Lớp Giáo Lý
Học Thánh Thư


Học Thánh Thư

Lắng Nghe Tiếng Nói của Chúa qua Thánh Thư

A row of hands holding scriptures or electronic devices.

Chúa Giê Su đã dạy rằng thánh thư làm chứng về Ngài (xin xem Giăng 5:39). Bài học này có thể giúp các em đến cùng Đấng Ky Tô và hiểu rõ Ngài hơn qua việc học lời của Thượng Đế bằng cách giúp các em phát triển các kỹ năng học thánh thư và đặt ra những mục tiêu học thánh thư.

Tại sao phải nghiên cứu thánh thư?

Hãy tưởng tượng một người bạn của các em nói: “Tôi không có thời gian để học tập thánh thư cùng với mọi thứ khác mà tôi đang làm. Tôi thậm chí còn không hiểu thánh thư nữa!”

  • Các em sẽ nói gì với người bạn của mình?

  • Những lý do khác khiến mọi người có thể không học thánh thư hàng ngày là gì?

Đánh giá việc học tập thánh thư. Các em sẽ tham khảo các câu trả lời của mình sau này trong lớp học.

Đánh giá việc học tập thánh thư

Trả lời từng câu hỏi một cách chân thật theo thang điểm sau đây:

(a) Không bao giờ (b) Ít khi (c) Thỉnh thoảng (d) Thường xuyên (e) Luôn luôn

___ Tôi học thánh thư hàng ngày.

___ Tôi thấy giá trị của việc dành thời gian để học thánh thư hàng ngày.

___ Tôi biết và sử dụng các kỹ năng học thánh thư để giúp tôi hiểu về các lẽ thật trong thánh thư.

___ Khi tôi học, những ý tưởng nảy ra trong tâm trí tôi mà trước đây chưa từng xuất hiện.

___ Tôi ghi lại những ấn tượng và ý tưởng thuộc linh từ việc học của tôi.

Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của các em.

  • Điều gì đang diễn ra thuận lợi trong việc học thánh thư của các em? Các em có thể làm gì tốt hơn?

Hãy đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Russell M. Nelson và tìm kiếm những điều chúng ta có thể học được về lý do tại sao việc học thánh thư thường xuyên thì đáng bõ công cả về thời gian lẫn nỗ lực.

Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Khi chúng ta tìm cách làm môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô, thì những nỗ lực của chúng ta đểnghe lời Ngàicần phải có chủ ý hơn bao giờ hết. Cần phải có nỗ lực có ý thức và kiên định để làm tràn đầy cuộc sống hằng ngày của chúng ta bằng những lời phán, lời dạy và các lẽ thật của Ngài. …

…Chúng ta có thể làm gìđểnghe lời Ngài?

Chúng ta có thể tìm đến thánh thư. Thánh thư dạy chúng ta về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài, tầm quan trọng của Sự Chuộc Tội của Ngài, và kế hoạch hạnh phúc và cứu chuộc vĩ đại của Đức Chúa Cha. Việc hằng ngày chú tâm đến lời của Thượng Đế là rất thiết yếu cho sự sống còn thuộc linh nhất là trong những ngày biến động càng ngày càng gia tăng này. Hằng ngày, khi chúng ta nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô, thì những lời này sẽ cho chúng ta biết cách đối phó với những khó khăn mà chúng ta không bao giờ nghĩ là mình sẽ gặp phải. …

Điều gì sẽ xảy ra khi các em tập trung nghe, chú ý nghe, và lưu tâm đến điều mà Đấng Cứu Rỗi đã phán và điều mà Ngài đang phán bây giờ qua các vị tiên tri của Ngài? Tôi hứa rằng các em sẽ được ban cho thêm quyền năng để đối phó với sự cám dỗ, những khó khăn và yếu kém. Tôi hứa sẽ có phép lạ trong hôn nhân, mối quan hệ gia đình, và công việc hằng ngày. Và tôi hứa rằng khả năng cảm nhận được niềm vui của các em sẽ gia tăng cho dù cảnh hỗn loạn gia tăng trong cuộc sống của các em.

Russell M. Nelson, “Hãy Nghe Lời Người”, Liahona, tháng Năm năm 2020, trang 89, 90

Color Handouts Icon Hãy trả lời ít nhất hai trong số các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của các em:

1.

  • Các em học được gì từ lời phát biểu này về việc làm thế nào Đấng Cứu Rỗi có thể ban phước cho các em khi các em học thánh thư?

  • Các em đã cảm nhận được các phước lành nào khi thường xuyên học thánh thư?

  • Điều gì đã giúp hoặc có thể giúp các em kiên định dành thời gian để học thánh thư?

Làm thế nào tôi có thể sử dụng cước chú một cách hiệu quả?

Một cách các em có thể cải thiện việc học thánh thư là sử dụng cước chú. Cước chú nằm trong thánh thư bản giấy ở cuối trang và trong thánh thư điện tử bằng cách nhấn vào các chữ cái nhỏ bên cạnh một số từ trong câu. Những ghi chú này gồm các phần tham khảo đến các câu khác hoặc các công cụ bổ sung mà có thể giúp các em hiểu rõ hơn về những điều đang được giảng dạy.

A portion of a page from the Bible. Line art for seminary manual

Các em sẽ thường xuyên nhìn thấy những ghi chú Bản Dịch Joseph Smith trong cước chú Kinh Tân Ước. Bản Dịch Joseph Smith là một bản chỉnh sửa hoặc bản dịch Kinh Thánh được soi dẫn do Joseph Smith hoàn thành. Bản dịch này khôi phục những lẽ thật bị mất đi khỏi Kinh Thánh và làm sáng tỏ thêm những lời giảng dạy trong Kinh Thánh. Dưới sự soi dẫn, Vị Tiên Tri đã sửa hơn 3.400 câu trong Kinh Thánh, nhiều câu trong số đó có trong phụ lục Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, Bộ Ba Quyển Thánh Thư Tổng Hợp.

Sách Lu Ca 2 mô tả câu chuyện về Giô Sép và Ma Ri tìm thấy Chúa Giê Su năm Ngài 12 tuổi trong đền thờ sau khi tìm kiếm Ngài trong ba ngày (xin xem Lu Ca 2:40–45). Lu Ca 2:46 là một ví dụ trong đó Bản Dịch Joseph Smith làm sáng tỏ những điều được dạy trong đoạn thánh thư. Nó cũng giúp làm cho ý nghĩa phù hợp với những điều được dạy trong câu 47 .

Hãy nghiên cứu Lu Ca 2:46 mà không có bất kỳ cước chú nào và hãy tìm kiếm những điều các em học được về Chúa Giê Su Ky Tô.

Hãy nghiên cứu lại đoạn thánh thư, lần này sử dụng cước chú.

Color Handouts IconAnswer the following question in your study journal:

2.

  • Làm thế nào mà những công cụ nghiên cứu thánh thư này làm nổi bật những điều mà câu đó dạy về Chúa Giê Su Ky Tô?

Các mục tiêu để trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn

Một trong những mục tiêu chính yếu của lớp giáo lý là giúp các em noi theo Chúa Giê Su Ky Tô và trở thành môn đồ của Ngài. Kiên định học thánh thư là một trong những cách tốt nhất để các em có thể trở thành tín đồ tận tụy hơn của Chúa Giê Su Ky Tô. Đó cũng là một trong những yêu cầu để nhận được tín chỉ cho lớp giáo lý. Các em có thể hỏi giảng viên của mình để biết thông tin về các yêu cầu học thánh thư nếu các em có câu hỏi.

Có thể là khó để tìm thời gian học thánh thư riêng cá nhân. Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ cũng đã đưa ra lời khuyên này:

Elder David A. Bednar, Quorum of the Twelve Apostles official portrait. 2020.

Do nhịp sống bận rộn của cuộc sống, những ý định tốt và chỉ “hy vọng” tìm ra thời gian cho việc học thánh thư có ý nghĩa thì không đủ. Kinh nghiệm của tôi cho thấy rằng việc dành riêng một khoảng thời gian cụ thể và theo lịch trình mỗi ngày, càng nhiều càng tốt, và một nơi cụ thể để học sẽ làm gia tăng đáng kể hiệu quả của sự tra cứu và học thánh thư của chúng ta.

(David A. Bednar, “Because We Have Them before Our Eyes”, New Era, tháng Tư năm 2006, trang 6)

Hãy suy ngẫm về những điều các em đã học được và cảm thấy hôm nay, và cân nhắc xem lại những câu trả lời của các em cho phần đánh giá việc học thánh thư. Trong nhật ký ghi chép việc học tập của các em, hãy đặt ra mục tiêu học tập thánh thư. Các em có thể đặt mục tiêu này thành mục tiêu thuộc linh cho chương trình Trẻ Em và Giới Trẻ hoặc tạo ra một mục tiêu riêng. Hãy suy ngẫm các câu hỏi sau đây trong khi các em đặt ra mục tiêu của mình:

  • Các em biết điều gì hoặc tin điều gì về thánh thư? Làm thế nào để những điều mà các em biết hoặc tin về thánh thư làm gia tăng mong muốn của các em để học thánh thư?

  • Các em đã gặp phải những thử thách nào trong việc học thánh thư của mình? Làm thế nào các em có thể vượt qua những thử thách đó?

  • Các em sẽ học bao nhiêu? Các em sẽ học thánh thư ở đâu và khi nào?

Color Handouts Icon 3. Viết mục tiêu học thánh thư của các em và kế hoạch để hoàn thành mục tiêu đó trong nhật ký ghi chép việc học tập của các em.

Tùy Chọn: Muốn Học Hỏi Thêm?

Một số phước lành nào có thể đến từ việc học thánh thư?

Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ làm chứng về những phước lành có thể đến từ việc học thánh thư.

3:3

Làm thế nào tôi có thể học thánh thư một cách hiệu quả?

Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ những hiểu biết sâu sắc này:

Portrait of Elder D. Todd Christofferson. Photographed in March 2020.

Khi tôi nói “học hỏi”, tôi có ý nói đến một việc gì đó nhiều hơn là chỉ đọc. Đôi khi là một điều tốt để đọc một quyển thánh thư trong một thời gian đã định nhằm đạt được một ý nghĩa tổng quát trong sứ điệp của thánh thư, nhưng đối với sự cải đạo, các em nên quan tâm về lượng thời gian mà mình dành cho thánh thư hơn số lượng thánh thư mà mình đọc vào lúc ấy. Đôi khi tôi hình dung ra các em đọc một vài câu, ngừng lại để suy ngẫm về chúng, đọc kỹ lại câu đó lần nữa, và trong khi các em suy nghĩ về ý nghĩa của chúng, cầu nguyện để xin sự hiểu biết, đặt ra những câu hỏi trong tâm trí mình, chờ đợi các ấn tượng thuộc linh, và viết xuống những ấn tượng đó và sự hiểu biết có được nhằm giúp cho các em có thể ghi nhớ và học hỏi thêm. Khi học hỏi theo cách này, các em không thể đọc nhiều chương hay nhiều câu trong nửa giờ đồng hồ, nhưng các em sẽ dành chỗ trong lòng mình cho lời của Thượng Đế, và Ngài sẽ ngỏ lời cùng các em.

(D. Todd Christofferson, “When Thou Art Converted”,Liahona, tháng Năm năm 2004, trang 11)

Một số công cụ và nguồn tài liệu để giúp các em học thánh thư hiệu quả hơn bao gồm:

Các em có thể tìm thấy các công cụ sau đây trong “Phần Giúp Đỡ Học Tập” của ứng dụng Thư Viện Phúc Âm:

  • Sách Hướng Dẫn Thánh Thư , có thể hỗ trợ các em nghiên cứu theo đề tài hoặc bằng cách tìm các phần tham khảo chéo, định nghĩa và giải thích theo ngữ cảnh.

  • Các Bản Đồ Kinh Thánh , có thể giúp các em hiểu rõ hơn về ngữ cảnh địa lý của các lời tường thuật trong thánh thư.

  • Công cụ Hình Ảnh Kinh Thánh , trong đó có hình ảnh về các địa điểm ở Đất Thánh có thể giúp các em hình dung được rõ nét hơn các câu chuyện trong Kinh Thánh.

  • Sự Hòa Hợp của Các Sách Phúc Âm , là bảng danh mục cho biết nơi có thể tìm thấy các câu chuyện khác nhau trong mỗi lời tường thuật về Phúc Âm, giúp các em gia tăng hiểu biết của mình về các sự kiện đó.