Lớp Giáo Lý
Ma Thi Ơ 1:1–17


Ma Thi Ơ 1:1–17

Chúa Giê Su Là Đấng Mê Si Đã Được Hứa

Jesus teaches about the Good Shepherd and His other sheep.

Ma Thi Ơ, còn được gọi là Lê Vi, là tác giả của sách Phúc Âm đầu tiên của Kinh Tân Ước. Một trong những mục đích của ông khi viết là để cho thấy rằng Chúa Giê Su đã làm ứng nghiệm những lời tiên tri trong Kinh Cựu Ước về Đấng Mê Si. Trong bài học này, các em sẽ có thể tìm hiểu về Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Mê Si đã được hứa và cảm thấy biết ơn Ngài nhiều hơn.

Tại sao Chúa Giê Su Ky Tô quan trọng đối với các em

Trong thời kỳ của chúng ta, “có nhiều người trên thế giới biết rất ít về Chúa Giê Su Ky Tô” (Neil L. Andersen, “Chúng Ta Nói về Đấng Ky Tô”, Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 88).

  • Các em nghĩ tại sao có nhiều người trên thế giới biết rất ít về Chúa Giê Su Ky Tô?

Writing on a piece of paper with a pen or pencil. Hãy hoàn tất sinh hoạt sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của các em:

1.

Hãy tưởng tượng là các em có một phút để nói với một người không biết Chúa Giê Su Ky Tô về Đấng Cứu Rỗi là ai và tại sao Ngài quan trọng đối với các em. Viết “Chúa Giê Su Ky Tô” vào giữa một tờ giấy hoặc trong nhật ký ghi chép việc học tập của các em. Viết quanh tên của Ngài với các chi tiết quan trọng mà các em muốn chia sẻ trong 60 giây đó. Cân nhắc thêm các chi tiết khác vào tờ giấy của các em trong suốt quá trình học.

Các em sẽ có cơ hội bổ sung vào bài này trước khi nộp vào cuối giờ.

2:3

Who is Jesus Christ? A 60-second overview

This animation gives a short but poignant portrait of Jesus Christ and His relevance to each of us.

Ma Thi Ơ làm chứng rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Mê Si

Cũng như nhiều người trên thế giới ngày nay chưa hiểu được tầm quan trọng của Chúa Giê Su Ky Tô, nhiều người sống trong thời của Đấng Cứu Rỗi cũng không nhận ra tầm quan trọng của Ngài.

Ma Thi Ơ là một trong Mười Hai Vị Sứ Đồ của Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Ma Thi Ơ 10:2–4) và là người chứng kiến tận mắt nhiều sự kiện mà ông đã mô tả từ cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi. Ông viết sách Phúc Âm của Ma Thi Ơ để giúp mọi người, đặc biệt là những người Do Thái mà không tin nơi Đấng Cứu Rỗi, nhận ra Chúa Giê Su Ky Tô thật sự là ai. Ma Thi Ơ đặc biệt nhấn mạnh lẽ thật rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Mê Si đã được hứa bằng cách thường xuyên nói đến các điều tiên tri thời xưa về Đấng Mê Si mà Chúa Giê Su Ky Tô đã làm ứng nghiệm.

Ma Thi Ơ bắt đầu lời tường thuật của mình bằng cách ghi lại lịch sử gia đình của Chúa Giê Su. Ông đưa vào những người và chi tiết quan trọng (xin xem Ma Thi Ơ 1:1–17). Đọc Ma Thi Ơ 1:16 , tìm kiếm cụm từ “Chúa Giê Su, người được gọi là Đấng Ky Tô”. Cân nhắc gạch dưới cụm từ đó trong thánh thư của các em.

  • Các em biết gì về ý nghĩa của danh xưng “Đấng Ky Tô”?

Trong tiếng Do Thái, “Đấng Ky Tô” nghĩa là “Đấng Mê Si”. Hãy đọc đề mục trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư “ Đấng Mê Si ” để tìm hiểu thêm về ý nghĩa của danh xưng này và lý do tại sao nhiều người Do Thái không chấp nhận Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô.

  • Các em học được điều gì về sứ mệnh của Đấng Cứu Rỗi khi hiểu rõ các tước hiệu của Ngài như “Đấng Ky Tô” và “Đấng Mê Si”?

Thời xưa, người ta được xức dầu để chuẩn bị thực hiện các giáo vụ đặc biệt. Sách Phúc Âm của Ma Thi Ơ đầy dẫy những ví dụ về Chúa Giê Su Ky Tô làm ứng nghiệm những lời tiên tri thời xưa về những điều Ngài được xức dầu để làm. Hãy tra cứu hai hoặc ba ví dụ này trong thánh thư của các em (xem bảng sau đây). Hãy suy nghĩ về lý do tại sao Cha Thiên Thượng mặc khải chi tiết về những điều Đấng Ky Tô sẽ làm từ nhiều năm trước khi Đấng Ky Tô đến.

Những Lời Tiên Tri trong Kinh Cựu Ước về Đấng Mê Si

Sự Ứng Nghiệm qua Chúa Giê Su Ky Tô

Đấng Mê Si sẽ là con cháu của Áp Ra Ham và của Đa Vít (xin xem Giê Rê Mi 23:5–6 ; Sáng Thế Ký 22:18).

Ma Thi Ơ 1:1, 6, 17

Đấng Mê Si sẽ được một nữ đồng trinh sinh ra (xin xem Ê Sai 7:14 ; An Ma 7:10).

Ma Thi Ơ 1:21–23

Đấng Mê Si sẽ sinh ra ở Bết Lê Hem (xin xem Mi Chê 5:2).

Ma Thi Ơ 2:4–6

Đấng Mê Si sẽ đến từ Na Xa Rét (xin xem 1 Nê Phi 11:13).

Ma Thi Ơ 2:23

Đấng Mê Si sẽ chữa lành người bệnh (xin xem Ê Sai 53:4 ; Mô Si A 3:5).

Ma Thi Ơ 8:16–17

Đấng Mê Si sẽ giảng dạy bằng các câu chuyện ngụ ngôn (xin xem Thi Thiên 78:2).

Ma Thi Ơ 13:35

Đấng Mê Si sẽ cưỡi lừa vào thành Giê Ru Sa Lem (xin xem Xa Cha Ri 9:9).

Ma Thi Ơ 21:1–7

Chúa Giê Su Ky Tô làm chứng rằng Ngài là Đấng Mê Si

Một sự ứng nghiệm khác của một lời tiên tri trong Kinh Cựu Ước được ghi lại trong Lu Ca 4:16–21 . Khi Chúa Giê Su đến thăm quê nhà của Ngài ở Na Xa Rét, Ngài đã đến nhà hội (giáo hội) và đọc từ sách Ê Sai một lời tiên tri về sứ mệnh thiêng liêng của Đấng Mê Si. Sau khi đọc, Chúa Giê Su tuyên bố rằng Ngài là Đấng Mê Si bằng cách nói rằng lời tiên tri của Ê Sai giờ đã được ứng nghiệm.

Đọc Ê Sai 61:1–2 , tìm kiếm những điều Ê Sai tiên tri rằng Đấng Mê Si đã được xức dầu để làm. Đánh dấu những từ hoặc cụm từ mà các em nghĩ là cho thấy rằng Chúa Giê Su Ky Tô phù hợp với những lời mô tả mà Ê Sai đã ghi lại.

3:25

Jesus Declares He Is the Messiah

Jesus announces that He is the Messiah prophesied by Isaiah, but is rejected by His neighbors in Nazareth.

  • Các từ hoặc cụm từ nào trong Ê Sai 61:1–2 là bằng chứng cho các em thấy rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Mê Si đã được tiên tri không?

  • Đấng Cứu Rỗi đã làm ứng nghiệm bất kỳ lời tiên tri trong số những lời tiên tri này trong cuộc sống của các em hoặc trong cuộc sống của một người nào đó mà các em biết như thế nào?

Hãy bổ sung các chi tiết về Chúa Giê Su Ky Tô vào tờ giấy mà các em đã bắt đầu làm ở đầu bài học. Trả lời các câu hỏi sau đây để giúp các em nghĩ ra các chi tiết cần thêm.

  • Các em học được điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô từ những lời tiên tri này về Đấng Mê Si và sự ứng nghiệm của những lời tiên tri đó?

  • Chúa Giê Su Ky Tô đến với thế gian để làm điều gì? Tại sao là quan trọng để hiểu sứ mệnh của Ngài?

  • Tại sao Chúa Giê Su Ky Tô quan trọng đối với các em?

Tùy Chọn: Muốn Học Hỏi Thêm?

Tại sao Chúa Giê Su Ky Tô vẫn quan trọng thời nay?

Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ chứng ngôn sau đây về Chúa Giê Su Ky Tô:

Official portrait of Elder Neil L. Andersen of the Quorum of the Twelve Apostles, 2010, August.

Như một ánh sao dẫn đường trên bầu trời đêm quang đãng, Chúa Giê Su Ky Tô thắp sáng lối đi của chúng ta. Ngài đến với thế gian trong một chuồng gia súc khiêm tốn. Ngài đã sống một cuộc sống toàn hảo. Ngài chữa lành người bệnh và làm cho người chết sống lại. Ngài làm bạn với những kẻ bị lãng quên. Ngài giảng dạy chúng ta làm điều thiện, vâng lời, và thương yêu lẫn nhau. Ngài đã bị đóng đinh trên thập tự giá và uy nghi sống dậy ba ngày sau, cho phép chúng ta và những người chúng ta yêu thương được tiếp tục sống sau cuộc sống trần thế. Với lòng thương xót và ân điển vô song của Ngài, Ngài nhận lấy tội lỗi cùng những khổ đau của chúng ta và mang lại sự tha thứ khi chúng ta hối cải và sự bình an trong những cơn bão tố cuộc đời. Chúng ta yêu thương Ngài. Chúng ta thờ phượng Ngài. Chúng ta noi theo Ngài. Ngài là cái neo của linh hồn chúng ta.

(Neil L. Andersen, “Chúng Ta Nói về Đấng Ky Tô”, Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 88)

Tại sao là điều quan trọng là Chúa Giê Su Ky Tô chính là con cháu của Đa Vít?

Anh Cả Bruce R. McConkie (1915–1985) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích:

Head and shoulders portrait of Elder Bruce R. McConkie.

Không có khái niệm nào in đậm trong tâm trí người Do Thái vào thời của Chúa Giê Su cho bằng niềm tin phổ biến rằng Đấng Mê Si của họ sẽ là Con của Đa Vít. … Họ tìm kiếm một người giải cứu ở trần thế, người sẽ trút bỏ ách nô lệ của người La Mã và trả tự do lại cho dân Y Sơ Ra Ên. Họ tìm kiếm một người cai trị sẽ khôi phục lại vinh quang đó cũng như ảnh hưởng và uy tín trên toàn thế giới, vốn đã có được khi Con Trai của Y Sai ngồi trên ngai của Y Sơ Ra Ên.

(Bruce R. McConkie, The Promised Messiah [năm 1978], trang 188)

Những người phụ nữ mà Ma Thi Ơ đưa vào gia phả của Đấng Ky Tô là ai?

“Ta Ma đến từ thành A Đu Lam ở lãnh thổ Ca Na An (xin xem Sáng Thế Ký 38); Ra Háp là dân Ca Na An ở thành Giê Ri Cô (xin xem Giô Suê 2:1-7); Ru Tơ là một người nữ Mô Áp trước khi cải đạo sang đạo Do Thái (xin xem Ru Tơ 1:4); và Bát Sê Ba là vợ của U Ri, một người Hê Tít (xin xem 2 Sa Mu Ên 11:3). Do đó, cả bốn [người nữ] đều không phải là người Y Sơ Ra Ên hoặc có liên quan đến những người không phải là dân Y Sơ Ra Ên” (Sách Học Kinh Tân Ước dành cho Học Viên [năm 2018], trang 13). Việc đưa những người nữ này vào gia phả của Chúa Giê Su Ky Tô có thể dạy cho chúng ta rằng Thượng Đế làm việc với tất cả mọi người và qua những cách thức không ngờ đến.

Đó cũng là bằng chứng cho thấy “sự ngay chính cá nhân không phụ thuộc vào việc sở hữu dòng dõi ‘hoàn hảo’, vì dòng dõi của Chúa Giê Su Ky Tô không hoàn hảo. [Và] việc đưa những người nữ vào [lịch sử gia đình] của Đấng Cứu Rỗi phản ánh lẽ thật quan trọng rằng người nam và người nữ bình đẳng trong mắt của Thượng Đế” (Sách Học Kinh Tân Ước dành cho Học Viên, trang 13).