“Ngày 27 tháng Tám. Làm Thế Nào Tôi Có Thể Cho Thấy Rằng Thể Xác Của Mình Là một Ân Tứ Thiêng Liêng từ Thượng Đế? 1 Cô Rinh Tô 1–7,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2023 (năm 2022)
“Ngày 27 tháng Tám. Làm Thế Nào Tôi Có Thể Cho Thấy Rằng Thể Xác Của Mình Là một Ân Tứ Thiêng Liêng từ Thượng Đế?,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn và Các Lớp Học Hội Thiếu Nữ: Các Đề Tài Giáo Lý năm 2023
Ngày 27 tháng Tám
Làm Thế Nào Tôi Có Thể Cho Thấy Rằng Thể Xác Của Mình Là một Ân Tứ Thiêng Liêng từ Thượng Đế?
Cùng Nhau Hội Ý
Được hướng dẫn bởi một thành viên trong chủ tịch đoàn lớp học hoặc nhóm túc số; khoảng 10–20 phút
Vào đầu buổi họp, hãy cùng nhau lặp lại Chủ Đề của Hội Thiếu Nữ hoặc Chủ Đề của Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn. Sau đó, hãy hướng dẫn thảo luận về công việc cứu rỗi và tôn cao bằng cách sử dụng một hoặc nhiều câu hỏi dưới đây hoặc câu hỏi của riêng anh chị em (xin xem Sách Hướng Dẫn Tổng Quát, mục 10.2, 11.2). Hoạch định cách để hành động theo những gì anh chị em thảo luận.
-
Sống theo phúc âm. Những kinh nghiệm nào gần đây đã mang chúng ta đến gần Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn?
-
Chăm sóc cho những người hoạn nạn. Gần đây có người nào đó chuyển đến tiểu giáo khu của chúng ta hoặc gia nhập Giáo Hội không? Làm cách nào chúng ta có thể giúp họ cảm thấy được chào đón?
-
Mời tất cả mọi người tiếp nhận phúc âm. Các sinh hoạt sắp tới mà chúng ta có thể mời gọi bạn bè của mình tham dự là gì?
-
Kết hợp các gia đình cho thời vĩnh cửu. Chúng ta có thể thực hiện những nỗ lực nào để ghi lại lịch sử của riêng mình?
Vào cuối buổi học, hãy làm những điều sau đây khi thích hợp:
-
Làm chứng về các nguyên tắc đã được giảng dạy.
-
Nhắc các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số nhớ về những kế hoạch và lời mời được đưa ra trong buổi họp.
Giảng Dạy Giáo Lý
Được hướng dẫn bởi một em giới trẻ hoặc một người lãnh đạo thành niên; khoảng 25–35 phút
Tự Chuẩn Bị về Phần Thuộc Linh
Dù sao đi nữa, các Thánh Hữu Ngày Sau dường như có tiếng về những việc chúng ta không làm. Nhiều điều “không nên làm” đó có liên quan đến cách chúng ta đối xử với thể xác của mình. Ở đằng sau những lựa chọn về những điều chúng ta nên làm là các lẽ thật vĩnh cửu—những điều chúng ta biết. Khi các lẽ thật vĩnh cửu dẫn dắt những lựa chọn của chúng ta, các lựa chọn đó trở nên dễ dàng hơn để đưa ra, vui hơn, và bền lâu hơn. Các lẽ thật vĩnh cửu cũng giúp chúng ta giải thích những lựa chọn của mình cho bạn bè chúng ta. Có lẽ ngoài việc được biết đến do những điều chúng ta không làm, chúng ta nên được biết đến nhiều hơn do những điều chúng ta biết.
Hãy nghĩ về các lẽ thật vĩnh cửu mà anh chị em biết về thể xác của mình—tại sao chúng ta có thể xác, Thượng Đế cảm thấy như thế nào về thể xác chúng ta, và Ngài muốn chúng ta cảm nhận như thế nào về nó. Việc hiểu biết các lẽ thật này đã ban phước cho anh chị em và ảnh hưởng đến các lựa chọn của anh chị em như thế nào? Sự hiểu biết này có thể ban phước cho các học viên của anh chị em như thế nào? Khi anh chị em suy ngẫm điều này, hãy đọc Sáng Thế Ký 1:27; 1 Cô Rinh Tô 6:19–20.
Cùng Nhau Học Hỏi
Khi các thành viên trong nhóm túc số hoặc lớp học của anh chị em học hỏi thánh thư trong tuần này, họ có thể đã suy nghĩ về những lời giảng dạy của Phao Lô về thể xác chúng ta trong 1 Cô Rinh Tô 6. Một cách để mời họ chia sẻ những suy nghĩ đó là cho mỗi em một tờ giấy và mời họ viết xuống ít nhất ba câu trả lời cho câu hỏi “Thể xác chúng ta giống như đền thờ như thế nào?” Hãy khuyến khích họ đọc 1 Cô Rinh Tô 6:19–20 khi họ suy ngẫm câu hỏi này. Sau đó họ có thể chia sẻ những câu trả lời của họ với nhau. Những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi về thể xác chúng ta ảnh hưởng đến những lựa chọn của chúng ta như thế nào? Sau đây là một số ý tưởng sinh hoạt cho đề tài này; hãy chọn từ các ý tưởng này, hoặc hoạch định sinh hoạt của riêng anh chị em.
-
Nếu anh chị em muốn thảo luận thêm về sự so sánh cơ thể với đền thờ mà Phao Lô đưa ra, hãy trưng ra các bức ảnh của một số đền thờ. Anh chị em có thể tìm thấy các bức ảnh này trên trang mạng temples.ChurchofJesusChrist.org. Các học viên có thể thảo luận những sự khác biệt họ nhìn thấy trong các đền thờ này, cùng với những điểm tương đồng. Họ cũng có thể nói về những cảm nhận của họ khi ở trong đền thờ. Điều gì làm cho đền thờ trở thành một nơi thuộc linh và thiêng liêng đến như vậy? Anh chị em sau đó có thể khuyến khích lớp học hoặc nhóm túc số liên hệ những điều đã được thảo luận về đền thờ với thể xác chúng ta. Những lời giảng dạy về đền thờ trong Giáo Lý và Giao Ước 97:15–16; 109:8, 12 liên quan đến thể xác chúng ta như thế nào?
-
Các học viên của anh chị em có thể đã có—hoặc sẽ có—cơ hội để giải thích tại sao họ tuân theo những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi về việc chăm sóc cơ thể của họ. Anh chị em có thể hỏi một vài người trong số họ xem họ có thể nói gì nếu, ví dụ như, một ai đó hỏi họ tại sao họ không uống rượu, trà, hoặc cà phê hoặc tại sao họ không mặc một loại quần áo nào đó. Một số lẽ thật nào từ phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô ảnh hưởng đến cách chúng ta đối xử với cơ thể của mình? Các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số có thể tìm kiếm một vài trong số các lẽ thật này ở phần “Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ.”
-
Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô muốn chúng ta cảm thấy như thế nào về cơ thể của mình? Anh chị em cũng có thể thảo luận những cách thức mà Sa Tan cố gắng thuyết phục chúng ta xem nhẹ hoặc thậm chí ghét bỏ thể xác của mình. Chúng ta có thể làm gì để vượt qua những lời dối trá và cám dỗ của Sa Tan? Những lẽ thật nào sẽ giúp chúng ta? Một số tài liệu trong phần “Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ” có thể hữu ích.
Hành Động theo Đức Tin
Hãy khuyến khích các thành viên trong lớp học hoặc nhóm túc số suy ngẫm và ghi lại những điều họ sẽ làm để hành động theo những ấn tượng mà họ nhận được hôm nay. Nếu muốn, họ có thể chia sẻ ý kiến của họ. Mời họ suy nghĩ xem việc hành động theo các ấn tượng của họ sẽ củng cố mối quan hệ của họ với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào.
Các Nguồn Tài Liệu Hỗ Trợ
-
Sáng Thế Ký 1:27; 1 Cô Rinh Tô 6:19–20; An Ma 11:42–44; 40:23; Giáo Lý và Giao Ước 89; 130:22
-
“Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới,” đặc biệt là ba đoạn đầu tiên
-
“Chúa Ban Tôi một Đền Tạm,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 62
-
Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy: “Khi ban cho chúng ta ân tứ về một thể xác, Thượng Đế đã cho phép chúng ta thực hiện một bước quan trọng hướng tới việc trở nên giống như Ngài hơn. Sa Tan hiểu điều này. … Vì vậy, nhiều cám dỗ, nếu không phải là hầu hết cám dỗ, mà nó giăng ra trên con đường của chúng ta khiến chúng ta lạm dụng thân thể của mình hoặc thân thể của người khác. … Thân thể của các anh em là ngôi đền thờ cá nhân của các anh em, được tạo ra để làm nơi trú ngụ cho linh hồn vĩnh cửu của các anh em [xin xem 1 Cô Rinh Tô 3:16–17; 6:18–20]. Việc các anh em chăm sóc ngôi đền thờ đó rất là quan trọng. Giờ đây, tôi xin hỏi các anh em có quan tâm đến việc mặc quần áo và chải chuốt thân thể của mình để hấp dẫn thế gian hơn là để làm hài lòng Thượng Đế không? Câu trả lời của các anh em gửi một thông điệp trực tiếp đến Ngài về cảm nghĩ của các anh em liên quan đến ân tứ siêu việt của Ngài ban cho các anh em” (“Chúng Ta Có Thể Làm Tốt Hơn và Trở Thành Người Tốt Hơn,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 68).
-
Anh Cả D. Todd Christofferson đã dạy: “Những người nào tin rằng thân thể của chúng ta chỉ là kết quả của cơ hội tiến hóa thì sẽ cảm thấy không có trách nhiệm giải trình với Thượng Đế hoặc với bất cứ người nào khác về điều họ làm đối với thân thể của họ. Tuy nhiên, chúng ta là những người làm chứng về tính xác thật trọng đại hơn của tiền dương thế, trần thế và cuộc sống vĩnh cửu, cần phải công nhận rằng chúng ta có bổn phận đối với Thượng Đế liên quan đến thành quả hoàn thiện này về sự sáng tạo thể xác của Ngài. … Vì đó là công cụ của linh hồn mình, nên chúng ta cần phải hết sức chăm sóc thân thể này. Chúng ta cần phải dâng hiến tất cả khả năng của thân thể mình để phục vụ và xúc tiến công việc của Đấng Ky Tô” (“Suy Ngẫm về một Cuộc Đời Dâng Hiến,” Liahona, tháng Mười Một năm 2010, trang 17).