2013
Di Sản Truyền Giáo Lớn Lao của Chúng Ta
Tháng Mười năm 2013


Di Sản Truyền Giáo Lớn Lao của Chúng Ta

Tất cả những người truyền giáo, thời xưa hoặc thời nay, đều phục vụ với hy vọng làm cho cuộc sống của người khác được tốt đẹp hơn.

Những người truyền giáo ngày nay tiếp tục với di sản lớn lao của việc làm cho thế gian tràn đầy sự hiểu biết về Chúa (xin xem Ê Sai 11:9). Từ Áp Ra Ham đến Phao Lô đến Am Môn đến Wilford Woodruff, những người truyền giáo trong thánh thư và lịch sử Giáo Hội cung ứng cho những người truyền giáo hiện đại các vai trò mẫu mực vững mạnh.

Cho dù chúng ta là các tín hữu truyền giáo, đang chuẩn bị cho công việc phục vụ truyền giáo toàn thời gian, đang phục vụ truyền giáo, hoặc trở về từ sự phục vụ truyền giáo thì chúng ta cũng có thể nhận được can đảm và sự soi dẫn từ những tấm gương này.

Di Sản Truyền Giáo của Chúng Ta trong Kinh Thánh và sách Trân Châu Vô Giá

Những người truyền giáo trong thời Cựu Ước, như Giô Na, được kêu gọi để đưa ra tiếng nói cảnh báo cho những người dân (xin xem Ê Xê Chi Ên 3:17–19). Từ tấm gương của Giô Na, chúng ta thấy được tầm quan trọng của sự hối cải và vâng lời. Câu chuyện về Áp Ra Ham dạy chúng ta về dòng dõi và quyền năng của Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc.

Những người truyền giáo trong thời Tân Ước, như Phi E Rơ và Phao Lô, đã cố gắng để gìn giữ những lời giảng dạy của Chúa Giê Su Ky Tô. Tuy nhiên, theo thời gian, thế gian sa vào sự bội giáo. Thượng Đế đã phục hồi phúc âm qua Tiên Tri Joseph Smith. Chúng ta hiện đang cố gắng, như những người truyền giáo đó đã làm, để gìn giữ và chia sẻ những lời giảng dạy của Chúa Giê Su Ky Tô.

Giô Na trên Bờ Biển Ni Ni Ve, tranh do Daniel A. Lewis họa. Giô Na hối cải và đi khắp nơi thuyết giảng và khẳng định rằng Đức Giê Hô Va trị vì khắp nơi và không giới hạn tình yêu thương của Ngài chỉ cho một quốc gia hay dân tộc nào (xin xem Giô Na 1–4).

© 2002 Daniel A. Lewis

Phi E Rơ và Giăng Bị Giải Ra trước Những Người Cai Trị ở Giê Ru Sa Lem, tranh do Simon Vedder họa. Phi E Rơ và Giăng đã bị mang ra trước tòa công luận, và thầy cả thượng phẩm hỏi họ: “Chúng ta đã cấm ngặt các ngươi, không cho lấy danh đó mà dạy dỗ, song các ngươi lại làm cho thành Giê Ru Sa Lem đầy dẫy đạo giáo mình. … Phi E Rơ … trả lời rằng: Thà phải vâng lời Đức Chúa Trời còn hơn là vâng lời người ta” (Công Vụ Các Sứ Đồ 5:28–29).

Do nhã ý của Viện Bảo Tàng Lịch Sử Giáo Hội

Sứ Đồ Phao Lô, tranh do Karel Skreta họa. Trong các cuộc hành trình và thư từ của mình, Phao Lô chia sẻ chứng ngôn mạnh mẽ về Đấng Cứu Rỗi trên khắp Tiểu Á và phần lớn thế giới mà ông biết vào thời điểm đó.

BPK, Berlin / Gemaeldegalerie Alte Meister, Staatliche Kunstsammlungen, Dres / Elke Estel / Hans-Peter Klut / Tài Nguyên Nghệ Thuật, NY

Mên Chi Xê Đéc Ban Phước cho Áp Ram [Áp Ra Ham], tranh do Walter Rane họa. Mên Chi Xê Đéc Ban Phước cho Áp Ram (xin xem Sáng Thế Ký 14:18–20) và cũng ban cho ông chức tư tế (xin xem GLGƯ 84:14). Vào một lần khác, Chúa hiện đến cùng Áp Ram và phán: “Ta có ý định … lập ngươi làm người chấp sự để mang danh ta trong một xứ lạ. … Và ngươi sẽ là một phước lành cho dòng dõi của ngươi sau ngươi, ngõ hầu qua bàn tay của mình, họ sẽ đem giáo vụ và Chức Tư Tế này đến với tất cả các quốc gia” (Áp Ra Ham 2:6, 9).

Do nhã ý của Viện Bảo Tàng Lịch Sử Giáo Hội

Di Sản Truyền Giáo của Chúng Ta trong Sách Mặc Môn

An Ma, A Mu Léc, các con trai của Mô Si A, và Sa Mu Ên người La Man chỉ là một vài người trong số các vai trò mẫu mực của người truyền giáo tài giỏi mà chúng ta thấy trong Sách Mặc Môn. Chúng ta thấy từ họ các tấm gương hối cải, đức tin, vâng lời, và can đảm. Giống như họ, chúng ta có thể dựa vào sự soi dẫn và mặc khải từ Thượng Đế để hướng dẫn công việc phục vụ truyền giáo của chúng ta.

Am Môn đứng trước Vua La Mô Ni, tranh do Gary L. Kapp họa. Am Môn, một trong số các con trai của Mô Si A, đã cứu đàn gia súc của Vua La Mô Ni. Khi nhà vua hỏi Am Môn có phải ông được Thượng Đế gửi tới không, thì Am Môn nói rằng ông là một người thường đã được Đức Thánh Linh kêu gọi để giảng dạy phúc âm “cho dân [La Mô Ni], để họ có thể được dẫn dắt tới sự hiểu biết về những gì chính đáng và chân thật” (An Ma 18:34).

© Gary L. Kapp, cấm sao chụp lại

Vị Ấy Đã Đem Lại Tin Lành cho Tâm Hồn Tôi, tranh do Walter Rane họa. Một thiên sứ hiện đến cùng Sa Mu Ên người La Man và đem lại “tin lành cho tâm hồn [của Sa Mu Ên]” về sự giáng lâm của Đấng Cứu Rỗi (Hê La Man 13:6–7). Là một phần của sự kêu gọi của ông để thuyết giảng cho dân Nê Phi, Sa Mu Ên đã leo lên đứng trên bức tường thành Gia Ra Hem La và chia sẻ những tin lành này với những người dân.

Do nhã ý của Viện Bảo Tàng Lịch Sử Giáo Hội

Di Sản Truyền Giáo của Chúng Ta trong Giáo Lý và Giao Ước

Sau Thời Kỳ Phục Hồi phúc âm, thì rất cần những người truyền giáo. Những người truyền giáo như Dan Jones, Orson Hyde, và Parley P. Pratt đã chia sẻ Sách Mặc Môn và phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Một số người, như em trai Samuel của Tiên Tri Joseph, đã phục vụ gần nhà của họ. Những người khác đi rất xa để chia sẻ phúc âm ở những nơi như Thái Lan, Quần Đảo Sandwich (Hawaii), Đan Mạch, và Anh.

Những người truyền giáo đầu tiên thường phục vụ rất lâu và nhiều lần. Họ để lại cha mẹ, người yêu, vợ, con cháu, cũng giống như chúng ta đang làm. Họ là tấm gương cho chúng ta ngày nay về đức tin, lòng can đảm, sự vâng lời, sức chịu đựng, và sự siêng năng.

Những Người Thuyết Giảng Mặc Môn, tranh do Arnold Friberg họa, dựa trên một bản gốc của Christen Dalsgaard. Cảnh này về một người truyền giáo Thánh Hữu Ngày Sau đầu tiên giảng dạy phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô trong một gia đình Đan Mạch quy tụ lại tại nhà ở vùng quê của họ là điển hình cho các nỗ lực giảng đạo vào thế kỷ 19. Những người truyền giáo cũng giảng dạy ở các góc phố hay trong các hội trường của thị trấn.

© IRI, do nhã ý của Arnold Friberg

Wilford Woodruff Chuẩn Bị cho Lễ Báp Têm tại Nông Trại Benbow Farm, tranh do Richard A. Murray họa. Chúa đã dẫn dắt Wilford Woodruff trong thập niên 1840 đến nông trại của John Benbow ở Herefordshire, Anh. Wilford viết: “Có một dân tộc ở đó đã cầu nguyện để có được thứ tự cổ xưa về những sự vật.” “Kết quả là ba mươi ngày đầu tiên sau khi đến đó tôi đã làm phép báp têm cho sáu trăm người. … Trong tám tháng lao nhọc ở nước đó, tôi đã mang một ngàn tám trăm người vào Giáo Hội. Tại sao? Vì đó là một dân tộc đã sẵn sàng cho Phúc Âm” (“Discourse,” Deseret Weekly, ngày 7 tháng Mười Một năm 1896, 643).

Xây Dựng trên Di Sản Truyền Giáo của Chúng Tôi

Kể từ khi Chủ Tịch Thomas S. Monson loan báo tại đại hội trung ương năm 2012 rằng các thanh niên và thiếu nữ có thể đi truyền giáo ở độ tuổi nhỏ hơn, thì hàng chục ngàn Thánh Hữu Ngày Sau đã đi phục vụ truyền giáo.

Trong đại hội trung ương tháng Tư năm 2013, Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã thêm vào lời chứng của ông về công việc truyền giáo và khuyến khích mỗi người chúng ta phải trở thành một phần quan trọng của phép lạ đang diễn ra này bằng cách giúp tìm kiếm những người sẵn sàng để nghe phúc âm: “Cũng chắc chắn như Chúa đã soi dẫn thêm nhiều người truyền giáo để phục vụ, Ngài cũng đang đánh thức tâm trí và mở rộng tâm hồn của nhiều người tốt và chân thật để tiếp nhận những người truyền giáo của Ngài. Các anh chị em đã biết họ hoặc sẽ biết họ. Họ đang ở trong gia đình của các anh chị em và sống trong khu xóm của các anh chị em. Họ đi ngang qua các anh chị em trên đường phố, ngồi cạnh các anh chị em trong trường học, và kết nối với các anh chị em trực tuyến” (“Đó Là một Phép Lạ,” Liahona, tháng Năm năm 2013, 78).

Những người truyền giáo mới đến đã làm phép báp têm cho các thổ dân ở Đảo Sandwich (Hawaii) vào đầu năm 1851. Bức ảnh này chụp sau đó rất lâu.

Cấm sao chụp lại

Chia Sẻ Phúc Âm trên Đường Phố, bài của Ken Spencer. Hai người truyền giáo này chia sẻ phúc âm với một người đàn ông ở đằng trước một tiệm sách ở New Brunswick, New Jersey, Hoa Kỳ.

Do nhã ý của Viện Bảo Tàng Lịch Sử Giáo Hội

Luôn Luôn là Người Truyền Giáo, bài của Juei Ing Chen. Các tín hữu của Giáo Hội ở Đài Loan, giống như những người truyền giáo ở khắp mọi nơi, tìm cách chia sẻ niềm vui của họ trong phúc âm và thánh thư. Thánh thư nằm trên bàn; và cái thùng cao màu xanh đựng các cuộn giấy gồm có tấm hình Đền Thờ Đài Bắc Đài Loan.

© IRI, do nhã ý của Juei Ing Chen

Dân La Man Sẽ Nở Rộ như Bông Hồng, bài của Joselito Jesus Acevedo Garcia. Tấm hình này thể hiện tinh thần của công việc truyền giáo ở giữa những người nói tiếng Tây Ban Nha. Hai người truyền giáo chuẩn bị để giảng dạy phúc âm trong khi những người khác đi lo công việc hàng ngày của họ. Đền Thờ Lima Peru, tọa lạc ở giữa những ngôi nhà nhỏ và các động vật bản xứ, tiêu biểu cho sự phát triển của Giáo Hội.

Do nhã ý của Viện Bảo Tàng Lịch Sử Giáo Hội

Những Người Truyền Giáo Thánh Hữu Ngày Sau ở Sierra Leone, bài của Emile Wilson. Phái bộ truyền giáo đầu tiên ở Sierra Leone được tổ chức ở Freetown vào ngày 1 tháng Bảy năm 2007. Freetown trở thành giáo khu thứ 3.000 trong Giáo Hội vào ngày 2 tháng Mười Hai năm 2012.

Do nhã ý của Viện Bảo Tàng Lịch Sử Giáo Hội