Lớp Giáo Lý
Lời Giới Thiệu Sách Học Kinh Tân Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý


Lời Giới Thiệu Sách Học Kinh Tân Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Young adult men and women can be see taking part in class and interacting with the instructor and with each other.

Mục Tiêu của Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo là “nhằm giúp giới trẻ và những người thành niên trẻ tuổi hiểu cùng trông cậy vào những điều giảng dạy và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, hội đủ điều kiện để nhận được các phước lành của đền thờ, cũng như chuẩn bị cho bản thân họ, gia đình họ và những người khác nhận được cuộc sống vĩnh cửu với Cha Thiên Thượng” (Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm: Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên và Các Vị Lãnh Đạo trong Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo [năm 2012], trang x, ChurchofJesusChrist.org).

Các bài học và những nguồn tài nguyên khác trong sách này được thiết kế để giúp anh chị em đạt được mục tiêu này. Các bài học và những nguồn tài nguyên đó có thể giúp anh chị em giảng dạy theo Thánh Linh, tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô, giảng dạy giáo lý của Ngài như trong thánh thư và lời của các vị tiên tri, và mời học viên siêng năng học hỏi. Khi làm như vậy, anh chị em có thể giúp học viên gia tăng sự cải đạo của các em theo Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài.

Các Công Cụ Để Giúp Anh Chị Em Chuẩn Bị Giảng Dạy

Thánh ThưViệc học cùng với các nhóm câu thánh thư trong Hãy Đến Mà Theo Ta là một cách quan trọng để chuẩn bị giảng dạy cho học viên. Những bài học trong sách này cần một giảng viên được soi dẫn, người thường xuyên nghiên cứu thánh thư và tìm kiếm sự đồng hành của Đức Thánh Linh. Khi thường xuyên học thánh thư, anh chị em có thể tin tưởng rằng Cha Thiên Thượng sẽ soi dẫn cho anh chị em qua Thánh Linh của Ngài về cách điều chỉnh những tài liệu này cho phù hợp với nhu cầu của học viên.

Nội Dung Khái Quát Hằng Tuần

Sách này được sắp xếp theo các nhóm câu thánh thư hàng tuần của Hãy Đến Mà Theo Ta. Đối với mỗi nhóm câu thánh thư hàng tuần, sách này cung cấp nội dung khái quát hàng tuần, tiếp theo đó là năm bài học. Nội dung khái quát hàng tuần cung cấp tóm tắt về tài liệu giảng dạy cho tuần đó cũng như thông tin cụ thể về bài học để giúp anh chị em chuẩn bị giảng dạy. Anh chị em sẽ tìm thấy thông tin sau đây cho mỗi bài học:

  • mục đích bài học

  • ý tưởng cho sinh hoạt chuẩn bị của học viên

  • danh sách các bài học bằng đồ vật, tài liệu phát tay, hình ảnh, video hoặc các tài liệu khác có thể cần được chuẩn bị trước

  • gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến (nếu truy cập nội dung qua ứng dụng Thư Viện Phúc Âm hoặc Thư Viện Phúc Âm trực tuyến tại trang ChurchofJesusChrist.org)

Việc xem lại nội dung khái quát hàng tuần vào đầu mỗi tuần có thể giúp anh chị em quyết định bài học nào cần dạy và những tài liệu nào cần thu thập hoặc chuẩn bị trước.

Hãy tìm nội dung khái quát hàng tuần cho tuần tiếp theo của các bài học mà anh chị em sẽ dạy. Anh chị em nhận thấy thông tin nào ở đây là hữu ích để biết trước? Anh chị em có thể sử dụng thông tin này như thế nào khi chuẩn bị giảng dạy?

Những Lời Khuyên về Cách Giảng Dạy

Những lời khuyên về cách giảng dạy giải thích các nguyên tắc và phương pháp giảng dạy được khuyến nghị có thể giúp anh chị em cải thiện trong vai trò là một giảng viên. Mỗi bài học có một lời khuyên về cách giảng dạy ngay sau phần giới thiệu bài học. Anh chị em có thể tìm thấy các nguyên tắc và phương pháp giảng dạy bổ sung trong thư viện các kỹ năng phát triển dành cho giảng viên trên trang ChurchofJesusChrist.org. Khi anh chị em cảm thấy đã sẵn sàng, hãy thử thực hiện các lời khuyên này khi giảng dạy. Khi làm như vậy, anh chị em sẽ nhận thấy sự cải thiện trong khả năng giảng dạy của mình.

Hãy xem lại lời khuyên về cách giảng dạy trong một bài học sắp tới mà anh chị em sẽ giảng dạy. Anh chị em có thể thử thực hành gợi ý này trong bài học bằng cách nào?

Hướng Dẫn Giảng Dạy

Những hướng dẫn giảng dạy được thiết kế để giúp anh chị em chuẩn bị giảng dạy. Những hướng dẫn này có thể giải thích cho mục đích của các sinh hoạt trong bài học hoặc đưa ra các gợi ý về cách điều chỉnh nội dung của bài học để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của học viên. Những gợi ý này có thể bao gồm các cách tiếp cận, câu hỏi hoặc sinh hoạt thay thế giúp anh chị em điều chỉnh nội dung và các sinh hoạt khi cần thiết.

Hãy xem lại một số hướng dẫn giảng dạy trong một bài học mà anh chị em sẽ dạy ngay sau đây. Anh chị em có thể thực hiện những điều chỉnh nào dựa trên các hướng dẫn giảng dạy mà anh chị em tìm thấy?

Học Viên Chuẩn Bị

Mỗi bài học bao gồm một gợi ý để giúp học viên chuẩn bị tâm trí và tấm lòng cho kinh nghiệm học tập. Mỗi nội dung tổng quan hằng tuần liệt kê các ý tưởng cho sinh hoạt chuẩn bị của học viên cho năm bài học của tuần đó. Anh chị em có thể xem lại những ý tưởng này vào đầu tuần và thành tâm quyết định xem anh chị em cảm thấy ý tưởng nào sẽ giúp ích tốt nhất cho học viên của mình. Anh chị em không cần phải sử dụng mọi gợi ý cho sinh hoạt chuẩn bị của học viên. Anh chị em có thể điều chỉnh những gợi ý đó hoặc tạo ra những ý tưởng của riêng mình. Nhiều gợi ý trong số những gợi ý này được thiết kế để đưa ra cho học viên trước một ngày hoặc sớm hơn về kinh nghiệm học tập.

Hãy xem lại phần sinh hoạt chuẩn bị của học viên trong bài học sắp tới và cân nhắc xem anh chị em sẽ sử dụng, điều chỉnh phần đó hay không sử dụng phần sinh hoạt chuẩn bị được gợi ý cho học viên. Nếu anh chị em quyết định mời học viên của mình chuẩn bị, thì anh chị em sẽ chia sẻ ý tưởng chuẩn bị này với các em bằng cách nào? Anh chị em có thể chia sẻ ý tưởng này bằng lời nói hoặc đưa ra ý tưởng đó ở cuối buổi học trước hoặc gửi ý tưởng đó qua email hoặc ứng dụng nhắn tin, nếu thích hợp.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả ThiPhần này của bài học bao gồm những cách khả thi mà anh chị em có thể có được kinh nghiệm học tập. Anh chị em không bắt buộc phải sử dụng tất cả nội dung này trong các bài học mà mình giảng dạy. Để học viên có kinh nghiệm tốt nhất có thể, anh chị em nên sử dụng nội dung trong phần này như một hướng dẫn hơn là một kịch bản. Nếu anh chị em mới bắt đầu làm giảng viên lớp giáo lý, thì tốt nhất là có thể bắt đầu bằng cách tuân theo sát các sinh hoạt học tập được gợi ý. Khi anh chị em tiến bộ với vai trò là giảng viên, anh chị em sẽ trở nên quen thuộc với những nhu cầu của học viên và cải thiện khả năng nhận được sự soi dẫn. Anh chị em sẽ trở nên có khả năng hơn để điều chỉnh nội dung của sách này nhằm mang đến cho học viên những kinh nghiệm học tập phù hợp và thúc đẩy sự cải đạo.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá TrìnhHầu hết các bài học đều có phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình” ở cuối bài học. Phần này bao gồm thông tin bổ sung có thể giúp làm gia tăng việc học tập. Anh chị em có thể tìm thấy những câu trả lời khả thi cho những câu hỏi mà học viên có thể có hoặc tìm lời phát biểu của các vị lãnh đạo Giáo Hội mà anh chị em có thể muốn đưa vào bài học. Phần này chỉ có nếu anh chị em truy cập sách dành cho giảng viên trong ứng dụng Thư Viện Phúc Âm hoặc Thư Viện Phúc Âm trực tuyến tại trang ChurchofJesusChrist.org. Hầu hết thông tin trong phần này cũng được bao gồm trong chương trình giảng dạy lớp giáo lý trực tuyến và trong sách của học viên (với đề mục “Tùy Chọn: Muốn Học Hỏi Thêm?”) nếu truy cập qua ứng dụng Thư Viện Phúc Âm hoặc Thư Viện Phúc Âm trực tuyến. “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình” không có trong bản PDF của cả sách dành cho giảng viên lẫn sách dành cho học viên.

Hãy xem liệu bài học anh chị em dạy tiếp theo có phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình” không. Có bất kỳ câu hỏi, câu trả lời hoặc lời phát biểu nào của các vị lãnh đạo Giáo Hội có thể hữu ích để chia sẻ với học viên của anh chị em không?

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ SungPhần này, cũng nằm ở cuối bài học, có các ý tưởng bổ sung để tiếp cận kinh nghiệm học tập. Các sinh hoạt học tập bổ sung chỉ có trong sách của giảng viên nếu anh chị em truy cập sách qua ứng dụng Thư Viện Phúc Âm hoặc Thư Viện Phúc Âm trực tuyến tại trang ChurchofJesusChrist.org. Phần này không có trong bản PDF của sách dành cho giảng viên hoặc sách dành cho học viên.

Nếu bài học sắp tới có phần “Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung”, thì hãy xem lại các sinh hoạt này. Có bất kỳ điều gì mà anh chị em nghĩ là sẽ có lợi ích cho học viên để sử dụng bổ sung hoặc thay thế cho các sinh hoạt học tập có trong bài học chính không?

Thông Thạo Giáo Lý

Ưu tiên quan trọng đối với anh chị em với vai trò là giảng viên là giúp học viên đạt được kết quả của việc thông thạo giáo lý. Những kết quả này bao gồm việc giúp đỡ học viên

  • học hỏi và áp dụng các nguyên tắc thiêng liêng để đạt được sự hiểu biết thuộc linh và

  • thông thạo các đoạn thánh thư đã được chọn ra và giáo lý của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô mà các đoạn đó giảng dạy.

Việc thông thạo các đoạn đã được chọn ra và giáo lý của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô mà các đoạn đó giảng dạy có nghĩa là học viên sẽ

  • biết và hiểu rõ giáo lý được giảng dạy trong các đoạn thánh thư để thông thạo giáo lý;

  • giải thích giáo lý đó một cách rõ ràng bằng cách sử dụng những đoạn thánh thư thông thạo giáo lý có liên quan;

  • áp dụng giáo lý của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô và các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh trong những lựa chọn hàng ngày của các em và trong các câu trả lời của các em cho những câu hỏi và các vấn đề về giáo lý, cá nhân, xã hội, và lịch sử; và

  • ghi nhớ và tìm được các đoạn thông thạo giáo lý cùng học thuộc các cụm từ thánh thư then chốt.

Thoạt đầu, điều này có thể khiến anh chị em cảm thấy choáng ngợp, nhưng anh chị em có thể tin tưởng rằng sách này sẽ hỗ trợ anh chị em trong việc giúp học viên đạt được sự thông thạo giáo lý. Trong mỗi bộ năm bài học trong sách này, anh chị em sẽ tìm thấy một bài học giúp học viên đạt được những kết quả này. Những bài học này là bài học về đoạn thông thạo giáo lý hoặc bài học ôn tập thông thạo giáo lý.Bài Học về Đoạn Thông Thạo Giáo LýCác bài học về đoạn thông thạo giáo lý—cũng như bài học về ngữ cảnh trước mỗi bài—nên được coi là cần thiết. Mỗi bài học thông thạo giáo lý nên được giảng dạy trong năm học, kể cả những bài học đã bị bỏ lỡ khi không tổ chức lớp giáo lý. Những bài học thiết yếu này bao gồm:

  • Giới Thiệu Phần Thông Thạo Giáo Lý

  • Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh, Phần 1, 2 và 3

  • bài học về bối cảnh trước mỗi bài học trong số 24 bài học về đoạn thông thạo giáo lý

  • 24 bài học về đoạn thông thạo giáo lý (ví dụ: “Thông Thạo Giáo Lý: Lu Ca 2:10–12” hoặc “Thông Thạo Giáo Lý: Giăng 3:5”)

Các bài học về đoạn thông thạo giáo lý giúp học viên

  • học thuộc lòng phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt,

  • giải thích giáo lý, và

  • luyện tập áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh và giáo lý được dạy trong đoạn.

Two people sitting at a table. Text boxes representing communication.Để biết thêm thông tin về cách giúp học viên đạt được kết quả của việc thông thạo giáo lý, hãy xem phần huấn luyện “Thông Thạo Giáo Lý” tại trang ChurchofJesusChrist.org.

Các Bài Học Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý Các bài học ôn lại phần thông thạo giáo lý tạo cơ hội để xem lại (hoặc trong một số trường hợp, được giới thiệu) một số đoạn thông thạo giáo lý và hướng tới các kết quả của việc thông thạo giáo lý. Các bài học ôn lại phần thông thạo giáo lý là không bắt buộc. Nếu học viên bỏ lỡ một bài học về đoạn thông thạo giáo lý vì lớp học không được tổ chức, thì anh chị em có thể dạy bài học bị bỏ lỡ thay cho bài học ôn lại phần thông thạo giáo lý.

Giúp Học Viên Đánh Giá Việc Học Tập Của Học Viên

Đánh giá là một phần quan trọng của việc học. Cơ hội để tạm dừng và suy ngẫm về việc học tập có thể là một kinh nghiệm tích cực cho học viên và thúc đẩy họ tiếp tục phát triển và dần cải thiện để trở nên giống Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn. Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã đưa ra lời khuyên bảo khôn ngoan này cho các giảng viên:

Official Portrait of Elder Jeffrey R. Holland. Photographed January 2018.

“Hãy nhớ rằng một học viên không phải là một cái bình chứa để đổ đầy vào; mà học viên là một ngọn lửa cần được nhóm lên”

(“Angels and Astonishment” [Buổi Phát Sóng Chương Trình Huấn Luyện của Hệ Thống Giáo Dục Giáo Hội], ngày 12 tháng Sáu năm 2019, broadcasts.ChurchofJesusChrist.org).

Tạo cho học viên cơ hội để đánh giá việc học tập của các em là một cách để áp dụng lời khuyên bảo của Anh Cả Holland. Bằng cách đánh giá việc học tập của mình, học viên trở thành những người tham gia tích cực vào tiến trình học tập và có trách nhiệm hơn đối với việc học của mình. Có một số kinh nghiệm học tập trong chương trình giảng dạy này được thiết kế để cung cấp cho học viên cơ hội để suy ngẫm về những điều các em đang học và cách các em phát triển với tư cách là môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.

Bài Học “Đánh Giá Việc Học Tập của Em”Sách này bao gồm một số bài học “Đánh giá việc học tập của em”. Những bài học này mang đến cho học viên cơ hội để giải thích giáo lý then chốt từ Kinh Tân Ước, suy ngẫm về những thái độ và mong muốn của mình, đồng thời chia sẻ sự tiến triển của các em trong việc phát triển các hành vi giúp các em trở thành môn đồ tận tâm hơn của Chúa Giê Su Ky Tô. Những bài học này có thể giúp học viên cảm thấy vui vẻ khi nhận ra sự phát triển của mình và xác định các lĩnh vực trong tương lai để tiến triển thêm.

Bài Học Ôn Lại Phần Đánh Giá Việc Học TậpVào cuối mỗi nửa khóa học, anh chị em sẽ cho học viên đánh giá kết quả học tập để giúp các em đánh giá khả năng đạt được các kết quả của việc thông thạo giáo lý. Nên dạy một bài học ôn lại đánh giá việc học tập vào lúc nào đó trong lớp trước khi tiến hành đánh giá. Các bài học ôn lại phần đánh giá việc học tập nằm trong phần phụ lục của sách này. Những bài học này bao gồm các sinh hoạt ôn tập giúp học viên ôn lại giáo lý, các phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt của mỗi đoạn thông thạo giáo lý mà các em đã học trong nửa đầu hoặc nửa sau của khóa học. Những bài học này cũng giúp học viên ôn lại các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

Các Bài Đánh Giá Việc Học TậpCác bài đánh giá việc học tập cho nửa đầu và nửa sau của khóa học tập trung vào việc thông thạo giáo lý và nằm trong phần phụ lục của sách này. Học viên có thể làm bài đánh giá trong một buổi học, sau đó sửa bài này trong lớp với sự giúp đỡ của giảng viên và các bạn học khác. Để nhận được tín chỉ cho khóa học giáo lý này, học viên sẽ cần phải đạt được 75% hoặc cao hơn trong mỗi bài đánh giá việc học tập. Học viên có thể làm lại các bài đánh giá này nhiều lần nếu cần.

Two people sitting at a table. Text boxes representing communication.Để biết thêm thông tin về cách sử dụng sách này để giúp đánh giá việc học tập của học viên, hãy xem phần huấn luyện “Huấn Luyện cách Đánh Giá” trên trang ChurchofJesusChrist.org.

Các Giảng Viên Lớp Giáo Lý Trực Tuyến

Nếu anh chị em là giảng viên lớp giáo lý trực tuyến, anh chị em có thể thấy hữu ích khi tham khảo nội dung trong sách dành cho giảng viên lớp giáo lý khi anh chị em chuẩn bị bài học. Mặc dù nội dung trong các bài học trong sách này và các bài học trong chương trình giảng dạy lớp giáo lý trực tuyến giống nhau phần lớn, nhưng sách dành cho giảng viên lớp giáo lý cũng bao gồm phần hướng dẫn giảng dạy và các sinh hoạt học tập bổ sung. Những tài liệu này có thể giúp anh chị em trả lời các câu hỏi của học viên, điều chỉnh nội dung chương trình giảng dạy trực tuyến và chuẩn bị cho các lớp học trực tiếp (gặp tại lớp hoặc qua mạng).

Ngoài sách này và chương trình giảng dạy lớp giáo lý trực tuyến, có một nguồn tài liệu bổ sung để giúp anh chị em giảng dạy trong lớp giáo lý trực tuyến. Mỗi tuần của chương trình giảng dạy trong lớp giáo lý trực tuyến bao gồm một trang không được in ra dành cho giảng viên có tiêu đề “Những Gợi Ý cho Các Giảng Viên Trực Tuyến.” Trang này bao gồm nhiều gợi ý khác nhau để giúp anh chị em làm cho kinh nghiệm học tập trực tuyến có ý nghĩa hơn đối với học viên. Các gợi ý này gồm có như sau:

  • những gợi ý giảng dạy trực tuyến

  • mục đích của bài học

  • ý tưởng cho sinh hoạt chuẩn bị của học viên

  • những gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến

  • những gợi ý điều chỉnh nội dung trực tuyến

Anh chị em được khuyến khích điều chỉnh chương trình giảng dạy trực tuyến của lớp giáo lý để đáp ứng nhu cầu của học viên. Mọi trang trong chương trình giảng dạy trực tuyến của lớp giáo lý đều có thể được chỉnh sửa và thay đổi. Một số điều chỉnh anh chị em có thể thực hiện với chương trình giảng dạy trực tuyến có thể bao gồm

  • sửa đổi một sinh hoạt bài học để phù hợp và thú vị hơn đối với học viên,

  • xóa một số nội dung có thể quá nhiều hoặc quá khó hiểu đối với học viên,

  • thay thế nội dung bằng đoạn video ghi lại cảnh anh chị em hoặc người khác làm chứng về một nguyên tắc hoặc giáo lý trong thánh thư hoặc chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân, hoặc

  • thay thế một câu trích dẫn bằng một câu trích dẫn được đưa ra gần đây hơn hoặc dễ hiểu hơn đối với học viên.

Các giảng viên lớp giáo lý trực tuyến sẽ cần điều chỉnh trình tự của một số bài học trong chương trình giảng dạy lớp giáo lý trực tuyến để tuân theo hướng dẫn về tiến độ ở địa phương.

Các Giảng Viên Lớp Giáo Lý Học Tại Nhà

Nếu anh chị em là giảng viên lớp giáo lý học tại nhà, học viên sẽ cần có một quyển sách của học viên lớp giáo lý hoặc có thể truy cập sách này trên ứng dụng Thư Viện Phúc Âm hoặc Thư Viện Phúc Âm trực tuyến, trên trang ChurchofJesusChrist.org. Anh chị em sẽ cần trao đổi với học viên về những bài học nào các em sẽ học ở nhà và những bài học nào các em sẽ học cùng nhau trực tuyến hoặc học trực tiếp. Những bài học trong sách của học viên tương ứng với các bài học trong sách của giảng viên.

Khi quyết định bài học nào để dạy trong lớp học trực tiếp, hãy cân nhắc xem bài học nào sẽ đặc biệt hiệu quả chung với cả nhóm. Anh chị em có thể đưa ra lời mời cho học viên để giúp các em chuẩn bị cho buổi học. Các gợi ý cho sinh hoạt chuẩn bị của học viên nằm ở đầu mỗi bài học có thể cung cấp cho anh chị em một số ý tưởng về cách thực hiện điều này. Khi anh chị em lập kế hoạch cho những kinh nghiệm học tập của lớp học trực tiếp, hãy dành thời gian trong lớp để xem lại những phần tham khảo và các cụm từ thánh thư then chốt của các đoạn thông thạo giáo lý mà học viên đã học gần đây.

Học viên phải hoàn thành các bài tập được đánh số từ sách của học viên và nộp các bài tập này cho anh chị em ít nhất hàng tuần. Học viên có thể gửi bài tập của mình dưới dạng điện tử (qua email, ứng dụng nhắn tin, hoặc tương tự) hoặc trong nhật ký ghi chép việc học tập. Nếu học viên nộp bài trong nhật ký ghi chép việc học tập, các em nên có hai nhật ký ghi chép việc học tập để các em có thể để lại một quyển nhật ký cho anh chị em khi cần thiết và tiếp tục làm bài ở quyển kia, và trao đổi các quyển nhật ký mỗi khi anh chị em gặp nhau.

Khi anh chị em đánh giá bài làm của học viên, hãy cung cấp ý kiến phản hồi cụ thể và có ý nghĩa. Tìm cách khuyến khích học viên và giúp các em phát triển trong việc học tập. Anh chị em cũng có thể thực sự giúp ích cho học viên nếu tìm cách giao tiếp với học viên trong suốt cả tuần. Ví dụ: nếu anh chị em nghiên cứu các bài học trong sách này trong khi học viên hoàn thành các bài học tương tự ở nhà, anh chị em có thể được soi dẫn để chia sẻ câu hỏi, gợi ý video hoặc nguồn tài liệu khác từ sách này với học viên qua email, tin nhắn nhóm hoặc cách thức giao tiếp khác. Anh chị em cũng có thể nhắc nhở hoặc khuyến khích học viên để giúp xây dựng sự đoàn kết trong lớp học và giúp học viên cảm thấy được kết nối khi học phúc âm và cùng nhau phát triển.