Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 8 tháng Một. Làm Thế Nào Tôi Có Thể Ban Phước Cho Người Khác qua Chứng Ngôn Của Mình về Chúa Giê Su Ky Tô? Ma Thi Ơ 1; Lu Ca 1


“Ngày 8 tháng Một. Làm Thế Nào Tôi Có Thể Ban Phước Cho Người Khác qua Chứng Ngôn Của Mình về Chúa Giê Su Ky Tô? Ma Thi Ơ 1; Lu Ca 1,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 8 tháng Một. Làm Thế Nào Tôi Có Thể Ban Phước Cho Người Khác qua Chứng Ngôn Của Mình về Chúa Giê Su Ky Tô?,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2023

According to Thy Word (Như Lời Người Truyền), tranh do Elspeth Young họa

Ma Ri đã làm chứng hùng hồn về sứ mệnh của Đấng Cứu Rỗi (xin xem Lu Ca 1:46–55). According to Thy Word (Như Lời Người Truyền), tranh do Elspeth Young họa

Ngày 8 tháng Một

Làm Thế Nào Tôi Có Thể Ban Phước Cho Người Khác qua Chứng Ngôn Của Mình về Chúa Giê Su Ky Tô?

Ma Thi Ơ 1; Lu Ca 1

biểu tượng cùng nhau hội ý

Cùng Nhau Hội Ý

Được hướng dẫn bởi một thành viên trong chủ tịch đoàn lớp học hoặc nhóm túc số; khoảng 10–20 phút

Vào đầu buổi họp, hãy cùng nhau lặp lại Chủ Đề của Hội Thiếu Nữ hoặc Chủ Đề của Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn. Sau đó, hãy hướng dẫn thảo luận về công việc cứu rỗi và tôn cao bằng cách sử dụng một hoặc nhiều câu hỏi dưới đây hoặc câu hỏi của riêng anh chị em (xin xem Sách Hướng Dẫn Tổng Quát: Phục Vụ trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, mục 10.2, 11.2, ChurchofJesusChrist.org). Hoạch định cách để hành động theo những gì anh chị em thảo luận.

  • Sống theo phúc âm. Lần trước chúng ta thảo luận về điều gì, và những lời mời hay sự chỉ định nào đã được đưa ra? Chúng ta đã làm gì để hành động theo những lời mời hoặc sự chỉ định này?

  • Chăm sóc cho những người hoạn nạn. Chúng ta có thể làm gì hoặc nói gì để tìm đến giúp đỡ những người có thể cảm thấy đơn độc hoặc xa cách với Cha Thiên Thượng?

  • Mời tất cả mọi người tiếp nhận phúc âm. Chúng ta có thể giúp người khác cảm nhận được tình yêu thương của Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách nào?

  • Kết hợp các gia đình cho thời vĩnh cửu. Chúng ta có thể chia sẻ với nhau những ý tưởng nào để giúp củng cố gia đình mình?

Vào cuối buổi học, hãy làm những điều sau đây khi thích hợp:

  • Làm chứng về các nguyên tắc đã được giảng dạy.

  • Nhắc các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số nhớ về những kế hoạch và lời mời được đưa ra trong buổi họp.

biểu tượng giảng dạy giáo lý

Giảng Dạy Giáo Lý

Được hướng dẫn bởi một em giới trẻ hoặc một người lãnh đạo thành niên; khoảng 25–35 phút

Tự Chuẩn Bị về Phần Thuộc Linh

Cũng như hầu hết những người Do Thái trung tín vào thời của bà, Ma Ri chắc chắn đã mong chờ sự giáng lâm của Đấng Mê Si. Sau khi biết được từ một thiên sứ rằng ngày ấy đã gần đến—và rằng chính bà sẽ là mẹ của Đấng Cứu Chuộc đã được hứa—Ma Ri đã đưa ra một chứng ngôn tuyệt diệu về “Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa tôi.” Chứng ngôn này được ghi lại trong Lu Ca 1:46–55, và được các Ky Tô Hữu trên khắp thế giới trân quý. Khi anh chị em đọc các câu này, hãy nghĩ về những người trong lớp học hoặc nhóm túc số của mình. Họ, cũng như Ma Ri, đang chuẩn bị cho sự xuất hiện của Chúa Giê Su Ky Tô—lần này là Sự Tái Lâm đầy vinh quang của Ngài. Và cũng như Ma Ri, chứng ngôn của họ có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đức tin của những người xung quanh họ.

Những người mà anh chị em dạy cảm nhận như thế nào về Chúa Giê Su Ky Tô? Chứng ngôn của họ về Ngài có thể ban phước cho người khác như thế nào? Khi chuẩn bị giảng dạy, anh chị em cũng có thể tham khảo 2 Nê Phi 25:23–26 và sứ điệp của Anh Cả Neil L. Andersen “Chúng Ta Nói Về Đấng Ky Tô” (Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 88–91).

Cùng Nhau Học Hỏi

Một cách tuyệt vời để giúp giới trẻ nghĩ về chứng ngôn của họ về Chúa Giê Su Ky Tô là cùng nhau xem xét chứng ngôn của Ma Ri trong Lu Ca 1:46–55. Có lẽ họ có thể chia sẻ với nhau những cụm từ mô tả về điều mà Ma Ri tin tưởng và cảm nhận về Đấng Cứu Rỗi. Những cụm từ nào trong số này cũng miêu tả cách chúng ta cảm nhận về Ngài? Ví dụ, điều gì làm cho tinh thần chúng ta “[mừng rỡ] trong Thượng Đế?” (câu 47). Ngài đã làm “các việc lớn” nào cho chúng ta? (câu 49). Ngài đã tỏ ra quyền phép của Ngài trong cuộc sống chúng ta như thế nào? (xin xem câu 51). Các ý tưởng sinh hoạt dưới đây có thể dẫn đến những cuộc thảo luận về cách mà chứng ngôn của chúng ta nơi Đấng Ky Tô có thể ban phước cho người khác.

  • Sứ điệp của Anh Cả Neil L. Andersen “Chúng Ta Nói Về Đấng Ky Tô” giúp giải thích tại sao chúng ta nên nói chuyện một cách cởi mở hơn về Đấng Cứu Rỗi—và cách chúng ta có thể làm điều đó. Anh chị và các em có thể cùng nhau đọc những đoạn trong sứ điệp của Anh Cả Andersen. Các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số có thể thảo luận các lý do mà ông đưa ra về việc chia sẻ chứng ngôn của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô và lời khuyên của ông về cách làm điều đó. Chúng ta có thể làm những việc cụ thể nào để nói về Đấng Ky Tô một cách cởi mở hơn?

  • Là tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta biết những lẽ thật về Chúa Giê Su Ky Tô mà chúng ta có thể chia sẻ. Làm thế nào anh chị em có thể giúp giới trẻ nghĩ về các lẽ thật này? Anh chị em có thể mời họ tham khảo “Đấng Ky Tô Hằng Sống: Chứng Ngôn của Các Sứ Đồ” riêng cá nhân hoặc theo nhóm, nhằm tìm kiếm các câu trả lời cho câu hỏi “Những lẽ thật nào về Đấng Cứu Rỗi có ý nghĩa đặc biệt đối với các em?” Mời họ chia sẻ những lẽ thật họ tìm thấy và giải thích lý do tại sao các lẽ thật này có ý nghĩa đối với họ. Họ có thể chia sẻ những câu thánh thư và kinh nghiệm riêng của mình khi làm điều đó. Sau đó, họ có thể thảo luận xem những lẽ thật nào về Đấng Cứu Rỗi mà họ có thể chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội, với một người bạn chưa có chứng ngôn mạnh mẽ, hoặc với một ai đó chưa phải là tín hữu Giáo Hội.

  • Ngoài Lu Ca 1:46–55, còn rất nhiều những đoạn thánh thư khác mà có thể soi dẫn cho chúng ta chia sẻ điều mình biết về Chúa Giê Su Ky Tô. Một số ví dụ được liệt kê trong phần “Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ.” Hãy cân nhắc việc cùng nhau đọc những đoạn thánh thư này. Chúng dạy chúng ta điều gì về cách chia sẻ chứng ngôn của mình về Chúa Giê Su Ky Tô với người khác? Chúng ta còn học được điều gì nữa từ những câu thánh thư này? Các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số cũng có thể chia sẻ điều họ học được từ những người họ biết mà thường cởi mở chia sẻ về đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

các thiếu nữ đang học thánh thư

Khi học hỏi để biết và yêu thương Đấng Cứu Rỗi, chúng ta sẽ tìm cách chia sẻ chứng ngôn của mình về Ngài.

Hành Động theo Đức Tin

Hãy khuyến khích các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số suy ngẫm và ghi lại những điều họ sẽ làm để hành động theo những ấn tượng mà họ nhận được hôm nay. Nếu muốn, họ có thể chia sẻ ý kiến của họ. Mời họ suy nghĩ xem việc hành động theo các ấn tượng của họ sẽ củng cố mối quan hệ của họ với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào.

Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ

Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi

Việc đặt ra những câu hỏi nhằm khuyến khích học viên chia sẻ chứng ngôn có thể là một cách tuyệt vời để mời gọi Thánh Linh. Anh chị em có thể hỏi những câu như: “Làm thế nào các em biết được rằng Chúa Giê Su Ky Tô đã chuộc tội lỗi cho các em?” hoặc “Làm thế nào các em biết trân trọng điều mà Đấng Cứu Rỗi đã làm cho chúng ta trong Vườn Ghết Sê Ma Nê?”