“Những Ý Kiến để Cải Thiện Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình của Anh Chị Em,” Những Ý Kiến cho việc Học Tập Thánh Thư (năm 2021)
“Những Ý Kiến để Cải Thiện Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình của Anh Chị Em,” Những Ý Kiến cho việc Học Tập Thánh Thư
Những Ý Kiến để Cải Thiện Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình của Anh Chị Em
Việc thường xuyên học thánh thư với gia đình là một cách thức đầy quyền năng để giúp gia đình anh chị em học hỏi phúc âm. Việc đọc bao nhiêu và trong bao lâu với gia đình thì không quan trọng bằng việc anh chị em nỗ lực thường xuyên. Khi làm cho việc học thánh thư trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của mình, anh chị em sẽ giúp mọi người trong gia đình mình đến gần với Chúa Giê Su Ky Tô hơn và xây đắp chứng ngôn của họ trên nền tảng của lời Ngài.
Hãy cân nhắc đặt ra những câu hỏi sau đây:
-
Làm thế nào anh chị em có thể khuyến khích mọi người trong gia đình tự học thánh thư?
-
Làm thế nào anh chị em có thể khuyến khích mọi người trong gia đình chia sẻ điều họ đang học?
-
Làm thế nào anh chị em có thể nhấn mạnh các nguyên tắc mà mình đang học trong thánh thư trong những khoảnh khắc giảng dạy mỗi ngày?
Hãy nhớ rằng mái gia đình là nơi lý tưởng cho việc học hỏi và giảng dạy phúc âm. Anh chị em có thể học hỏi và giảng dạy phúc âm ở nhà bằng những cách thức mà không thể thực hiện được trong một lớp học của Giáo Hội. Hãy sáng tạo khi nghĩ về những cách thức để giúp gia đình mình học từ thánh thư. Xem xét một số ý kiến sau đây để cải thiện việc học thánh thư với gia đình của mình.
Sử Dụng Âm Nhạc
Hát những bài hát mà củng cố các nguyên tắc được giảng dạy trong thánh thư.
Chia Sẻ Những Đoạn Thánh Thư Có Ý Nghĩa
Cho mọi người trong gia đình thời gian để chia sẻ các đoạn thánh thư mà họ thấy là có ý nghĩa khi họ học tập cá nhân.
Sử Dụng Lời Riêng của Anh Chị Em
Mời mọi người trong gia đình tóm lược bằng lời riêng của họ những điều họ học được từ các đoạn thánh thư mà mọi người đang học.
Áp Dụng Thánh Thư vào Cuộc Sống của Anh Chị Em
Sau khi đọc xong một đoạn thánh thư, hãy mời mọi người trong gia đình chia sẻ những cách áp dụng đoạn này vào cuộc sống của họ.
Đặt Câu Hỏi
Mời mọi người trong gia đình đặt ra một câu hỏi về phúc âm, rồi sau đó dành thời gian để tìm kiếm các câu thánh thư mà có thể giúp trả lời câu hỏi đó.
Trưng Bày một Câu Thánh Thư
Chọn ra một câu anh chị em thấy có ý nghĩa, và trưng câu đó ở chỗ nào mà mọi người trong gia đình sẽ thấy thường xuyên. Mời những người trong gia đình thay phiên nhau chọn ra một câu thánh thư để trưng bày.
Lập một Bản Liệt Kê Thánh Thư
Cả nhà hãy cùng chọn một vài câu mà anh chị em muốn thảo luận trong tuần tới.
Thuộc Lòng Thánh Thư
Chọn ra một đoạn thánh thư mà có ý nghĩa đối với gia đình anh chị em, và mời mọi người trong gia đình học thuộc lòng đoạn đó bằng cách lặp lại đoạn đó hằng ngày hoặc chơi một trò chơi ghi nhớ.
Chia Sẻ Các Bài Học Sử Dụng Đồ Vật
Tìm những đồ vật liên quan tới các chương và các câu mà anh chị em đang đọc cùng gia đình. Mời mọi người trong gia đình nói về mỗi đồ vật liên quan tới những lời giảng dạy trong thánh thư như thế nào.
Chọn một Đề Tài
Cho mọi người trong gia đình thay phiên nhau chọn một đề tài mà gia đình sẽ cùng học với nhau. Sử dụng Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org) để tìm các đoạn thánh thư nói về đề tài đó.
Vẽ một Bức Tranh
Đọc một vài câu cùng với gia đình, rồi sau đó cho mọi người trong gia đình thời gian để vẽ một điều gì đó liên quan đến điều đã đọc. Dành thời gian để thảo luận về hình vẽ của nhau.
Đóng Diễn một Câu Chuyện
Sau khi đọc một câu chuyện, hãy mời mọi người trong gia đình đóng diễn câu chuyện đó. Sau đó, hãy nói về cách câu chuyện này liên quan đến những điều mà cá nhân mỗi người hoặc cả gia đình đang trải qua.
Anh Cả David A. Bednar dạy: “Mỗi lời cầu nguyện chung gia đình, mỗi đoạn thánh thư mà gia đình cùng đọc và mỗi buổi họp tối gia đình là một nét vẽ bằng bút lông trên bức tranh của tâm hồn chúng ta. Có lẽ không có một sự kiện nào dường như lại gây ấn tượng sâu xa hoặc đáng ghi nhớ. Nhưng cũng như các nét vẽ bằng bút lông màu vàng nhạt, màu vàng đậm và màu nâu bổ sung cho nhau rồi tạo nên một kiệt tác đầy ấn tượng thì sự kiên định của chúng ta trong khi làm những điều dường như nhỏ nhặt đã có thể đưa đến những kết quả thuộc linh đầy ý nghĩa.” (“Được Siêng Năng Hơn và Biết Lo Lắng Hơn trong Gia Đình,” Liahona, tháng Mười Một năm 2009, trang 19–20).