Lớp Giáo Lý
An Ma 31:12–38: Sự Thờ Phượng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô của Chúng Ta


“An Ma 31:12–38: Sự Thờ Phượng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô của Chúng Ta”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“An Ma 31:12–38”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

An Ma 31:12–38

Sự Thờ Phượng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô của Chúng Ta

em thiếu nữ đang cầu nguyện

Việc thờ phượng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô là nhằm mục đích đưa chúng ta đến gần hai Ngài hơn. Nhưng nếu chúng ta quên đi lý do thực sự của việc thờ phượng thì sao? Dân Giô Ram là những người từng thuộc về Giáo Hội chân chính của Thượng Đế, nhưng đã bắt đầu tin vào những lời dạy sai lạc. Cách thức thờ phượng sai lạc của họ đã khiến tấm lòng họ xa rời Thượng Đế và khiến họ phán xét bất công và ngược đãi những người khác. Bài học này có thể giúp em cải thiện mối quan hệ của mình với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô khi em đánh giá tính kiêu ngạo và tính khiêm nhường ảnh hưởng ra sao đến mối quan hệ của em với hai Ngài và với những người khác.

Đánh giá những ảnh hưởng từ sự thờ phượng của chúng ta

Chúng ta thờ phượng Thượng Đế khi chúng ta “yêu mến, tôn kính, phục vụ và tận tâm đối với Ngài” (Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Thờ Phượngtopics.ChurchofJesusChrist.org). Khi xem những bức hình này, em hãy suy ngẫm xem làm thế nào mà sự thờ phượng theo những cách này và những cách khác đã giúp em cảm thấy gần gũi với Thượng Đế hơn.

nhóm giới trẻ bên ngoài đền thờ
em thiếu niên đang chuyền Tiệc Thánh
em thiếu nữ đang cầu nguyện
em thiếu niên đang đọc thánh thư
  • Em cảm thấy rằng em đang cố gắng một cách chân thành để thể hiện tình yêu thương của mình đối với Thượng Đế qua sự thờ phượng thường xuyên ra sao?

  • Em cảm thấy rằng sự thờ phượng của mình có lẽ đã ít chân thành hơn hoặc tập trung vào những điều sai trong những phương diện nào, nếu có?

Dân Giô Ram thờ phượng trên Đài Ra Mê Um Tôm

Khi An Ma và các anh em của ông phát hiện ra rằng dân Giô Ram đang làm sai lạc đường lối của Chúa, họ đã đi đến An Ti Ô Num. Ở đó, họ thấy dân Giô Ram thờ phượng theo một cách thức mà họ chưa từng thấy bao giờ (xin xem An Ma 31:12).

Dân Giô Ram cầu nguyện trên đài Ra Mê Um Tôm
biểu tượng, ghi chép
  1. Hãy sao chép bảng biểu sau đây vào nhật ký ghi chép việc học tập của em và điền vào từng phần trong suốt bài học.

    Lời cầu nguyện của dân Giô Ram

    Lời cầu nguyện của An Ma

    Hãy đọc An Ma 31:13–23 và điền vào cột bên trái của bảng biểu những điều em thấy là nổi bật về cách dân Giô Ram đã thờ phượng.

    6:7
    • Em nhận thấy điều gì về cách dân Giô Ram thờ phượng? Em nghĩ điều này đã ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của họ với Thượng Đế?

An Ma cầu nguyện cho dân Giô Ram

An Ma cầu nguyện cho dân Giô Ram

Khi nhìn thấy sự sa đọa của dân Giô Ram, An Ma đã cầu nguyện cho họ.

Hãy đọc An Ma 31:24–38, tìm kiếm sự tập trung, cảm nghĩ và những mong muốn của An Ma trong lời cầu nguyện của ông. Điền vào cột bên phải của bảng biểu dựa trên những điều em tìm thấy. Điều này có thể giúp em đối chiếu lời cầu nguyện của An Ma với lời cầu nguyện của dân Giô Ram.

6:7
  • Em đã nhận thấy được điều gì khi đối chiếu An Ma với dân Giô Ram?

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, khi đó thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã dạy:

Khi lòng tràn đầy kiêu hãnh, chúng ta phạm một tội rất nặng vì chúng ta vi phạm hai lệnh truyền lớn. Thay vì thờ phượng Thượng Đế và yêu mến người lân cận của mình, chúng ta bộc lộ ra đối tượng thờ phượng và yêu thương của mình—đó là hình ảnh chúng ta thấy trong gương. Tính kiêu hãnh là một trọng tội tự nâng mình lên cao. Đối với nhiều người, đó là một Ra Mê Um Tôm cá nhân, một diễn đàn biện minh cho lòng ganh tị, tham lam và tự cao tự đại. (Dieter F. Uchtdorf, “Tính Kiêu Hãnh và Chức Tư Tế”, Liahona, tháng Mười Một năm 2010, trang 56)

Hãy đọc An Ma 32:1–5 và tìm kiếm xem dân Giô Ram đối xử với mọi người ra sao.

  • Dân Giô Ram đã đối xử với những người khác như thế nào?

  • An Ma cảm nhận và đối xử với những người khác như thế nào? (xin xem An Ma 31:1–2, 24–25, 34–35).

  • Chúng ta có thể học được những nguyên tắc nào về ảnh hưởng của tính kiêu ngạo hay tính khiêm nhường?

Một nguyên tắc mà chúng ta có thể học được là tính kiêu ngạo hay tính khiêm nhường của chúng ta ảnh hưởng đến mối quan hệ của chúng ta với Thượng Đế và những người khác.

  • Em nghĩ tính kiêu ngạo hay tính khiêm nhường của chúng ta có thể ảnh hưởng như thế nào đến cách chúng ta thờ phượng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Em nghĩ tính kiêu ngạo hay tính khiêm nhường của chúng ta ảnh hưởng như thế nào đến cách chúng ta đối xử với những người khác?

  • Em học được điều gì từ An Ma về sự khiêm nhường? Chúa Giê Su Ky Tô đã dạy cho em điều gì về việc trở nên khiêm nhường?

biểu tượng, ghi chép
  1. Hãy hoàn thành sinh hoạt sau đây:

    Chọn hai hoặc ba cách thức mà chúng ta có thể cho thấy sự khiêm nhường trong cách chúng ta thờ phượng Thượng Đế. Hãy viết từng cách thức vào nhật ký ghi chép việc học tập của em.

    Hãy dành một chút thời gian để đánh giá cách thức mà cá nhân em thờ phượng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô và sự thờ phượng của em ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của em với hai Ngài. Ngoài ra, hãy suy ngẫm xem tính kiêu ngạo và tính khiêm nhường ảnh hưởng như thế nào đến cách em đối xử với những người khác. Quyết định xem em có muốn thực hiện bất kỳ thay đổi nào hay không.