“Mô Si A 28: Sự Cải Đạo Cá Nhân và Việc Chia Sẻ Phúc Âm”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)
“Mô Si A 28”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn
Mô Si A 28
Sự Cải Đạo Cá Nhân và Việc Chia Sẻ Phúc Âm
Em đã có những kinh nghiệm nào trong việc chia sẻ phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô? Sau khi họ cải đạo, các con trai của Mô Si A đã đến gặp nhà vua để xin phép được thuyết giảng phúc âm cho dân La Man. Vua Mô Si A cầu vấn Chúa trước, rồi mới cho các con trai của ông đi để họ có thể mang lời của Thượng Đế đến cho dân La Man (xin xem Mô Si A 28:1). Bài học này nhằm giúp em gia tăng mong muốn chia sẻ phúc âm.
Việc chia sẻ và sự cải đạo
-
Có một số đồ vật nào em rất yêu thích đến mức em muốn chia sẻ chúng với người khác?
Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy rằng không có gì lạ khi chúng ta chia sẻ những điều có ý nghĩa với chúng ta. ChurchofJesusChrist.orgHãy đọc lời phát biểu dưới đây.
Việc chia sẻ với những người khác những điều có ý nghĩa nhất đối với chúng ta hoặc đã giúp đỡ chúng ta thì không phải là không bình thường gì cả.
Mẫu mực này là đặc biệt hiển nhiên trong các vấn đề quan trọng về mặt tinh thần và có kết quả lớn lao. …
Những lời mời của chúng tôi đưa ra cho các bạn để tìm hiểu và thử nghiệm sứ điệp của chúng tôi là kết quả của những ảnh hưởng tích cực mà phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô đã có trong cuộc sống của chúng tôi. Đôi khi chúng tôi có thể vụng về hoặc đường đột hay thậm chí dai dẳng trong các nỗ lực của mình. Ước muốn giản dị của chúng tôi là chia sẻ với các bạn các lẽ thật có giá trị lớn nhất đối với chúng tôi. (David A. Bednar, “Hãy Đến Xem”, Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 109, 110)
Đánh giá mức độ đúng của các câu sau đối với em trên thang điểm từ 1 đến 5 (trong đó 1 là không đúng với em và 5 là rất đúng với em):
-
Những lẽ thật về Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài có giá trị lớn lao đối với tôi.
-
Tôi có một mong muốn chia sẻ phúc âm với những người khác.
Khi em nghiên cứu cuộc sống và tấm gương của các con trai của Mô Si A, hãy suy ngẫm về mong muốn của em để chia sẻ phúc âm của Đấng Cứu Rỗi. Tìm kiếm sự mặc khải để biết những bước tiếp theo mà Chúa có thể muốn em thực hiện để phúc âm trở nên có ý nghĩa hơn đối với em và để mong muốn chia sẻ phúc âm của em gia tăng.
Các con trai của Mô Si A
Hãy nhớ lại rằng sau khi cải đạo, các con trai của Vua Mô Si A đã thuyết giảng phúc âm trong xứ của họ, tìm cách sửa chữa những sai lầm của họ (xin xem Mô Si A 27:32–37).
Đọc Mô Si A 28:1–5 và tìm kiếm những điều các con trai của Mô Si A mong muốn và lý do tại sao. (Em có thể muốn đánh dấu những điều em tìm thấy trong thánh thư.)
-
Những từ hoặc cụm từ nào trong các câu này nổi bật đối với em? Các con trai của Mô Si A có lý do gì để chia sẻ phúc âm với dân La Man?
-
Tại sao đây có thể là những lý do thúc đẩy việc chia sẻ phúc âm?
-
Em học được những lẽ thật gì từ các câu này?
Một lẽ thật chúng ta học được từ những câu này là khi chúng ta cải đạo theo Chúa nhiều hơn, mong muốn chia sẻ phúc âm của chúng ta gia tăng.
Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã xác nhận lẽ thật này khi ông giảng dạy những điều sau đây:
Mức độ mong muốn chia sẻ phúc âm của chúng ta là một dấu hiệu tuyệt vời về mức độ cải đạo cá nhân của chúng ta (Dallin H. Oaks, “Sharing the Gospel”, Ensign, tháng Mười Một năm 2001, trang 7).
-
Những kinh nghiệm nào của các con trai của Mô Si A đã giúp họ cải đạo theo Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài? (Xin xem Mô Si A 27:34–36; 28:4).
-
Những kinh nghiệm nào đã giúp em hoặc những người em biết trở nên được cải đạo nhiều hơn theo Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài?
-
Em yêu thích điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài mà em muốn chia sẻ với những người khác? (Ví dụ, em có thể đã có những kinh nghiệm có ý nghĩa với sự tha thứ của Đấng Cứu Rỗi, tình thương yêu của Thượng Đế, lời cầu nguyện, v.v.)
Ngay cả khi chúng ta được cải đạo theo Chúa, có thể có những lý do khiến việc chia sẻ phúc âm vẫn còn khó khăn.
-
Nếu em là một trong các con trai của Mô Si A, em có thể có những nỗi lo gì về việc thuyết giảng phúc âm cho dân La Man?
Là cha và là vua của họ, Mô Si A có nhiều lý do để lo lắng về việc gửi các con trai của ông đi thuyết giảng phúc âm cho dân La Man. Vua Mô Si A không chỉ lo sợ cho sự an toàn của các con trai mình mà còn lo sợ rằng nếu các con trai của ông rời đi, thì ông sẽ không có người kế vị mình để làm vua của dân Nê Phi.
Đọc Mô Si A 28:6–8 và tìm kiếm lý do tại sao Mô Si A để các con trai của mình thực hiện một sứ mệnh nguy hiểm như vậy.
-
Chúa đã hứa ban những phước lành gì cho Mô Si A?
Các bước tiếp theo của em
Dành một chút thời gian để liệt kê những nỗi lo mà em hoặc những người khác có về việc chia sẻ phúc âm.
Chọn một trong những nỗi lo này và cầu nguyện để được hướng dẫn khi em tìm kiếm thánh thư và suy ngẫm cách để vượt qua nỗi lo này. Ví dụ: nếu em có một trong những nỗi lo sau đây, em có thể suy ngẫm các câu hỏi và nghiên cứu các câu thánh thư liệt kê sau những câu này.
Tôi không chắc là tôi đã được cải đạo đủ để chia sẻ phúc âm.Tấm gương các con trai của Mô Si A có thể giúp em như thế nào? (Xin xem Mô Si A 28:1–5.) Khi đọc một số câu sau đây, hãy tìm kiếm những cách thức để em có thể trở nên được cải đạo hơn: Công Vụ Các Sứ Đồ 3:19; Gia Cơ 5:20; Ê Nót 1:2–5; Mô Si A 3:19; 5:2; 27:25; An Ma 5:12–14; 22:15–18; 53:10; Hê La Man 15:7; 3 Nê Phi 9:20.
Tôi sợ bị từ chối.Xem lại trong Mô Si A 28:2–4 những lý do khiến các con trai của Mô Si A muốn chia sẻ phúc âm mặc dù nhiều người nghĩ rằng dân La Man khó có khả năng chấp nhận. Những lý do này có thể giúp em như thế nào? Làm thế nào mà việc suy ngẫm về những điều Đấng Cứu Rỗi đã làm cho em (và có thể cho những người khác) có thể giúp em vượt qua nỗi sợ hãi của mình?
Tôi không phải là tấm gương tốt nhất về việc sống theo phúc âm.Trước khi cải đạo, các con trai của Mô Si A đã thuyết giáo chống đối phúc âm (xin xem Mô Si A 27:8–10), nhưng sau khi họ hối cải, họ đã trở thành một trong những người truyền giáo thành công nhất trong Sách Mặc Môn (xin xem An Ma 17:4). Tấm gương của họ soi dẫn cho em để làm điều gì? Em có thể nghĩ đến những tấm gương nào khác trong thánh thư mà có thể giúp ích?