Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 22 tháng Một. Chúa Giê Su Ky Tô Là Sự Sáng trong Cuộc Đời Tôi Như Thế Nào? Giăng 1


“Ngày 22 tháng Một. Chúa Giê Su Ky Tô Là Sự Sáng trong Cuộc Đời Tôi Như Thế Nào? Giăng 1,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 22 tháng Một. Chúa Giê Su Ky Tô Là Sự Sáng trong Cuộc Đời Tôi Như Thế Nào?,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2023

Hình Ảnh
Ye Are the Light of the World (Các Ngươi Là Sự Sáng của Thế Gian), tranh do Simon Dewey họa

Ye Are the Light of the World (Các Ngươi Là Sự Sáng của Thế Gian), tranh do Simon Dewey họa

Ngày 22 tháng Một

Chúa Giê Su Ky Tô Là Sự Sáng trong Cuộc Đời Tôi Như Thế Nào?

Giăng 1

Hình Ảnh
biểu tượng cùng nhau hội ý

Cùng Nhau Hội Ý

Được hướng dẫn bởi một thành viên trong chủ tịch đoàn lớp học hoặc nhóm túc số; khoảng 10–20 phút

Vào đầu buổi họp, hãy cùng nhau lặp lại Chủ Đề của Hội Thiếu Nữ hoặc Chủ Đề của Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn. Sau đó, hãy hướng dẫn thảo luận về công việc cứu rỗi và tôn cao bằng cách sử dụng một hoặc nhiều câu hỏi dưới đây hoặc câu hỏi của riêng anh chị em (xin xem Sách Hướng Dẫn Tổng Quát, mục 10.2, 11.2). Hoạch định cách để hành động theo những gì anh chị em thảo luận.

  • Sống theo phúc âm. Những kinh nghiệm nào gần đây đã củng cố chứng ngôn của chúng ta?

  • Chăm sóc cho những người hoạn nạn. Ai cần sự giúp đỡ và lời cầu nguyện của chúng ta? Chúng ta cảm thấy có ấn tượng phải làm điều gì để giúp họ?

  • Mời tất cả mọi người tiếp nhận phúc âm. Làm cách nào chúng ta có thể là ánh sáng cho mọi người trong gia đình hoặc bạn bè là những người không có cùng niềm tin với chúng ta?

  • Kết hợp các gia đình cho thời vĩnh cửu. Làm cách nào chúng ta có thể cho thấy tình yêu thương và sự hỗ trợ nhiều hơn dành cho gia đình và tạo ra sự khác biệt tích cực trong nhà mình?

Vào cuối buổi học, hãy làm những điều sau đây khi thích hợp:

  • Làm chứng về các nguyên tắc đã được giảng dạy.

  • Nhắc các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số nhớ về những kế hoạch và lời mời được đưa ra trong buổi họp.

Hình Ảnh
biểu tượng giảng dạy giáo lý

Giảng Dạy Giáo Lý

Được hướng dẫn bởi một em giới trẻ hoặc một người lãnh đạo thành niên; khoảng 25–35 phút

Tự Chuẩn Bị về Phần Thuộc Linh

Sứ Đồ Giăng mở đầu sách Phúc Âm của ông bằng việc so sánh Chúa Giê Su Ky Tô với sự sáng “soi trong tối tăm” (Giăng 1:5). Các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số của anh chị em đang lớn lên trong một thời kỳ đầy tăm tối thuộc linh. Nhưng đây cũng là thời kỳ mà “sự sáng lạ lùng” của Đấng Cứu Rỗi luôn có sẵn để giúp họ nhìn rõ và tìm ra hướng đi của mình (1 Phi E Rơ 2:9).

Khi anh chị em đọc Giăng 1 trong tuần này, hãy suy ngẫm xem tại sao ánh sáng là rất cần thiết và cách mà Đấng Cứu Rỗi là sự sáng trong cuộc sống của anh chị em (xin xem thêm Bản Dịch Joseph Smith, Giăng 1:1–34 [trong phần Phụ Lục Kinh Thánh]). Sự sáng của Ngài có thể ban phước cho những người mà anh chị em dạy như thế nào? Làm thế nào anh chị em có thể truyền cảm hứng để họ bước đi trong sự sáng của Ngài? Để giúp anh chị em suy ngẫm các câu hỏi này, anh chị em có thể tham khảo Giáo Lý và Giao Ước 88:5–13, 67; 93:2–9 và sứ điệp của Chị Sharon Eubank “Đấng Ky Tô: Sự Sáng Soi trong Tối Tăm” (Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 73–76).

Cùng Nhau Học Hỏi

Thường rất hữu ích để bắt đầu cuộc thảo luận của anh chị em bằng cách cho nhóm túc số hoặc lớp học một cơ hội để nói về điều họ đã học được từ việc học thánh thư của họ. Ví dụ, tuần này anh chị em có thể mời họ chia sẻ một từ hoặc cụm từ trong Giăng 1:1–17 mà dạy họ điều gì đó về Đấng Cứu Rỗi. Hãy cho họ nói về lý do tại sao họ chọn từ hoặc cụm từ đó và điều mà nó dạy họ về Chúa Giê Su Ky Tô. Chia sẻ với họ về cách mà Chúa Giê Su Ky Tô là sự sáng trong cuộc đời của anh chị em. Các sinh hoạt dưới đây có thể giúp anh chị em tiếp tục thảo luận.

  • Để giúp những người mà anh chị em dạy biết ơn về sự sáng của Đấng Cứu Rỗi, có lẽ một thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số có thể chia sẻ về những cảm nghĩ khi ở trong bóng tối. Có một câu chuyện hữu ích trong phần đầu sứ điệp của Anh Cả Timothy J. Dyches “Ánh Sáng Gắn Bó với Ánh Sáng” (Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 112–115). Tại sao người ta đôi lúc sợ bóng tối? Tại sao chúng ta cần ánh sáng? Tại sao Chúa Giê Su Ky Tô được tôn xưng là Ánh Sáng của Thế Gian? Anh chị em có thể mời giới trẻ nghiên cứu sứ điệp của Anh Cả Dyches, bắt đầu từ “Tôi xin được gợi ý rằng, có lẽ, đây là lúc để tự hỏi bản thân.” Họ có thể tìm kiếm điều gì có thể làm để mang sự sáng của Đấng Cứu Rỗi vào cuộc sống một cách trọn vẹn hơn.

  • Những câu thánh thư được liệt kê trong phần “Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ” có thể giúp lớp học hoặc nhóm túc số của anh chị em hiểu rõ hơn về sự sáng mà Chúa Giê Su Ky Tô ban cho. Anh chị em và cả lớp có thể cùng nhau đọc và thảo luận một vài câu trong nhóm thánh thư đầu tiên. Sau đó hãy viết Làm thế nào chúng ta có thể mang sự sáng của Đấng Cứu Rỗi vào trong cuộc sống của mình? lên trên bảng, và mời các em giới trẻ liệt kê những câu trả lời họ tìm được trong nhóm thánh thư thứ hai. Anh chị em có thể xếp các em giới trẻ thành từng cặp và mời họ chia sẻ với nhau cách mà Chúa Giê Su Ky Tô là sự sáng trong cuộc sống của họ.

  • Chị Sharon Eubank đã nói: “Một trong những nhu cầu cơ bản mà chúng ta có để tăng trưởng là luôn kết nối với nguồn ánh sáng—Chúa Giê Su Ky Tô” (“Đấng Ky Tô: Sự Sáng Soi trong Tối Tăm,” trang 73). Anh chị em có thể minh họa cho điều này bằng cách sử dụng đồ vật minh họa—có lẽ bằng việc trưng ra một cái đèn pin hoặc điện thoại di động và thảo luận tại sao nguồn điện của nó lại quan trọng. Các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số sau đó có thể ôn lại sứ điệp của Chị Eubank để tìm kiếm những cách mà Sa Tan đã cố gắng “cắt nguồn điện [của chúng ta].” Làm thế nào chúng ta có thể giữ vững sự kết nối với Chúa Giê Su Ky Tô? Chúng ta tìm được lời khuyên nào từ sứ điệp của Chị Eubank?

  • Những bài thánh ca như “Tôi Biết Rằng Đấng Cứu Chuộc Của Tôi Hằng Sống” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 38) làm chứng rằng Chúa Giê Su Ky Tô là sự sáng của chúng ta. Hãy cân nhắc hát những bài hát này cùng nhau (hoặc những bài hát khác mà anh chị em biết) và chỉ ra những từ mà hoặc cụm từ dạy chúng ta cách mà Chúa Giê Su Ky Tô cũng giống như một nguồn sáng. Những người khác đã mang ánh sáng của Đấng Cứu Rỗi vào cuộc sống chúng ta như thế nào? Làm cách nào chúng ta có thể chia sẻ ánh sáng của Ngài với người khác?

Hình Ảnh
A Gift of Light (Ân Tứ của Sự Sáng), tranh do Eva Timothy họa

A Gift of Light (Ân Tứ của Sự Sáng), tranh do Eva Timothy họa

Hành Động theo Đức Tin

Hãy khuyến khích các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số suy ngẫm và ghi lại những điều họ sẽ làm để hành động theo những ấn tượng mà họ nhận được hôm nay. Nếu muốn, họ có thể chia sẻ ý kiến của họ. Mời họ suy nghĩ xem việc hành động theo các ấn tượng của họ sẽ củng cố mối quan hệ của họ với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào.

Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ

Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi

Khi chú ý đến điều đang xảy ra trong cuộc sống của các học viên trong lớp học hoặc nhóm túc số của mình, anh chị em sẽ tìm thấy cơ hội tuyệt vời để giảng dạy. Những nhận xét mà học viên đưa ra hoặc câu hỏi mà họ đặt ra cũng có thể dẫn đến những giây phút giảng dạy.

In