“Đánh Giá Việc Học Tập của Em 2: 1 Nê Phi 16–2 Nê Phi 25”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)
“Đánh Giá Việc Học Tập của Em”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn
Đánh Giá Việc Học Tập của Em 2
Bài học này nhằm giúp em đánh giá sự phát triển cá nhân mà em có được trong quá trình học Sách Mặc Môn.
Suy ngẫm về việc học phúc âm
Hãy lấy ra một chiếc gương hoặc một đồ vật có tính phản chiếu khác và dành một chút thời gian để nhìn vào chính em. Xoay nhẹ gương sang phải và sang trái, ghi chú lại những điều em sẽ không thể nhìn thấy nếu không có gương.
-
Có một chiếc gương mang lại những lợi ích gì?
-
Ngắm mình trong gương có thể giống với suy nghĩ và đánh giá việc học phúc âm của chúng ta như thế nào?
Tương tự như việc có thể nhìn thấy ngoại hình của mình, việc dành thời gian để xem xét và suy ngẫm về những kinh nghiệm học phúc âm có thể giúp em theo nhiều cách. Khi em suy ngẫm về những điều đã học được từ việc nghiên cứu Sách Mặc Môn, Đức Thánh Linh có thể giúp em nhận ra sự tiến triển của mình và làm nổi bật các lĩnh vực cần cải thiện. Bài học này sẽ giúp em suy ngẫm về sự phát triển cá nhân và những kinh nghiệm của mình từ việc nghiên cứu Sách Mặc Môn.
Suy ngẫm về sự tiến triển thuộc linh
Suy ngẫm về những sự thúc giục và cảm nhận từ Đức Thánh Linh mà em có thể đã nhận được khi nghiên cứu Sách Mặc Môn. Có rất nhiều cách Đức Thánh Linh có thể đã giao tiếp với em. Ví dụ, một số câu nào đó có thể đã thu hút sự chú ý của em và em cảm thấy muốn đánh dấu những câu đó. Em có thể đã có những cảm nghĩ bình an hoặc yêu thương. Em có thể đã đọc và cảm thấy được soi dẫn để hành động theo một cách nào đó hoặc tìm thấy câu trả lời cho một câu hỏi của mình.
Hãy giải thích Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va cùng Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô
Mọi người đều bị ảnh hưởng bởi Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va. Sách Mặc Môn dạy về những hậu quả này và cách Đấng Cứu Rỗi cứu chuộc chúng ta khỏi Sự Sa Ngã. Bài tập sau đây có thể giúp em tập giải thích Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô.
Hãy tưởng tượng rằng em là một người truyền giáo và em và người bạn đồng hành của mình đang chuẩn bị để dạy cho người nào đó về Sự Sa Ngã. Em đã quyết định rằng một trong hai người nên dạy về Sự Sa Ngã và hậu quả của nó đối với loài người và người kia nên dạy về cách Đấng Cứu Rỗi giúp chúng ta vượt qua những hậu quả của Sự Sa Ngã.
Chọn một trong hai đề tài mà em và người bạn đồng hành dự định dạy.
Sử dụng thánh thư để giúp em giải thích đề tài mình đã chọn. Có thể là hữu ích khi xem lại 2 Nê Phi 2: 17–27; 9:6–12; 10:23–25, những ghi chú trong nhật ký ghi chép việc học tập của em, hoặc “Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (topics.ChurchofJesusChrist.org) để giúp em chuẩn bị chia sẻ.
Sau khi em đã hoàn tất, hãy cân nhắc chia sẻ lời giải thích của mình với một người khác. Ví dụ: một người trong gia đình, bạn bè hoặc vị lãnh đạo Giáo Hội.
Cảm nhận của tôi về Chúa Giê Su Ky Tô
Sách Mặc Môn làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy suy ngẫm về những điều em đã biết hoặc học được về Đấng Cứu Rỗi. Xem lại các chương em đã học, chẳng hạn như 1 Nê Phi 19, 2 Nê Phi 9 và 2 Nê Phi 25. Em cũng có thể tìm những đoạn đã đánh dấu. Có thể là hữu ích khi xem lại những điều em đã viết trong nhật ký ghi chép việc học tập, đặc biệt là các đề mục có cảm nhận của em về Ngài.