Lớp Giáo Lý
Ma Thi Ơ 26:36–46; Lu Ca 22:39–46, Phần 1


Ma Thi Ơ 26:36–46; Lu Ca 22:39–46, Phần 1

Chúa Giê Su Ky Tô Chịu Đau Khổ trong Vườn Ghết Sê Ma Nê

Christ praying in the Garden of Gethsemane Christus im Getsemani-Garten betend

Trong Vườn Ghết Sê Ma Nê, Chúa Giê Su Ky Tô đã phải chịu đựng nỗi đau khổ không thể hiểu thấu được trong Sự Chuộc Tội của Ngài. Đây là phần đầu tiên trong bài học gồm hai phần về nỗi đau khổ của Đấng Cứu Rỗi trong Vườn Ghết Sê Ma Nê và ý nghĩa giáo lý của sự kiện này. Mục đích của bài học này là giúp em hiểu rõ hơn về những điều đã xảy ra trong Vườn Ghết Sê Ma Nê và làm thế nào điều đó lại là một hành động của tình yêu thương dành cho em. Trong bài học tiếp theo, em sẽ học giáo lý về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô và tìm hiểu cách em có thể nhận được sức mạnh và sự giúp đỡ từ Đấng Cứu Rỗi.

Chúa Giê Su Ky Tô đã làm gì cho chúng ta?

Chủ Tịch Dallin H. Oaks đã chia sẻ một phần cuộc trò chuyện của ông với một tín hữu của Giáo Hội. Xem video “Đấng Cứu Rỗi Đã Làm Gì cho Chúng Ta?” từ mã thời gian 0:00 đến 0:34. Video này có trên trang ChurchofJesusChrist.org.

12:44

Đấng Cứu Rỗi Đã Làm Gì cho Chúng Ta?

Chủ Tịch Oaks giảng dạy rằng Chúa Giê Su Ky Tô đã giúp cho mỗi người chúng ta có thể quay trở về với Cha Thiên Thượng và hoàn thành số mệnh vĩnh cửu của mình.

Chúa Giê Su Ky Tô chịu đau khổ trong Vườn Ghết Sê Ma Nê

A twisted olive tree in the Garden of Gethsamane in Israel. the eastern wall of the old city of Jerusalem is in the background. Biblical/Historical info: The present site identified as the Garden of Gethsamane is maintained by Franciscans. Ancient Olive tress grow in the garden. Gethsamane was across the Kidron valley from Jerusalem. (See John 18:1) Jesus atoned in the Garden of Gethsamane. (See Matthew 26:36-56 ; Mark 14:32-39 ; Luke 22:39-53 ; D&C 19:15-19 ; 3 Nephi 11:11) Jesus was betrayed and arrested at the Garden just after the Atonement. (See Matthew 26:47-56 ; John 18:1-13)

Sau khi Đấng Cứu Rỗi kết thúc bữa ăn Lễ Vượt Qua, thiết lập Tiệc Thánh và đi đến Núi Ô Li Ve để chia sẻ những lời giảng dạy cuối cùng của Ngài với Các Sứ Đồ, Ngài đã cùng Phi E Rơ, Gia Cơ và Giăng đi một đoạn ngắn đến Vườn Ghết Sê Ma Nê. Từ Ghết Sê Ma Nê có nghĩa là “ép dầu.” Một số yếu tố rất quan trọng trong Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô đã xảy ra ở Vườn Ghết Sê Ma Nê. Khi em nghiên cứu những sự kiện này, hãy suy ngẫm xem làm thế nào mà việc hiểu Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp em nhận ra và cảm nhận được tình yêu thương của Thượng Đế dành cho mình.

Những đoạn thánh thư sau đây mô tả một số sự kiện chính đã xảy ra như là một phần của nỗi đau khổ của Đấng Cứu Rỗi trong Vườn Ghết Sê Ma Nê. Cân nhắc chép bảng sau đây vào nhật ký ghi chép việc học tập và hoàn thành bảng đó khi em học các câu này. Ngoài ra, cân nhắc gạch dưới những từ và cụm từ quan trọng từ những câu này trong thánh thư của em.

A twisted olive tree in the Garden of Gethsamane in Israel. the eastern wall of the old city of Jerusalem is in the background. Biblical/Historical info: The present site identified as the Garden of Gethsamane is maintained by Franciscans. Ancient Olive tress grow in the garden. Gethsamane was across the Kidron valley from Jerusalem. (See John 18:1) Jesus atoned in the Garden of Gethsamane. (See Matthew 26:36-56 ; Mark 14:32-39 ; Luke 22:39-53 ; D&C 19:15-19 ; 3 Nephi 11:11) Jesus was betrayed and arrested at the Garden just after the Atonement. (See Matthew 26:47-56 ; John 18:1-13)

Đọc các đoạn thánh thư sau đây.

Em đã học được gì hoặc có cảm nghĩ gì về Chúa Giê Su Ky Tô từ những câu này?

Ma Thi Ơ 26:36–39

Ma Thi Ơ 26:40–46

Lu Ca 22:39–44

Mô Si A 3:7

Giáo Lý và Giao Ước 18:10–11

Writing on a piece of paper with a pen or pencil. 1. Trả lời ít nhất hai trong số các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Em đã có những suy nghĩ, cảm xúc hoặc ấn tượng gì khi học những câu này?

  • Một số từ hoặc cụm từ cụ thể nào trong những câu này nổi bật nhất đối với em? Tại sao?

  • Những câu này giúp em cảm nhận gì về tình yêu thương mà Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô dành cho mình?

Cái giá của tình yêu thương quý báu của Thượng Đế

Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ về nỗi đau khổ của Đấng Cứu Rỗi trong Vườn Ghết Sê Ma Nê thể hiện tình yêu thương vô hạn của Ngài dành cho chúng ta như thế nào. Xem video “Ở trong Sự Yêu Thương Ta” từ mã thời gian 11:33 đến 14:02. Video này hiện có trên trang ChurchofJesusChrist.org.

A twisted olive tree in the Garden of Gethsamane in Israel. the eastern wall of the old city of Jerusalem is in the background. Biblical/Historical info: The present site identified as the Garden of Gethsamane is maintained by Franciscans. Ancient Olive tress grow in the garden. Gethsamane was across the Kidron valley from Jerusalem. (See John 18:1) Jesus atoned in the Garden of Gethsamane. (See Matthew 26:36-56 ; Mark 14:32-39 ; Luke 22:39-53 ; D&C 19:15-19 ; 3 Nephi 11:11) Jesus was betrayed and arrested at the Garden just after the Atonement. (See Matthew 26:47-56 ; John 18:1-13)
Portrait of Elder D. Todd Christofferson. Photographed in March 2020.

Chúng ta hãy xem xét cái giá mà Thượng Đế phải trả cho tình yêu thương quý báu của Ngài. Chúa Giê Su đã tiết lộ rằng để chuộc tội lỗi của chúng ta và cứu chuộc chúng ta khỏi cái chết, cả về thể chất lẫn thuộc linh, nỗi đau khổ của Ngài làm cho chính Ngài, “dù là Thượng Đế, Đấng Vĩ Đại hơn hết, cũng phải run lên vì đau đớn, và phải rớm máu từng lỗ chân lông, và phải chịu sự đau khổ cả thể xác lẫn linh hồn—và [Ngài] mong muốn khỏi phải uống chén đắng cay ấy, và co rúm” [ Giáo Lý và Giao Ước 19:18] . Nỗi thống khổ của Ngài trong Vườn Ghết Xê Ma Nê và trên thập tự giá là cùng cực hơn bất cứ người trần thế nào có thể chịu đựng nổi. Tuy nhiên, vì tình yêu thương của Ngài đối với Đức Chúa Cha và dành cho chúng ta, Ngài đã chịu đựng, và do đó, Ngài có thể mang đến cho chúng ta sự bất diệt và cuộc sống vĩnh cửu.

Đó là biểu tượng sâu sắc [khi] mà “máu [đã] chảy ra từ mọi lỗ chân lông” [ Mô Si A 3:7 ] trong khi Chúa Giê Su phải chịu đau đớn ở trong vườn Ghết Xê Ma Nê, nơi ép dầu ô liu. Để sản xuất dầu ô liu trong thời kỳ của Đấng Cứu Rỗi, trước hết quả ô liu được nghiền nát bằng cách lăn một hòn đá lớn lên trên. Kết quả là “xác ô liu” được đặt vào mấy cái giỏ mềm, dệt thưa đã được chất đống lên nhau. Sức nặng của đống ô liu đó ép ra loại dầu thứ nhất và tốt nhất. Sau đó, người ta ép thêm bằng cách đặt một cái đòn hoặc khúc gỗ lên phía trên mấy cái giỏ xếp chồng lên nhau, để ép ra thêm dầu. Cuối cùng, để ép ra những giọt dầu ô liu cuối cùng, cái đòn với một đầu là đá được đè xuống để tạo ra sức nghiền tối đa. Và đúng vậy, khi mới ép ra thì dầu có màu đỏ như máu.

Tôi nghĩ tới câu chuyện của Ma Thi Ơ về Đấng Cứu Rỗi khi Ngài bước vào Vườn Ghết Xê Ma Nê vào cái đêm định mệnh đó—thì Ngài “buồn bực và sầu não lắm. …

“Rồi Ngài bước tới một ít, sấp mặt xuống đất mà cầu nguyện rằng: Cha ơi! nếu có thể được, xin cho chén nầy lìa khỏi Con! Song không theo ý muốn Con, mà theo ý muốn Cha” [ Ma Thi Ơ 26:37, 39 ].

Rồi, trong khi lòng càng nặng trĩu nỗi buồn hơn, Ngài đã khẩn cầu lần thứ hai để được giúp đỡ và cuối cùng, có lẽ vào lúc đau khổ tột cùng, Ngài đã khẩn cầu thêm lần thứ ba. Ngài đã chịu đựng nỗi thống khổ cho đến khi công lý được thỏa mãn cho đến giây phút cuối cùng. Ngài đã làm điều này cho anh chị em và tôi.

Tình yêu thương thiêng liêng thật là một ân tứ quý giá!

(D. Todd Christofferson, “Ở trong Sự Yêu Thương Ta”, Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 51)

  • Những từ hoặc cụm từ nào trong lời phát biểu này nổi bật với em?

  • Nỗi đau khổ của Đấng Cứu Rỗi trong Vườn Ghết Sê Ma Nê thể hiện tình yêu thương lớn lao của Ngài dành cho riêng cá nhân em như thế nào?

Chủ Tịch Ezra Taft Benson (1899–1994) đã làm chứng rằng nỗi đau khổ của Đấng Cứu Rỗi trong Vườn Ghết Sê Ma Nê, và sau này là ở Đồi Sọ, “là hành động yêu thương cao cả hơn hết trong lịch sử được ghi lại” (Teachings of Presidents of the Church: Ezra Taft Benson [năm 2014], trang 94).

Writing on a piece of paper with a pen or pencil. 2. Sử dụng những điều em đã học được hôm nay, hãy ghi lại câu trả lời của em cho câu hỏi sau đây, là một phần trong bài nói chuyện của Chủ Tịch Oaks ở đầu bài học.

  • Chúa Giê Su Ky Tô đã làm gì cho tôi?

Tùy Chọn: Muốn Học Hỏi Thêm?

Tầm quan trọng của Vườn Ghết Sê Ma Nê là gì?

lever type olive press close up_0184

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy:

Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Từ Ghết Sê Ma Nê xuất phát từ hai từ gốc tiếng Hê Bơ Rơ: gath có nghĩa là “nơi ép” và shemen có nghĩa là “dầu”, đặc biệt là dầu ô liu.

Ở nơi đó, ô liu được ép dưới sức nặng của những bánh xe đá lớn để ép lấy dầu quý giá từ ô liu. Vì vậy, theo đúng nghĩa đen, Chúa Giê Su Ky Tô trong Vườn Ghết Sê Ma Nê là đã bị đè nặng dưới sức nặng của những tội lỗi trên thế gian. Ngài đổ ra những giọt máu lớn—“dầu” của cuộc đời Ngài—đã chảy ra từ mọi lỗ chân lông …

… Hãy nhớ rằng, cũng như phần thịt của trái ô liu, được ép lấy dầu để thắp sáng, nên Đấng Cứu Rỗi đã bị ép. Từ mọi lỗ chân lông đều chảy ra huyết mạch của Đấng Cứu Chuộc của chúng ta. Trong suốt những ngày vui sướng trong sứ mệnh của các anh chị em, khi chén hạnh phúc của các anh chị em tràn đầy, hãy nhớ đến chén đắng của Ngài đã làm nên điều đó. Và khi những thử thách khốc liệt ập đến với các anh chị em, hãy nhớ đến Vườn Ghết Sê Ma Nê.

(Russell M. Nelson, “Why This Holy Land?”, Ensign, tháng Mười Hai năm 1989, trang 17–18)

Đấng Cứu Rỗi đã làm gì cho chúng ta?

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã nói:

lever type olive press close up_0184
Official Portrait of President Dallin H. Oaks taken March 2018.

Theo kế hoạch của Cha Thiên Thượng, [Chúa Giê Su Ky Tô] đã “sáng tạo trời đất” ( Giáo Lý và Giao Ước 14:9) để mỗi người chúng ta có thể có được kinh nghiệm trần thế cần thiết để tìm kiếm số mệnh thiêng liêng của mình. Là một phần trong kế hoạch của Đức Chúa Cha, Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô đã chiến thắng cái chết để đảm bảo sự bất diệt cho mỗi người chúng ta. Sự hy sinh chuộc tội của Chúa Giê Su Ky Tô cho mỗi người chúng ta cơ hội để hối cải tội lỗi của mình và được thanh sạch khi trở về mái nhà thiên thượng của mình. Những lệnh truyền và giao ước của Ngài dẫn đường cho chúng ta, và chức tư tế của Ngài ban cho thẩm quyền để thực hiện các giáo lễ thiết yếu để đạt được số mệnh ấy. Và Đấng Cứu Rỗi của chúng ta đã sẵn lòng trải qua tất cả những đau đớn và yếu kém trên trần thế để Ngài có thể biết cách củng cố chúng ta trong những nỗi thống khổ của mình.

Chúa Giê Su Ky Tô đã làm tất cả những điều này bởi vì Ngài yêu thương tất cả các con cái của Thượng Đế. Tình yêu thương là động lực cho tất cả những điều đó, và nó đã là như vậy ngay từ thưở ban đầu.

(Dallin H. Oaks, “Đấng Cứu Rỗi Đã Làm Gì cho Chúng Ta?”, Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 77)