“Ngày 23 tháng Tư. Làm Thế Nào Tôi Có Thể Bày Tỏ Tình Thương Yêu Lớn Lao Hơn đến Những Người xung quanh Tôi? Ma Thi Ơ 18; Lu Ca 10,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2023 (năm 2022)
“Ngày 23 tháng Tư. Làm Thế Nào Tôi Có Thể Bày Tỏ Tình Thương Yêu Lớn Lao Hơn đến Những Người xung quanh Tôi?,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2023
Ngày 23 tháng Tư
Làm Thế Nào Tôi Có Thể Bày Tỏ Tình Thương Yêu Lớn Lao Hơn đến Những Người xung quanh Tôi?
Cùng Nhau Hội Ý
Được hướng dẫn bởi một thành viên trong chủ tịch đoàn lớp học hoặc nhóm túc số; khoảng 10–20 phút
Vào đầu buổi họp, hãy cùng nhau lặp lại Chủ Đề của Hội Thiếu Nữ hoặc Chủ Đề của Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn. Sau đó, hãy hướng dẫn thảo luận về công việc cứu rỗi và tôn cao bằng cách sử dụng một hoặc nhiều câu hỏi dưới đây hoặc câu hỏi của riêng anh chị em (xin xem Sách Hướng Dẫn Tổng Quát, mục 10.2, 11.2). Hoạch định cách để hành động theo những gì anh chị em thảo luận.
-
Sống theo phúc âm. Những kinh nghiệm nào gần đây đã mang chúng ta đến gần Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn?
-
Chăm sóc cho những người hoạn nạn. Gần đây có người nào đó chuyển đến tiểu giáo khu của chúng ta hoặc gia nhập Giáo Hội không? Làm cách nào chúng ta có thể giúp họ cảm thấy được chào đón?
-
Mời tất cả mọi người tiếp nhận phúc âm. Các sinh hoạt sắp tới mà chúng ta có thể mời gọi bạn bè của mình tham dự là gì?
-
Kết hợp các gia đình cho thời vĩnh cửu. Chúng ta có thể thực hiện những nỗ lực nào để ghi lại lịch sử của riêng mình?
Vào cuối buổi học, hãy làm những điều sau đây khi thích hợp:
-
Làm chứng về các nguyên tắc đã được giảng dạy.
-
Nhắc các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số nhớ về những kế hoạch và lời mời được đưa ra trong buổi họp.
Giảng Dạy Giáo Lý
Được hướng dẫn bởi một em giới trẻ hoặc một người lãnh đạo thành niên; khoảng 25–35 phút
Tự Chuẩn Bị về Phần Thuộc Linh
Sau khi Chúa Giê Su phán dạy một “thầy dạy luật” về tầm quan trọng của hai lệnh truyền lớn lao—yêu thương Thượng Đế và yêu thương người lân cận chúng ta—người dạy luật này đã hỏi: “Ai là người lân cận tôi?” (xin xem Lu Ca 10:25–29; Ma Thi Ơ 22:35–40). Để đáp lại, Đấng Cứu Rỗi đã chia sẻ một câu chuyện ngụ ngôn về một người Sa Ma Ri đã liều mạng sống của mình để chăm sóc cho một người Do Thái bị thương, mang người này đến nhà quán để được săn sóc, và chi trả cho các chi phí điều trị. Người Sa Ma Ri này không tập trung vào những khác biệt giữa ông ấy và người đàn ông Do Thái, là người bị dân ông xem là kẻ thù, hoặc xét đoán ông ta hay tìm lý do để không giúp đỡ. Ông ấy đã phục vụ người đàn ông đang gặp hoạn nạn này, mặc cho những bất tiện và hy sinh của cá nhân mình, và do đó đã cho thấy tình thương yêu đối với người này và với Thượng Đế. Khi anh chị em suy ngẫm những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi trong Lu Ca 10:25–37, hãy nghĩ về ý nghĩa thực sự của việc “yêu … người lân cận như mình” (câu 27).
Làm thế nào anh chị em sẽ giúp các học viên của mình hiểu rằng khi họ phục vụ những người xung quanh, thì họ cũng đang cho thấy tình thương yêu dành cho Thượng Đế? Điều gì có thể truyền cảm hứng để họ thương yêu và phục vụ người khác? Khi chuẩn bị, anh chị em có thể ôn lại sứ điệp của Chủ Tịch Russell M. Nelson “Giáo Lệnh Lớn Thứ Hai” (Liahona, tháng Mười Một năm 2019, trang 96–100).
Cùng Nhau Học Hỏi
Để bắt đầu thảo luận về việc bày tỏ nhiều tình thương yêu hơn cho những người xung quanh, anh chị em có thể mời các học viên chia sẻ điều họ học được về việc thương yêu người khác từ câu chuyện ngụ ngôn về người Sa Ma Ri nhân lành trong Lu Ca 10:25–37. Chúng ta học được gì về mối quan hệ giữa lệnh truyền lớn thứ nhất và thứ nhì trong Lu Ca 10:27 và lời phát biểu của Chủ Tịch Dallin H. Oaks trong phần “Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ”? Các ý tưởng sau đây có thể giúp anh chị em tiếp tục thảo luận về việc bày tỏ nhiều tình thương yêu hơn cho những người xung quanh.
-
Chúa Giê Su Ky Tô là tấm gương vĩ đại cho chúng ta về việc cho thấy tình thương yêu dành cho Thượng Đế bằng cách phục vụ người khác, và các học viên sẽ được soi dẫn bằng cách học hỏi tấm gương của Ngài. Hãy mời mỗi em suy ngẫm về cuộc sống trần thế của Chúa Giê Su Ky Tô và chọn ra một kinh nghiệm trong cuộc đời Ngài mà cho thấy tình thương yêu lớn lao của Ngài dành cho người khác. Mời mỗi em chia sẻ về kinh nghiệm mà họ chọn, cùng lý do tại sao kinh nghiệm đó có ý nghĩa đối với họ. Mời các học viên suy nghĩ về một cách mà họ có thể noi theo tấm gương yêu thương của Đấng Cứu Rỗi. Họ cũng có thể chia sẻ suy nghĩ của mình về một ai đó họ biết mà cũng noi theo tấm gương này.
-
Hãy chia sẻ và thảo luận với các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số về phát biểu của Chủ Tịch Russell M. Nelson trong phần “Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ.” Anh chị em có thể mời các học viên ôn lại một hoặc nhiều sứ điệp trong đại hội trung ương được trích dẫn trong đại cương này, và tìm kiếm những lời giảng dạy mà hướng dẫn chúng ta trong những nỗ lực thương yêu người khác. Họ có thể tập trung vào những điều sau đây: ví dụ về cách chúng ta có thể phục vụ từ sứ điệp “Giáo Lệnh Lớn Thứ Hai” của Chủ Tịch Nelson; các phần I, II, và VI trong sứ điệp của Chủ Tịch Oaks “Yêu Mến Những Người Khác và Chấp Nhận Những Dị Biệt”; và câu chuyện về những con thỏ và lời khuyên dạy giới trẻ từ sứ điệp “Đồng Tâm” của Anh Cả Gary E. Stevenson. Các anh chị em cũng có thể cùng nhau đọc Mô Si A 2:17 và Mô Rô Ni 7:45–48. Cũng có thể hữu ích để viết lên trên bảng những lời giảng dạy được giới trẻ thảo luận. Sau đó lớp học hoặc nhóm túc số có thể cùng nhau hội ý về những cách cụ thể mà họ có thể áp dụng hiệu quả hơn những lời giảng dạy này vào mối quan hệ giữa họ với những người trong gia đình, với bạn bè, và trong cộng đồng của họ, ngay cả khi người khác dường như khó thương yêu.
-
Nỗ lực của các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số trong công việc cứu rỗi và tôn cao sẽ có nhiều ý nghĩa và niềm vui hơn khi họ được soi dẫn bởi tình thương yêu. Để giúp các em nhận thấy cách mà mỗi khía cạnh của công việc cứu rỗi và tôn cao (xin xem Sách Hướng Dẫn Tổng Quát, mục 1.2) được thúc đẩy bởi tình thương yêu, hãy viết bốn khía cạnh này lên trên bảng. Sau đó hãy mời giới trẻ thảo luận xem việc có trái tim đầy tình thương yêu dành cho người khác có thể thay đổi cách họ tham gia vào mỗi khía cạnh này như thế nào. Các em có thể có những trải nghiệm từ chính cuộc sống của mình hoặc của người khác mà muốn chia sẻ.
Hành Động theo Đức Tin
Hãy khuyến khích các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số suy ngẫm và ghi lại những điều họ sẽ làm để hành động theo những ấn tượng mà họ nhận được hôm nay. Nếu muốn, họ có thể chia sẻ ý kiến của họ. Mời họ suy nghĩ xem việc hành động theo các ấn tượng của họ sẽ củng cố mối quan hệ của họ với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào.
Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ
-
Dallin H. Oaks, “Yêu Mến Những Người Khác và Chấp Nhận Những Dị Biệt,” Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 25–28
-
Gary E. Stevenson, “Đồng Tâm,” Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 19–23
-
Chủ Tịch Dallin H. Oaks đã dạy: “Nhưng nhiệt tâm của chúng ta để tuân giữ giáo lệnh thứ hai [này] không được làm cho chúng ta quên đi giáo lệnh thứ nhất là hết lòng, hết linh hồn và hết ý yêu mến Thượng Đế. … Chúng ta phải cố gắng tuân giữ cả hai giáo lệnh lớn. Để làm như vậy, chúng ta cố gắng tìm kiếm sự cân bằng giữa luật pháp và tình yêu thương—tuân giữ các giáo lệnh và bước theo con đường giao ước, trong khi yêu mến những người lân cận của mình trong cuộc sống. Việc bước theo con đường giao ước đòi hỏi chúng ta phải tìm kiếm sự soi dẫn thiêng liêng về điều gì phải ủng hộ và điều gì phải phản đối và cách để yêu thương và lắng nghe một cách tôn trọng và cách để giảng dạy trong tiến trình này. Việc bước theo của chúng ta đòi hỏi chúng ta không thỏa hiệp với các giáo lệnh mà là cho thấy một sự thông cảm và tình yêu thương trọn vẹn” (“Hai Giáo Lệnh Lớn,” Liahona, tháng Mười Một năm 2019, trang 73–75).
-
Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy: “Các Thánh Hữu Ngày Sau … thực sự tìm cách sống theo giáo lệnh lớn thứ nhất và thứ hai. Khi chúng ta hết lòng yêu mến Thượng Đế, thì Ngài sẽ xoay đổi lòng chúng ta đến sự an lạc của người khác theo một chu kỳ tốt đẹp và đức hạnh. … Việc giúp đỡ người khác—tận tâm lo lắng cho người khác cũng như hoặc nhiều hơn là chúng ta lo lắng cho bản thân mình—là niềm vui của chúng ta. Đặc biệt, tôi muốn nói thêm, là khi điều đó không thuận tiện và đòi hỏi chúng ta phải làm một điều gì đó mà chúng ta thường không thoải mái để làm. Việc sống theo giáo lệnh lớn thứ hai chính là mấu chốt để trở thành một môn đồ chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô.” (“Giáo Lệnh Lớn Thứ Hai,” Liahona, tháng Mười Một năm 2019, trang 97, 100).