Lớp Giáo Lý
An Ma 34:1–17: Sự Chuộc Tội Vô Hạn và Vĩnh Cửu của Chúa Giê Su Ky Tô


“An Ma 34:1–17: Sự Chuộc Tội Vô Hạn và Vĩnh Cửu của Chúa Giê Su Ky Tô”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“An Ma 34:1–17”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

An Ma 34:1–17

Sự Chuộc Tội Vô Hạn và Vĩnh Cửu của Chúa Giê Su Ky Tô

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô cầu nguyện trong Vườn Ghết Sê Ma Nê

Em có từng nghĩ cuộc sống của mình sẽ như thế nào nếu không có Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài không? A Mu Léc đã dạy dân Giô Ram rằng tất cả mọi người đều cứng lòng, sa ngã, và lạc lối nếu không có sự hy sinh vô hạn và vĩnh cửu của Vị Nam Tử của Thượng Đế. Bài học này nhằm giúp em hiểu cách Chúa Giê Su Ky Tô có thể ban phước cho em qua sự hy sinh chuộc tội vô hạn và vĩnh cửu của Ngài.

Cuộc sống sẽ khác biệt như thế nào?

Cuộc sống sẽ khác biệt như thế nào nếu không có …?

Hãy suy ngẫm về một vài cách thức mà em có thể trả lời câu hỏi này với những người hoặc những thứ em dựa vào. Ví dụ, em có thể nghĩ về cuộc sống của mình sẽ khác biệt ra sao nếu không có một người cụ thể, một số công nghệ hoặc công cụ em thường sử dụng hoặc một hoạt động mà em yêu thích.

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô cầu nguyện trong Vườn Ghết Sê Ma Nê

Hãy dành một chút thời gian để tạo một bản liệt kê trong nhật ký ghi chép việc học tập về một số cách thức mà cuộc sống của em sẽ khác đi nếu không có Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài. Khi học bài hôm nay, em sẽ học được những lẽ thật có thể giúp em hiểu rõ hơn về nhu cầu cần có Chúa Giê Su Ky Tô của em.

A Mu Léc làm chứng cho dân Giô Ram về Chúa Giê Su Ky Tô

Em có thể nhớ lại rằng An Ma và A Mu Léc đã thuyết giảng trong dân Giô Ram, những người tin rằng sẽ “chẳng có Đấng Ky Tô nào cả” (An Ma 31:16). Sau khi An Ma hoàn thành các sứ điệp của ông mà được ghi chép lại trong An Ma 32–33, A Mu Léc đã chia sẻ chứng ngôn của riêng ông về Đấng Cứu Rỗi.

Hãy đọc An Ma 34:1–10 và tìm kiếm những điều A Mu Léc đã chia sẻ về Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài.

An Ma 34:9–10 là một đoạn thông thạo giáo lý. Cân nhắc đánh dấu các đoạn thông thạo giáo lý theo một cách đặc biệt để em có thể dễ dàng tìm ra đoạn đó. Trong bài học tiếp theo, em sẽ có cơ hội thực hành áp dụng giáo lý được dạy trong đoạn này vào một câu hỏi hoặc một tình huống.

  • Em thấy những từ hoặc cụm từ nào về Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài đặc biệt có ý nghĩa? Tại sao?

  • Em đã học được điều gì từ những câu này về lý do tại sao chúng ta cần Chúa Giê Su Ky Tô để chuộc tội cho chúng ta?

  • Em sẽ tóm tắt như thế nào về những lời dạy của A Mu Léc trong An Ma 34:8–10 như một lời tuyên bố về lẽ thật?

Em có thể đã nhận ra một lẽ thật tương tự như sau: Nếu không có Sự Chuộc Tội vô hạn và vĩnh cửu của Chúa Giê Su Ky Tô thì tất cả loài người sẽ bị lạc lối mãi mãi.

  • Tại sao tất cả mọi người sẽ “không tránh khỏi bị diệt vong” hay trở nên lạc lối mãi mãi nếu không có Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài?

Vô hạn và vĩnh cửu

Cân nhắc đánh dấu các từ “vô hạn và vĩnh cửu” ở cuối câu 10 và sao chép sơ đồ sau đây vào nhật ký ghi chép việc học tập của em:

Hình Ảnh
dòng chữ “Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô” bên cạnh một mũi tên chỉ vào dòng chữ “vô hạn và vĩnh cửu”
  • Em nghĩ Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô là vô hạn và vĩnh cửu có nghĩa là gì?

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã chia sẻ những hiểu biết sâu sắc sau đây:

Sự Chuộc Tội của Ngài là vô hạn—hay không có sự kết thúc. Sự Chuộc Tội này cũng vô hạn trong ý nghĩa rằng tất cả nhân loại sẽ được cứu rỗi khỏi cái chết không bao giờ chấm dứt. Sự Chuộc Tội này là vô hạn về thời gian. … Sự Chuộc Tội này là vô hạn về phạm vi—Sự Chuộc Tội được thực hiện một lần cho tất cả mọi người. Và lòng thương xót của Sự Chuộc Tội không những dành cho vô số người, mà còn cho vô số thế gian do Ngài tạo ra nữa. Sự Chuộc Tội là vô hạn vượt quá bất cứ thang đo lường nào của nhân loại hoặc sự thấu hiểu nào của người trần thế. (Russell M. Nelson, “The Atonement”, Ensign, tháng Mười Một năm 1996, trang 35)

  • Lời phát biểu này đã giúp em học hoặc cảm nhận được điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô và sự hy sinh chuộc tội của Ngài?

Điều đó liên quan như thế nào đến em?

Trong khi Đấng Cứu Rỗi có thể ban phước cho vô số người qua Sự Chuộc Tội của Ngài thì Ngài cũng có thể ban phước cho cá nhân em. Hãy cân nhắc cập nhật sơ đồ trong nhật ký ghi chép việc học tập của em như sau:

Hình Ảnh
dòng chữ “Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô” bên cạnh một mũi tên chỉ vào dòng chữ “vô hạn và vĩnh cửu” và một mũi tên chỉ vào từ “cá nhân”

Hãy nghiên cứu các nguồn tài liệu sau đây, và tìm kiếm một số cách thức mà Đấng Cứu Rỗi có thể ban phước cho cá nhân em nhờ vào Sự Chuộc Tội vô hạn và vĩnh cửu của Ngài.

Chủ Tịch Tad R. Callister, cựu Chủ Tịch Trung Ương Trường Chủ Nhật, đã dạy:

Thỉnh thoảng, tôi có gặp Các Thánh Hữu tốt, là những người khó tự tha thứ cho bản thân mình, đã vô tình đặt giới hạn một cách sai lầm vào các quyền năng cứu chuộc của Đấng Cứu Rỗi. Vô tình, họ đã thay đổi Sự Chuộc Tội vô hạn thành Sự Chuộc Tội có giới hạn mà bằng cách nào đó không chuộc được tội lỗi hoặc sự yếu kém đặc biệt của họ. Nhưng đó là một Sự Chuộc Tội vô hạn vì bao gồm và chứa đựng mọi tội lỗi và sự yếu kém, cũng như mọi sự lạm dụng hoặc nỗi đau khổ do người khác gây ra. (Tad R. Callister, “Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô”, Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 85–86)

Hình Ảnh
biểu tượng, ghi chép
  1. Hãy trả lời ít nhất một trong số những câu hỏi sau đây:

    • Em đã học được điều gì về một số cách thức mà Đấng Cứu Rỗi có thể ban phước cho cá nhân em qua Sự Chuộc Tội vô hạn và vĩnh cửu của Ngài?

    • Cuộc sống của em sẽ khác biệt ra sao nếu không có Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài?

In