Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 9 tháng Tư. Làm Thế Nào Tôi Có Thể Củng Cố Chứng Ngôn Của Mình về Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô? Lễ Phục Sinh


“Ngày 9 tháng Tư. Làm Thế Nào Tôi Có Thể Củng Cố Chứng Ngôn Của Mình về Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô? Lễ Phục Sinh,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 9 tháng Tư. Làm Thế Nào Tôi Có Thể Củng Cố Chứng Ngôn Của Mình về Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô?,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2023

Hình Ảnh
Chúa Giê Su hiện đến cùng Ma Ri Ma Đơ Len

Ngày 9 tháng Tư

Làm Thế Nào Tôi Có Thể Củng Cố Chứng Ngôn Của Mình về Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô?

Lễ Phục Sinh

Hình Ảnh
biểu tượng cùng nhau hội ý

Cùng Nhau Hội Ý

Được hướng dẫn bởi một thành viên trong chủ tịch đoàn lớp học hoặc nhóm túc số; khoảng 10–20 phút

Vào đầu buổi họp, hãy cùng nhau lặp lại Chủ Đề của Hội Thiếu Nữ hoặc Chủ Đề của Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn. Sau đó, bên cạnh việc hội ý về các công việc cụ thể của nhóm túc số hoặc lớp học, anh chị em có thể muốn thảo luận về những ấn tượng và chủ đề từ đại hội trung ương. Các câu hỏi sau đây có thể giúp ích.

  • Các chủ đề hoặc sứ điệp nào nổi bật đối với chúng ta? Điều gì củng cố đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Điều gì củng cố chứng ngôn của chúng ta về các vị tiên tri tại thế? Chúng ta cảm thấy được thúc giục để làm điều gì nhờ vào những điều chúng ta đã học hoặc cảm nhận được?

  • Chúng ta cần làm gì với tư cách là một lớp học hoặc nhóm túc số để ghi nhớ và hành động theo lời khuyên dạy mà chúng ta đã nghe trong đại hội trung ương?

Vào cuối buổi học, hãy làm những điều sau đây khi thích hợp:

  • Làm chứng về các nguyên tắc đã được giảng dạy.

  • Nhắc các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số nhớ về những kế hoạch và lời mời được đưa ra trong buổi họp.

Hình Ảnh
biểu tượng giảng dạy giáo lý

Giảng Dạy Giáo Lý

Được hướng dẫn bởi một em giới trẻ hoặc một người lãnh đạo thành niên; khoảng 25–35 phút

Tự Chuẩn Bị về Phần Thuộc Linh

Các vị sứ đồ cả thời xưa lẫn thời hiện đại đều làm chứng rằng Chúa Giê Su Ky Tô hằng sống! Ngài đã chịu đau đớn và chết trên thập tự giá, Ngài đã được chôn cất trong một hầm mộ, và Ngài đã sống lại vào ngày thứ ba. Nhờ việc Ngài chiến thắng cái chết, tất cả chúng ta đều sẽ được phục sinh. Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi mang đến sự hứa hẹn về sự bất diệt và hy vọng về cuộc sống vĩnh cửu. Sự hứa hẹn này chính là trọng tâm của Lễ Phục Sinh.

Là tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có lý do đặc biệt để tin rằng Chúa Giê Su Ky Tô đã phục sinh. Ngoài các nhân chứng trong thời Tân Ước, chúng ta còn có chứng ngôn của những người sống trong thời kỳ Sách Mặc Môn, Tiên Tri Joseph Smith, cùng các vị tiên tri và sứ đồ tại thế. Chúng ta cũng có thể nhận được chứng ngôn cá nhân về Sự Phục Sinh qua Đức Thánh Linh. Làm cách nào mà anh chị em có thể giúp các em giới trẻ củng cố chứng ngôn của họ rằng Chúa Giê Su Ky Tô đã phục sinh? Khi anh chị em chuẩn bị, hãy cân nhắc tham khảo sứ điệp của Chị Reyna I. Aburto “Mồ Mả Không Còn Sự Đắc Thắng Được Nữa” (Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 85–86) và sứ điệp của Anh Cả S. Mark Palmer “Sự Lo Buồn Các Ngươi Sẽ Đổi Làm Vui Vẻ” (Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 88–89).

Cùng Nhau Học Hỏi

Anh chị em có thể bắt đầu cuộc thảo luận về Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô bằng việc mời các em giới trẻ chia sẻ điều họ đã làm trong tuần này để kỷ niệm Lễ Phục Sinh. Anh chị em có thể hỏi xem họ đã học được hoặc làm điều gì riêng cá nhân hoặc chung với gia đình họ để củng cố chứng ngôn về Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi. Dưới đây là các sinh hoạt để giúp các học viên của anh chị em củng cố chứng ngôn của họ.

  • Cùng nhau thảo luận tại sao các nhân chứng lại quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Sau đó liệt kê ra càng nhiều càng tốt các nhân chứng cho Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su mà lớp học hoặc nhóm túc số của anh chị em có thể nghĩ đến. Mỗi em sau đó có thể chọn ra một câu thánh thư trong số các câu được liệt kê trong phần “Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ” để tìm hiểu về một số trong các nhân chứng này. Mời các học viên chia sẻ điều họ học được. Khuyến khích họ cũng chia sẻ về cách mà các nhân chứng này củng cố chứng ngôn của họ về Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Trong một số tình huống nào mà chúng ta có thể phải chia sẻ chứng ngôn của mình về Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi? Nếu có ai đó trong nhóm túc số hoặc lớp học đã có kinh nghiệm trò chuyện với một ai đó về Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi, hãy cân nhắc mời em ấy chia sẻ kinh nghiệm đó. Khuyến khích các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số nghĩ về cách họ có thể giúp một ai đó hiểu về Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô và đạt được chứng ngôn rằng nhờ có Ngài mà tất cả chúng ta có thể được phục sinh. Các lẽ thật nào về Sự Phục Sinh của toàn thể nhân loại mà quan trọng để giảng dạy cho người khác? Các học viên có thể tìm câu trả lời trong những câu thánh thư trong phần “Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ.”

  • Khi các Vị Sứ Đồ nói cho Thô Ma biết rằng họ đã nhìn thấy Đấng Cứu Rỗi phục sinh, Thô Ma nói rằng ông sẽ không tin trừ khi ông tận mắt nhìn thấy. Sau đó Chúa Giê Su phán với Thô Ma rằng: “Vì ngươi đã thấy ta, nên ngươi tin. Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy.” Cùng nhau đọc về trải nghiệm của Thô Ma trong Giăng 20:24–29. Chúng ta đã được ban phước như thế nào khi tin vào Đấng Cứu Rỗi mặc dù chưa từng thấy Ngài? Làm thế nào chúng ta có thể củng cố đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô? Mời các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số tra cứu một hoặc nhiều sứ điệp từ các vị lãnh đạo Giáo Hội trong phần “Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ” và chia sẻ tại sao họ biết ơn cho Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi. Việc biết được rằng chúng ta sẽ được phục sinh ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ về thể xác và những quyết định của mình như thế nào?

Hình Ảnh
That Ye May Know (Để Các Người Có Thể Biết), tranh do Gary L. Kapp họa

That Ye May Know (Để Các Người Có Thể Biết), tranh do Gary L. Kapp họa

Hành Động theo Đức Tin

Hãy khuyến khích các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số suy ngẫm và ghi lại những điều họ sẽ làm để hành động theo những ấn tượng mà họ nhận được hôm nay. Nếu muốn, họ có thể chia sẻ ý kiến của họ. Mời họ suy nghĩ xem việc hành động theo các ấn tượng của họ sẽ củng cố mối quan hệ của họ với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào.

Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ

Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi

Một người biết cách tìm ra ý nghĩa trong thánh thư và đọc hàng ngày sẽ có thể tiếp cận được sự hướng dẫn thiêng liêng để khắc phục bất cứ thử thách nào. Khi các anh chị em giảng dạy, hãy đặt câu hỏi mà đòi hỏi các học viên tìm kiếm câu trả lời trong thánh thư.

In