính đang đánh bạc và chia nhau quần áo của Ngài, Chúa Giê Su đội mão gai đang bước đi và người đẫm máu, và Cai A Pha.
  • Đấng Cứu Rỗi đã thể hiện lòng bác ái như thế nào trong mỗi tình huống này?

  • Cá nhân em đã chứng kiến tình thương yêu của Đấng Cứu Rỗi dành cho em hoặc những người khác ra sao?

  • Việc suy nghĩ về tình thương yêu của Đấng Cứu Rỗi dành cho em ảnh hưởng như thế nào đến cảm nghĩ của em dành cho Ngài?

Sống một cuộc đời bác ái

Tiên Tri Mặc Môn đã kết thúc những lời giảng dạy của mình về lòng bác ái với một lời mời gọi khẩn thiết để hành động. Hãy đọc Mô Rô Ni 7:48, tìm kiếm lời mời gọi này.

  • Những từ hoặc cụm từ nào giúp em hiểu được những điều cần thiết để nhận được ân tứ về lòng bác ái?

Trong suốt cuộc đời của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô đã cho thấy rằng có thể có lòng bác ái trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Hãy thử tưởng tượng rằng nếu em noi theo tấm gương về lòng bác ái của Đấng Cứu Rỗi trong mọi tình huống, thì điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của em. Hãy suy ngẫm về mối quan hệ cụ thể mà em đã nghĩ đến khi bắt đầu bài học. Suy ngẫm xem việc có nhiều lòng bác ái hơn sẽ ban phước như thế nào cho mối quan hệ đó.

Dùng bút mực hay bút chì viết lên một tờ giấy. 2. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Em có thể làm gì để thể hiện lòng bác ái nhiều hơn?

  • Em sẽ làm gì để cho Cha Thiên Thượng thấy rằng em mong muốn sự giúp đỡ của Ngài?

Tùy Chọn: Muốn Học Hỏi Thêm?

Chúng ta có thể cho thấy lòng bác ái của mình đối với những người khác như thế nào?

Anh Cả Marvin J. Ashton (1915–1994) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ dạy:

Ảnh chân dung của Marvin J. Ashton.

Lòng bác ái có được khi chúng ta tử tế với nhau, khi chúng ta không phê phán hay phân loại người khác, khi chúng ta vẫn chọn tin cậy nhau hoặc giữ im lặng dù có những nghi ngại. Lòng bác ái là chấp nhận sự khác biệt, những yếu kém, và thiếu sót của một người nào đó; kiên nhẫn với một người nào đó đã làm cho chúng ta thất vọng; hoặc chống lại sự thôi thúc để trở nên bị phật lòng khi một người nào đó không làm một điều gì đó theo cách chúng ta có thể đã hy vọng. Lòng bác ái là từ chối lợi dụng sự yếu kém của một người khác và sẵn lòng tha thứ cho người nào đó đã làm tổn thương chúng ta. Lòng bác ái là mong đợi điều tốt đẹp nhất của nhau.

(Marvin J. Ashton, “The Tongue Can Be a Sharp Sword”, Ensign, tháng Năm năm 1992, trang 19)

Chủ Tịch Thomas S. Monson (1927–2018) đã dạy về lòng bác ái trong sứ điệp của ông ở đại hội trung ương “Lòng Bác Ái Không Bao Giờ Hư Mất” (Liahona, tháng Mười Một năm 2010, trang 122–125). Em có thể muốn xem video của sứ điệp này, trên trang ChurchofJesusChrist.org, từ mã thời gian 15:05 đến 17:22.

19:49

Charity Never Faileth

Rather than being judgmental and critical of each other, may we have the pure love of Christ for our fellow travelers in this journey through life.

Tại sao lòng bác ái, tình thương yêu thanh khiết của Chúa Giê Su Ky Tô, sẽ không bao giờ hư mất?

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Bức ảnh chân dung chính thức của Anh Cả Jeffrey R. Holland. Được chụp vào tháng Một năm 2018.

Lòng bác ái thật sự … cho thấy một cách hoàn hảo và thanh khiết tình thương yêu bền bỉ, tột bậc, và cứu chuộc của Đấng Ky Tô dành cho chúng ta. … Chính là lòng bác ái đó—tình thương yêu thanh khiết của Ngài dành cho chúng ta—mà nếu thiếu mất nó thì chúng ta sẽ không là gì cả và vô vọng trong số tất cả những người nam và người nữ khốn khổ nhất. Quả thật, những người được thấy có các phước lành của tình thương yêu của Ngài vào ngày sau cùng—Sự Chuộc Tội, Sự Phục Sinh, cuộc sống vĩnh cửu, lời hứa vĩnh cửu—thì chắc chắn sẽ gặp điều tốt đẹp. …

Cuộc sống có cả nỗi sợ hãi và thất bại. Đôi khi có cả những điều thiếu sót. Đôi khi người khác làm cho chúng ta thất vọng, hoặc sự thất vọng đến từ nền kinh tế hay công việc kinh doanh hoặc chính phủ. Nhưng có một điều trong thời tại thế lẫn thời vĩnh cửu không làm cho chúng ta thất vọng—chính là tình thương yêu thanh khiết của Đấng Ky Tô.

(Jeffrey R. Holland, Christ and the New Covenant [năm 1997], trang 336–337)