Người Chuyển Giới
Lập trường của Giáo Hội về tiến trình chuyển đổi là gì?


“Lập trường của Giáo Hội về tiến trình chuyển đổi là gì?” Người Chuyển Giới: Hiểu Bản Thân Mình (năm 2020)

“Lập trường của Giáo Hội về tiến trình chuyển đổi là gì?” Người Chuyển Giới: Hiểu Bản Thân Mình

Lập trường của Giáo Hội về tiến trình chuyển đổi là gì?

“Những người cảm thấy ý thức nội tâm về giới tính của họ không phù hợp với giới tính sinh học khi sinh ra … thường phải đối mặt với những thử thách phức tạp. Họ—và gia đình cùng bạn bè của họ— nên được đối xử với sự nhạy cảm, lòng tử tế, trắc ẩn và tình yêu thương giống như Đấng Ky Tô. …

“Các cá nhân xứng đáng nào không theo đuổi sự chuyển đổi bằng phẫu thuật, y khoa hoặc giao tiếp xã hội khỏi giới tính sinh học của họ khi sinh ra đều có thể vui hưởng tất cả các đặc ân của vai trò tín hữu Giáo Hội.

“Các vị lãnh đạo Giáo Hội khuyên không nên theo đuổi sự chuyển đổi bằng phẫu thuật, y khoa hoặc giao tiếp xã hội khỏi giới tính sinh học của một người khi sinh ra. (Chuyển đổi trong giao tiếp xã hội có nghĩa là cố ý xác định và cho thấy bản thân mình khác với giới tính sinh học khi sinh ra, và có thể gồm có việc thay đổi cách ăn mặc, chải chuốt, tên hoặc đại từ.) Các vị lãnh đạo khuyên rằng việc thực hiện các hành động này sẽ dẫn đến một số hạn chế về tư cách tín hữu của Giáo Hội. Các hạn chế này bao gồm việc tiếp nhận hoặc thực hành chức tư tế, tiếp nhận hoặc sử dụng một giấy giới thiệu đi đền thờ và việc phục vụ trong một số chức vụ kêu gọi của Giáo Hội. …

“Các tín hữu nào đã thực hiện các bước để chuyển đổi và sau đó chuyển đổi trở lại giới tính sinh học của họ khi sinh ra và xứng đáng cùng cam kết tuân giữ các giáo lệnh của Thượng Đế đều có thể vui hưởng tất cả các đặc ân của tư cách tín hữu Giáo Hội.

“Hoàn cảnh của mỗi người rất khác nhau và có thể thay đổi theo thời gian. Các tín hữu nào cảm thấy ý thức nội tâm về giới tính của họ không phù hợp với giới tính sinh học của họ khi sinh ra hoặc tự nhận là người chuyển giới, cũng như cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ vị thành niên đang gặp phải hoàn cảnh như vậy, đều được khuyến khích tìm kiếm lời khuyên bảo từ vị giám trợ của họ. Các giám trợ hội ý với chủ tịch giáo khu để giải quyết các tình huống cá nhân với sự tế nhị và tình yêu thương giống như Đấng Ky Tô. Các chủ tịch giáo khu và phái bộ truyền giáo tìm kiếm lời khuyên bảo từ Chủ Tịch Đoàn Giáo Vùng” (Sách Hướng Dẫn Tổng Quát: Phục Vụ trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, đoạn 38.6.23).