Lớp Giáo Lý
Lu Ca 10:38–42


Lu Ca 10:38–42

Tập Trung Cuộc Sống của Chúng Ta vào Chúa Giê Su Ky Tô

Christ seated in the home of Mary and Martha. Mary kneels at Christ’s feet, her hands clasped in her lap. Martha stands at Mary’s side. Martha is holding a mixing bowl and spoon in her hands. She is looking at Christ. A stone arched doorway is in the background.

Khi Chúa Giê Su giảng dạy tại nhà của Ma Thê, một cơ hội đã nảy sinh để Ngài dạy về tầm quan trọng của việc ưu tiên những lời giảng dạy của Ngài trong cuộc sống của chúng ta. Bài học này có thể giúp em học cách nhận ra các lựa chọn và sinh hoạt mà sẽ giúp em làm cho Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài trở thành trọng tâm trong cuộc sống của mình.

Các ưu tiên

Mỗi ngày, chúng ta đưa ra nhiều quyết định về cách sử dụng thời gian của mình.

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy:

Official Portrait of President Dallin H. Oaks taken March 2018.

Hầu hết chúng ta đều được kỳ vọng để làm nhiều điều hơn là chúng ta có thể làm được. … Chúng ta đối phó với nhiều điều lựa chọn về điều mà chúng ta sẽ làm với thời gian và các phương tiện khác của mình.

(Dallin H. Oaks, “Tốt, Tốt Hơn, Tốt Nhất”, Liahona, tháng Mười Một năm 2007, trang 104)

Hãy suy ngẫm xem lời phát biểu nào sau đây mô tả em (em có thể chọn nhiều câu).

  1. Tôi dành ra thời gian cho cả các sinh hoạt thuộc linh lẫn thế tục.

  2. Tôi muốn noi theo Đấng Cứu Rỗi nhưng thường cảm thấy quá bận rộn với những công việc khác.

  3. Cuộc sống của tôi đặt trọng tâm vào Chúa Giê Su Ky Tô.

  4. Tôi không quan tâm đến việc dành thời gian để đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn.

Trong bài học này, em sẽ học về một câu chuyện thánh thư dạy về tầm quan trọng của việc đặt Chúa Giê Su Ky Tô làm trọng tâm trong cuộc sống của chúng ta. Hãy chú ý đến những sự thúc giục từ Đức Thánh Linh mà có thể giúp em hiểu cách đặt Chúa Giê Su Ky Tô làm ưu tiên cao nhất của mình.

Đấng Cứu Rỗi dạy cho Ma Ri và Ma Thê

Khi Đấng Cứu Rỗi đi đến thành Bê Tha Ni, Ngài đã đến thăm nhà của một phụ nữ tên là Ma Thê, một môn đồ trung tín và tận tụy.

Hãy đọc Lu Ca 10:38–42 , chú ý đến những điều em học được từ tấm gương và lời phán của Đấng Cứu Rỗi. Có thể là điều hữu ích để biết rằng từ mảng lo có nghĩa là lo lắng hoặc gánh nặng.

  • Câu chuyện này dạy cho em điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô và những mong muốn của Ngài dành cho chúng ta?

  • Trong những phương diện nào sự lựa chọn của Ma Ri là phù hợp với tình huống này?

Một lẽ thật mà chúng ta có thể học được từ câu chuyện này là những lựa chọn đưa chúng ta đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn nên được ưu tiên cao nhất trong cuộc sống của chúng ta.

  • Em nghĩ tại sao Cha Thiên Thượng muốn chúng ta đặt Vị Nam Tử của Ngài là Chúa Giê Su Ky Tô làm trọng tâm trong cuộc sống của chúng ta?

Mặc dù Ma Ri có thể phục vụ người khác, nhưng bà đã chọn học hỏi từ Chúa Giê Su Ky Tô, đó là điều quan trọng nhất bà có thể làm vào thời điểm đó (xin xem Lu Ca 10:42).

Chủ Tịch Dallin H. Oaks giải thích cách mà tất cả chúng ta đều gặp những lựa chọn tương tự:

Official Portrait of President Dallin H. Oaks taken March 2018.

Chỉ vì một điều gì đó tốt thì không phải là lý do đủ để làm điều đó. Một số điều tốt chúng ta có thể làm thì vượt xa thời giờ có sẵn để hoàn thành những điều đó. Có một số điều thì tốt hơn cả tốt, và đây là những điều đáng được quan tâm đến hàng đầu trong cuộc sống của chúng ta.

(Dallin H. Oaks, “Tốt, Tốt Hơn, Tốt Nhất”, Liahona, tháng Mười Một năm 2007, trang 104)

  • Một số điều kém quan trọng trong cuộc sống của em có thể khiến em sao lãng khỏi Chúa Giê Su Ky Tô là gì?

  • Em có thể đưa ra một số lựa chọn nào để đưa mình đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn?

  • Điều gì có thể giúp em làm cho những lựa chọn quan trọng nhất thành ưu tiên hàng đầu của mình?

  • Em đã có được những phước lành nào khi nỗ lực tập trung cuộc sống của mình vào Chúa Giê Su Ky Tô?

Hãy lập ra một kế hoạch

Writing on a piece of paper with a pen or pencil. 1. Ghi lại phần sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

Lập một bản liệt kê các sinh hoạt hàng ngày điển hình của em và xác định những sinh hoạt nào đang giúp em đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn. Hãy suy ngẫm về bất cứ việc gì em có thể thêm hoặc bớt dựa trên những điều em đã học và cảm nhận được ngày hôm nay. Lập một kế hoạch cụ thể cho những điều em sẽ làm để tập trung trọn vẹn hơn cuộc sống của em vào Đấng Cứu Rỗi.

Tùy Chọn: Muốn Học Hỏi Thêm?

Làm thế nào Sa Tan cố gắng ngăn cản chúng ta sử dụng thời gian của mình một cách khôn ngoan?

Chủ Tịch Steven W. Owen, cựu Chủ Tịch Trung Ương Hội Thiếu Niên, đã nói:

2:3

Hãy Trung Tín, Chứ Đừng Bất Trung

Anh Owen dạy cách chúng ta có thể được nuôi dưỡng phần thuộc linh bằng cách học hỏi và sống theo phúc âm qua việc đặt mái gia đình làm trọng tâm, được Giáo Hội hỗ trợ.

Brother Stephen W. Owen Young Men General President. Official Portrait 2018.

Kẻ nghịch thù sẽ cố gắng thuyết phục anh chị em rằng sự nuôi dưỡng thuộc linh là không cần thiết, hoặc một cách xảo quyệt hơn, rằng việc đó có thể chờ. Nó là cha đẻ của sự sao lãng và bậc thầy của sự trì hoãn. Nó sẽ làm cho anh chị em tập trung vào sự việc dường như cấp bách, nhưng thực sự lại không mấy quan trọng. Nó sẽ làm cho anh chị em phải trở nên vô cùng “bối rối về nhiều việc” đến nỗi anh chị em sao lãng “một việc cần mà thôi” [ Lu Ca 10:41–42 ].

(Steven W. Owen, “Hãy Trung Tín, Chứ Đừng Bất Trung”, Liahona, tháng Mười Một năm 2019, trang 13)

Anh Cả Richard G. Scott (1928–2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói:

2:3

Hãy Trung Tín, Chứ Đừng Bất Trung

Anh Owen dạy cách chúng ta có thể được nuôi dưỡng phần thuộc linh bằng cách học hỏi và sống theo phúc âm qua việc đặt mái gia đình làm trọng tâm, được Giáo Hội hỗ trợ.

Brother Stephen W. Owen Young Men General President. Official Portrait 2018.

Có phải quá nhiều điều hấp dẫn, thú vị để làm hay quá nhiều thử thách đè nặng lên anh chị em khiến anh chị em khó mà tập trung vào điều thiết yếu không? Khi mọi thứ trên thế gian đến dồn dập, tất cả những điều sai trái lại thường được ưu tiên cao nhất. Khi đó, người ta rất dễ quên đi mục đích cơ bản của cuộc sống. Sa Tan có một công cụ mạnh mẽ để sử dụng chống lại những người tốt. Đó là sự sao lãng. Hắn sẽ làm cho những người tốt làm tràn đầy cuộc sống của họ với “những điều tốt đẹp” nên không có chỗ cho những điều thiết yếu. Anh chị em đã vô thức mắc vào cái bẫy đó chưa?

(Richard G. Scott, “First Things First”, Ensign, tháng Năm năm 2001, trang 7)

Việc phán xét những lựa chọn của người khác có một số nguy hiểm gì?

Chủ Tịch Bonnie D. Parkin, cựu Chủ Tịch Trung Ương Hội Phụ Nữ, đã nói:

2:3

Hãy Trung Tín, Chứ Đừng Bất Trung

Anh Owen dạy cách chúng ta có thể được nuôi dưỡng phần thuộc linh bằng cách học hỏi và sống theo phúc âm qua việc đặt mái gia đình làm trọng tâm, được Giáo Hội hỗ trợ.

Brother Stephen W. Owen Young Men General President. Official Portrait 2018.

Trong yêu cầu được giúp đỡ của Ma Thê là một sự phán xét tuy không nói ra nhưng rõ ràng: “Tôi đúng; em ấy đã sai.”

Chúng ta có xét đoán lẫn nhau không? Chúng ta có chỉ trích nhau về những lựa chọn cá nhân, nghĩ rằng chúng ta biết rõ hơn, trong khi thực tế là chúng ta hiếm khi hiểu được hoàn cảnh riêng hoặc sự soi dẫn cá nhân của người khác? … Những xét đoán như vậy … cướp đi phần tốt đẹp của chúng ta, đó là tình yêu thanh khiết của Đấng Ky Tô.

Chúng ta cũng đánh mất phần tốt đẹp đó khi so sánh mình với người khác. Tóc cô ấy dễ thương hơn, chân tôi béo hơn, con cái cô ấy tài năng hơn hoặc khu vườn của cô ấy năng suất hơn—chị em đều biết đấy. Chúng ta không thể làm điều đó. Chúng ta không thể cho phép bản thân cảm thấy không đủ bằng cách tập trung vào con người không phải của chúng ta thay vì tập trung vào con người của chúng ta!

(Bonnie D. Parkin, “Choosing Charity: That Good Part”, Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2003, trang 105)

Làm sao tôi có thể chọn giữa hai sự lựa chọn vốn dĩ không xấu?

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã nói:

Brother Stephen W. Owen Young Men General President. Official Portrait 2018.

Khi chúng ta cân nhắc những điều lựa chọn khác nhau, thì chúng ta cần phải nhớ rằng một điều gì tốt thì chưa đủ. Có những điều lựa chọn khác thì tốt hơn, và còn có những điều lựa chọn khác nữa thì tốt nhất. …

Hãy suy nghĩ về cách chúng ta dùng thời giờ của mình trong những sự lựa chọn mà chúng ta có trong việc xem truyền hình, chơi trò chơi video, xem các trang mạng Internet, hoặc đọc sách báo. Dĩ nhiên việc xem giải trí lành mạnh hoặc nhận được thông tin thú vị là điều tốt. Nhưng không phải mọi việc như thế xứng đáng với một phần cuộc sống của mình mà chúng ta chịu từ bỏ để nhận được nó. Có một số điều tốt hơn và những điều khác nữa thì tốt nhất. …

… Chúng ta phải từ bỏ một số điều tốt để chọn những điều khác tốt hơn hoặc tốt nhất vì chúng phát triển đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và củng cố gia đình của chúng ta.

(Dallin H. Oaks, “Tốt, Tốt Hơn, Tốt Nhất”, Liahona, tháng Mười Một năm 2007, trang 104–5, 107)