Ma Thi Ơ 14:22–33
“Đừng Sợ”
Chúa Giê Su Ky Tô đi bộ trên mặt nước và mời Phi E Rơ cũng làm như vậy. Khi thấy sóng gió, Phi E Rơ bắt đầu sụp xuống và kêu cầu Đấng Cứu Rỗi xin được giúp đỡ. Bài học này có thể giúp em noi theo tấm gương của Phi E Rơ về việc tìm đến Đấng Cứu Rỗi trong những tình huống đáng sợ hoặc quá sức chịu đựng.
Chúa Giê Su có thể xoa dịu chúng ta trong những cơn bão tố của cuộc đời
Hình ảnh này miêu tả một khoảnh khắc đáng sợ trong cuộc đời của Sứ Đồ Phi E Rơ. Ma Thi Ơ 14:30 cho biết rằng “[Phi E Rơ] sợ hãi, hòng sụp xuống nước, bèn la lên rằng: Chúa ơi, xin cứu lấy tôi.”
-
Những tình huống hiện đại nào có thể khiến giới trẻ ngày nay cảm thấy giống như Phi E Rơ?
-
Có bất cứ điều gì trong cuộc sống khiến em cảm thấy sợ hãi hoặc cảm thấy như mình đang suy sụp không?
Hãy suy ngẫm trong giây lát về nơi hoặc người mà em thường tìm đến để có sự giúp đỡ và bình an khi em cảm thấy như vậy.Sau khi cho hơn năm ngàn người ăn một cách kỳ diệu, Chúa Giê Su Ky Tô đã yêu cầu các môn đồ của Ngài “xuống thuyền, qua trước bờ bên kia” của Biển Ga Li Lê. ( Ma Thi Ơ 14:22).
Hãy đọc Ma Thi Ơ 14:23–33 , tìm kiếm những lẽ thật về Đấng Cứu Rỗi có thể giúp em tìm đến Ngài khi em cảm thấy sợ hãi hoặc cảm thấy như mình đang suy sụp. Hãy lưu ý đến những suy nghĩ và cảm nghĩ đến từ Đức Thánh Linh. Ngài có thể giúp em nhận ra cách áp dụng những lẽ thật này vào những điều em đang trải qua trong cuộc sống của mình. Hãy viết những lẽ thật em nhận ra trong nhật ký ghi chép việc học tập hoặc trong thánh thư của em. (Xin lưu ý: “Canh tư” là từ 3 giờ sáng đến 6 giờ sáng)
Answer the following questions in your study journal:
1.
-
Em đã học được những lẽ thật nào từ câu chuyện này?
-
Em đã học được gì về Chúa Giê Su Ky Tô mà có thể giúp em tìm đến Ngài khi cảm thấy sợ hãi hoặc quá sức chịu đựng?
Hãy tập trung vào Đấng Cứu Rỗi
Tấm gương của Phi E Rơ dạy chúng ta về điều chúng ta nên tập trung vào. Hãy nhớ lại những gì đã xảy ra với Phi E Rơ khi ông tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô và điều gì đã xảy ra khi ông chuyển tập trung của ông sang cơn bão xung quanh ông (xin xem câu 28–31). Hãy viết lên một tờ giấy một điều gì đó trong cuộc sống hoặc tương lai mà em có thể cảm thấy quá sức chịu đựng. Đặt tờ giấy này ở phía bên trái của em. Bây giờ, hãy đặt một bức tranh của Chúa Giê Su Ky Tô hoặc một thứ gì đó khác ở phía bên phải mà khiến em nhớ đến Ngài. Hãy luân phiên tập trung những suy nghĩ và ánh mắt của em vào tình huống quá sức chịu đựng và sau đó vào bức tranh của Chúa Giê Su Ky Tô.
2.
-
Việc tập trung vào đức tin của em nơi Chúa Giê Su Ky Tô, quyền năng và tình yêu thương của Ngài dành cho em trong những hoàn cảnh khó khăn có thể giúp ích như thế nào cho em?
-
Một số cách để tập trung vào Đấng Cứu Rỗi trong những lúc thử thách là gì?
Để kết thúc bài học này, hãy ghi lại những ấn tượng em đã nhận được. Em đã học được điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô và tại sao chúng ta nên tìm đến Ngài khi chúng ta suy sụp? Em dự định làm gì để tìm đến Ngài?
Tùy Chọn: Muốn Học Hỏi Thêm?
Cuộc sống của chúng ta thay đổi như thế nào khi chúng ta tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô?
Chủ Tịch Howard W. Hunter (1907–95) đã dạy:
Niềm tin vững vàng của tôi là nếu với tư cách là cá nhân, gia đình, cộng đồng và quốc gia, chúng ta có thể, giống như Phi E Rơ, tập trung vào Chúa Giê Su, thì chúng ta cũng có thể đầy đắc thắng vượt qua “làn sóng đang trào dâng của sự hoài nghi” và vẫn “không bị hoảng sợ giữa những luồng gió nghi ngờ đang nổi lên.” Nhưng nếu chúng ta rời mắt khỏi người mà chúng ta phải tin tưởng, vì điều đó rất dễ làm và thế gian có rất nhiều cám dỗ để làm như vậy, nếu chúng ta nhìn vào mãnh lực và cơn thịnh nộ của những yếu tố khủng khiếp và hủy diệt xung quanh chúng ta thay vì nhìn vào người có thể giúp đỡ và giải cứu chúng ta, thì chúng ta chắc chắn sẽ đắm chìm trong biển xung đột, buồn phiền và tuyệt vọng.
(Howard W. Hunter, “The Beacon in the Harbor of Peace,” Ensign, tháng Mười Một năm 1992, trang 19)
Ma Thi Ơ 14:27 . Làm thế nào chúng ta có thể “vui lên” khi chúng ta trải qua những khó khăn?
Anh Cả Ronald A. Rasband thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích:
Chúng ta không thể vừa “vui lên” [ Giáo Lý và Giao Ước 68:6 ] vừa bị sa lầy trong sợ hãi. Hai điều này—vui vẻ và sợ hãi—loại trừ lẫn nhau. …
Việc trở nên vui vẻ là tin cậy [Chúa Giê Su Ky Tô] khi mọi thứ không diễn ra như chúng ta đã hoạch định. Điều đó có nghĩa là phải bền chí khi những nhiệm vụ khó khăn và những khúc mắc trong cuộc sống đưa chúng ta đi theo những hướng bất ngờ, khi bi kịch và khó khăn làm tan vỡ ước mơ của chúng ta. Nhưng Chúa nhắc nhở chúng ta rằng: “trong thế gian này, niềm vui của các ngươi không trọn vẹn, nhưng trong ta, niềm vui của các ngươi trọn vẹn” [ Giáo Lý và Giao Ước 101:36 ].
(Ronald A. Rasband, “Jesus Christ Is the Answer” [buổi họp tối với một Vị Thẩm Quyền Trung Ương, ngày 8 tháng Hai năm 2019], trang 1–2)
Làm thế nào mà nỗi sợ có thể khiến cho chúng ta đánh mất các phước lành mà Đấng Cứu Rỗi ban cho?
Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ lời phát biểu sau đây:
Câu chuyện này trong thánh thư nhắc nhở chúng ta rằng bước đầu tiên để đến cùng Đấng Ky Tô—hoặc Ngài đến cùng chúng ta—có thể khiến chúng ta tràn ngập một cảm giác sợ hãi tột độ. Việc đó không nên như vậy, nhưng đôi khi nó là như vậy. Một trong những điều trớ trêu nhất của phúc âm là chính cái nguồn lực giúp đỡ và mang đến sự an toàn cho chúng ta lại là thứ mà với sự thiển cận trần thế của mình, chúng ta có thể trốn tránh. Vì bất cứ lý do gì, tôi đã thấy những người tầm đạo chạy trốn khỏi phép báp têm, tôi đã thấy những anh cả chạy trốn khỏi sự kêu gọi truyền giáo, tôi đã thấy những người yêu nhau chạy trốn khỏi hôn nhân, và tôi đã thấy những cặp đôi trẻ chạy trốn nỗi sợ hãi về gia đình và tương lai. Quá thường xuyên, quá nhiều người trong chúng ta chạy trốn khỏi những gì mà sẽ ban phước cho chúng ta và làm giảm nhẹ nỗi đau của chúng ta. Quá thường xuyên, chúng ta thấy các cam kết và lệnh truyền phúc âm là một điều gì đó đáng sợ và rồi từ bỏ luôn.
(Jeffrey R. Holland, “Come unto Me” [buổi họp đặc biệt devotional tại trường đại học Brigham Young University, ngày 2 tháng Ba năm 1997], trang 8, speeches.byu.edu)