Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 10 tháng Tư. Làm Thế Nào Tôi Có Thể Củng Cố Đức Tin Của Mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô Mỗi Ngày? Xuất Ê Díp Tô Ký 14–17


“Ngày 10 tháng Tư. Làm Thế Nào Tôi Có Thể Củng Cố Đức Tin Của Mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô Mỗi Ngày? Xuất Ê Díp Tô Ký 14–17”, Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý Năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 10 tháng Tư. Làm Thế Nào Tôi Có Thể Củng Cố Đức Tin Của Mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô Mỗi Ngày?” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý Năm 2022

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô

Ngày 10 tháng Tư

Làm Thế Nào Tôi Có Thể Củng Cố Đức Tin Của Mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô Mỗi Ngày?

Xuất Ê Díp Tô Ký 14–17

Hình Ảnh
biểu tượng cùng nhau hội ý

Cùng Nhau Hội Ý

Được hướng dẫn bởi một thành viên trong chủ tịch đoàn nhóm túc số hoặc lớp học; 10–20 phút

Vào đầu buổi họp, hãy cùng nhau ôn lại Chủ Đề của Hội Thiếu Nữ hoặc Chủ Đề của Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn. Sau đó, bên cạnh việc hội ý với nhau về công việc cụ thể của lớp học hoặc nhóm túc số, anh chị em có thể muốn thảo luận về những ấn tượng và chủ đề từ đại hội trung ương. Các câu hỏi sau đây có thể giúp ích.

  • Các chủ đề hoặc sứ điệp nào nổi bật đối với chúng ta? Điều gì củng cố đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Điều gì củng cố chứng ngôn của chúng ta về các vị tiên tri tại thế? Chúng ta cảm thấy được thúc giục để làm điều gì nhờ vào những điều chúng ta đã học hoặc cảm nhận được?

  • Chúng ta cần làm gì với tư cách là thành viên của lớp học hoặc nhóm túc số để ghi nhớ và hành động theo lời khuyên dạy mà chúng ta đã nghe trong đại hội trung ương?

Vào cuối buổi học, hãy làm những điều sau đây khi thích hợp:

  • Làm chứng về các nguyên tắc đã được giảng dạy.

  • Nhắc các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số nhớ về những kế hoạch và lời mời được đưa ra trong buổi họp.

Giảng Dạy Giáo Lý

Được hướng dẫn bởi một em giới trẻ hoặc một người lãnh đạo thành niên; 25–35 phút

Tự Chuẩn Bị về Phần Thuộc Linh

Để sống sót trong vùng hoang dã, con cái Y Sơ Ra Ên cần học cách trông cậy vào Thượng Đế. Họ trông cậy vào Ngài với những phép lạ để cứu mạng họ, như rẽ Biển Đỏ, và cả những phép lạ để duy trì sự sống, như bánh ma na từ trên trời. Điều này cũng đúng thật với những người mà anh chị em đang giảng dạy. Nếu họ muốn sống sót trong hành trình thuộc linh ở vùng đồng vắng của sự hữu diệt, họ phải thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Và họ phải thực hành đức tin đó mỗi ngày, không chỉ là thỉnh thoảng. Một số người mà anh chị em giảng dạy có thể không cảm thấy rằng đức tin của họ đặc biệt mạnh mẽ. Anh chị em có thể giúp họ thấy rằng đức tin phát triển dần dần mỗi ngày. Đức tin được nuôi dưỡng qua những điều nhỏ nhặt và tầm thường mà chúng ta kiên định làm. Hãy suy ngẫm những điều này khi anh chị em học Xuất Ê Díp Tô Ký 14–17 trong tuần này. Anh chị em cũng có thể học sứ điệp của Chủ Tịch Dallin H. Oaks “Những Chuyện Nhỏ Nhặt Tầm Thường” (Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 89–92).

Hình Ảnh
lớp học hội thiếu nữ

Chúng ta có thể củng cố đức tin của chúng ta mỗi ngày trong những cách thức nhỏ nhặt và tầm thường.

Cùng Nhau Học Hỏi

Để bắt đầu cuộc thảo luận, anh chị em có thể yêu cầu giới trẻ chia sẻ một số thói quen hàng ngày mà giúp họ làm điều tốt. Những điều này có thể bao gồm duy trì sức khỏe tốt hoặc củng cố chứng ngôn của họ. Điều gì sẽ có thể xảy ra nếu chúng ta không duy trì những thói quen này? Những nỗ lực hàng ngày của chúng ta để làm điều tốt có thể so sánh như thế nào với những chỉ dẫn mà Chúa đã ban cho dân Y Sơ Ra Ên để lượm ma na? (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 16:16–21). Anh chị em có thể giúp cả lớp hoặc nhóm túc số so sánh kinh nghiệm của dân Y Sơ Ra Ên với nỗ lực củng cố đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô mỗi ngày. Ví dụ: Chúa ban cho chúng ta điều gì giống như bánh ma na hàng ngày mà Ngài đã ban cho dân Y Sơ Ra Ên? Chúng ta có thể làm gì giống như việc lượm ma na? Để tiếp tục cuộc thảo luận của anh chị em, hãy sử dụng một hoặc nhiều sinh hoạt dưới đây hoặc một sinh hoạt của riêng anh chị em.

  • Cùng nhau đọc An Ma 37:6–7. Với tư cách là một lớp học hoặc một nhóm túc số, hãy liệt kê lên trên bảng một số “những chuyện nhỏ nhặt tầm thường” mà Chúa đã mời gọi chúng ta làm mỗi ngày để đến cùng Ngài. Sau đó, những người mà anh chị em giảng dạy có thể xem lại sứ điệp của Chủ Tịch Dallin H. Oaks “Những Chuyện Nhỏ Nhặt Tầm Thường” để tìm thêm những chuyện nhỏ nhặt có thể có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta. Những điều này có thể có tác động gì? Chúng ta được soi dẫn để làm điều gì nhằm biến những chuyện này trở thành một phần kiên định hơn trong cuộc sống hàng ngày của mình?

  • Tại sao đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô cần được nuôi dưỡng hàng ngày? Để giúp các học viên hiểu rõ hơn về vấn đề này, anh chị em có thể cho xem một hoặc nhiều video được liệt kê trong “Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ.” Trong những video này, Anh Cả D. Todd Christofferson đã giảng dạy về sự cần thiết của những nỗ lực hàng ngày để duy trì đức tin của chúng ta. Mời những người mà anh chị em giảng dạy chia sẻ những điều họ học được mà đã soi dẫn họ gia tăng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô mỗi ngày.

  • Những nỗ lực kiên định hàng ngày là cách tốt nhất để củng cố đức tin của chúng ta nơi Đấng Ky Tô. Để thảo luận về ý tưởng này, hãy cùng đọc gợi ý thứ ba của Anh Cả David A. Bednar trong sứ điệp của ông “Được Siêng Năng Hơn và Biết Lo Lắng Hơn trong Gia Đình” (Liahona, tháng Mười Một năm 2009, trang 17–20). Chúng ta có thể học được bài học nào từ phần mô tả của bức tranh trong văn phòng của ông? Làm thế nào để những bài học này áp dụng cho nỗ lực xây dựng đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô? Việc cùng nhau đọc An Ma 32:21, 26–43 có thể bổ sung cho cuộc thảo luận của anh chị em. Chúng ta tìm thấy những hiểu biết sâu sắc nào về cách củng cố đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Chúng ta có thể gia tăng đức tin của mình bằng cách chọn học hỏi từ những kinh nghiệm đã thử thách đức tin đó. Anh chị em có thể cho xem video “Những Cơn Gió Lốc Thuộc Linh” (ChurchofJesusChrist.org). Hãy cùng thảo luận điều chúng ta có thể làm khi trải qua một thử thách để củng cố đức tin của mình. (Xin xem thêm Neil L. Andersen, “Những Cơn Gió Lốc Thuộc Linh,” Liahona, tháng Năm năm 2014, trang 18–21.) Anh chị em có thể mời các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số chia sẻ những lúc mà họ cảm thấy rằng đức tin của họ nơi Đấng Ky Tô đã được thử thách và những điều họ đã làm để củng cố đức tin của mình trong thời gian đó. Nêu ra rằng Xuất Ê Díp Tô Ký 14–17 mô tả việc dân Y Sơ Ra Ên thường xuyên oán trách hoặc ta thán khi họ trải qua những thử thách. Làm thế nào mà việc oán trách trong thời gian thử thách có thể làm suy yếu đức tin của chúng ta? Sự khác biệt giữa việc oán trách với việc bày tỏ những lo lắng của chúng ta với Cha Thiên Thượng trong thời kỳ khó khăn là gì?

Hành Động theo Đức Tin

Hãy khuyến khích các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số suy ngẫm và ghi lại những điều họ sẽ làm để hành động theo những ấn tượng mà họ nhận được hôm nay. Nếu muốn, họ có thể chia sẻ ý kiến của họ. Mời họ suy nghĩ về việc hành động theo các ấn tượng của họ sẽ củng cố mối quan hệ của họ với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào.

Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ

Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi

Giúp các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số hiểu cách họ có thể mời Thánh Linh hiện diện trong các cuộc thảo luận của họ. Họ có thể làm điều này qua “thái độ … , cách họ đối đãi với nhau và cảm nghĩ của họ về phúc âm” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 15).

In