“Phụ Lục C: Dành Cho Thiếu Nhi—Những Chỉ Dẫn về Giờ Ca Hát và Phần Trình Bày của Các Em Thiếu Nhi trong Lễ Tiệc Thánh”, Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ: Sách Mặc Môn năm 2024 (năm 2023)
“Phụ Lục C,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Việc Học ở Nhà và ở Nhà Thờ: năm 2024
Phụ Lục C
Dành Cho Thiếu Nhi—Những Chỉ Dẫn về Giờ Ca Hát và Phần Trình Bày của Các Em Thiếu Nhi trong Lễ Tiệc Thánh
Các bài hát dành cho Hội Thiếu Nhi là một công cụ hữu hiệu để giúp trẻ em học về kế hoạch hạnh phúc của Cha Thiên Thượng cùng các lẽ thật cơ bản của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Khi các bé hát về các giáo lý phúc âm, Đức Thánh Linh sẽ làm chứng về lẽ trung thực của các giáo lý đó. Lời ca và âm nhạc sẽ lưu lại trong tâm trí và tấm lòng các bé trong suốt cuộc đời chúng.
Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của Thánh Linh khi anh chị em chuẩn bị để giảng dạy phúc âm qua âm nhạc. Hãy chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về các lẽ thật đang được hát lên. Hãy giúp các bé thấy được âm nhạc có liên quan như thế nào đến những điều chúng đang học và trải nghiệm ở nhà và trong các lớp học Hội Thiếu Nhi.
Những Chỉ Dẫn cho Phần Trình Bày trong Lễ Tiệc Thánh
Với sự hướng dẫn của vị giám trợ, phần trình bày của trẻ em trong lễ Tiệc Thánh thường được tổ chức trong quý thứ tư của năm. Với tư cách là chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nhi và người hướng dẫn nhạc, hãy làm việc với vị cố vấn trong giám trợ đoàn là người giám sát Hội Thiếu Nhi để hoạch định phần trình bày.
Phần trình bày nên cho phép các bé bày tỏ những điều chúng cùng gia đình chúng đã học được từ Sách Mặc Môn ở nhà và trong Hội Thiếu Nhi, kể cả các bài hát dành cho Hội Thiếu Nhi mà chúng đã hát trong suốt cả năm. Khi anh chị em hoạch định, hãy nghĩ về những cách để phần trình bày này có thể giúp giáo đoàn tập trung vào Đấng Cứu Rỗi và những lời giảng dạy của Ngài.
Các đơn vị có ít trẻ em có thể cân nhắc những cách thức cho phép gia đình có thể tham gia cùng con cái của họ. Một thành viên trong giám trợ đoàn có thể kết thúc buổi họp với những lời nhận xét ngắn gọn.
Trong khi anh chị em chuẩn bị cho phần trình bày này, hãy ghi nhớ những chỉ dẫn sau đây:
-
Những buổi tập dượt không nên làm mất thời giờ của lớp học Hội Thiếu Nhi hay gia đình một cách không cần thiết.
-
Những phần trình bày có sử dụng các dụng cụ trực quan, trang phục hóa trang, và thiết bị truyền thông đều không phù hợp cho lễ Tiệc Thánh.
Xin xem Sách Hướng Dẫn Tổng Quát: Phục Vụ trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, mục 12.2.1.2.
Những Chỉ Dẫn về Giờ Ca Hát
5 phút (Chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nhi): Lời cầu nguyện mở đầu, câu thánh thư hoặc tín điều, và một bài chia sẻ
20 phút (người hướng dẫn nhạc): Giờ ca hát
Chủ tịch đoàn Hội Thiếu Nhi và người hướng dẫn nhạc chọn ra các bài hát cho mỗi tháng để củng cố các nguyên tắc mà trẻ em đang học ở trong lớp và ở nhà. Danh sách các bài hát củng cố các nguyên tắc này được bao gồm trong tài liệu hướng dẫn này.
Khi anh chị em dạy các bài hát cho các bé, hãy mời chúng chia sẻ điều chúng đã học về các câu chuyện và các nguyên tắc giáo lý được dạy trong các bài đó. Hãy mời các bé chia sẻ những suy nghĩ và cảm nhận của chúng về các lẽ thật được tìm thấy trong các bài hát đó.
Sách Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi là tài liệu cơ bản cho phần âm nhạc trong Hội Thiếu Nhi. Các bài thánh ca từ sách thánh ca và các bài hát trong tạp chí Bạn Hữu cũng thích hợp. Việc sử dụng bất cứ thể loại âm nhạc nào khác trong Hội Thiếu Nhi phải được giám trợ đoàn chấp thuận (xin xem Sách Hướng Dẫn Tổng Quát, đoạn 12.3.4).
Âm Nhạc cho Giờ Ca Hát
Tháng Một
-
Chọn một bài hát hỗ trợ giáo lý được giảng dạy trong tháng này trong Hãy Đến Mà Theo Ta.
Tháng Hai
-
“Tình Yêu của Chúa Ở Gần”, Bạn Hữu, tháng Bảy năm 2021.
Tháng Ba
-
Chọn một bài hát hỗ trợ giáo lý được giảng dạy trong tháng này trong Hãy Đến Mà Theo Ta.
Tháng Tư
-
Chọn một bài hát hỗ trợ giáo lý được giảng dạy trong tháng này trong Hãy Đến Mà Theo Ta.
Tháng Năm
-
Chọn một bài hát hỗ trợ giáo lý được giảng dạy trong tháng này trong Hãy Đến Mà Theo Ta.
Tháng Sáu
-
Chọn một bài hát hỗ trợ giáo lý được giảng dạy trong tháng này trong Hãy Đến Mà Theo Ta.
Tháng Bảy
-
Chọn một bài hát hỗ trợ giáo lý được giảng dạy trong tháng này trong Hãy Đến Mà Theo Ta.
Tháng Tám
-
Chọn một bài hát hỗ trợ giáo lý được giảng dạy trong tháng này trong Hãy Đến Mà Theo Ta.
Tháng Chín
-
Chọn một bài hát hỗ trợ giáo lý được giảng dạy trong tháng này trong Hãy Đến Mà Theo Ta.
Tháng Mười
-
Chọn một bài hát hỗ trợ giáo lý được giảng dạy trong tháng này trong Hãy Đến Mà Theo Ta.
Tháng Mười Một
-
“Dám Làm Điều Tốt”, Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, số 64
Tháng Mười Hai
-
“Tôi Suy Ngẫm Khi Đọc Câu Chuyện Hay Đó,” Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 60
Sử Dụng Âm Nhạc để Giảng Dạy Giáo Lý
Giờ ca hát là nhằm giúp trẻ em học về các lẽ thật của phúc âm. Những ý kiến sau đây có thể soi dẫn anh chị em khi anh chị em hoạch định những cách thức để giảng dạy các nguyên tắc phúc âm được tìm thấy trong các bài thánh ca và các bài hát dành cho Hội Thiếu Nhi.
Đọc các câu thánh thư có liên quan. Nhiều bài hát trong Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi có liệt kê những phần tham khảo của các câu thánh thư liên quan. Hãy giúp các bé đọc một số đoạn thánh thư này, và nói về sự liên quan của các câu thánh thư này với bài hát đó. Anh chị em cũng có thể liệt kê một vài phần tham khảo thánh thư lên trên bảng và mời các bé ghép mỗi phần tham khảo đó với một bài hát hoặc một lời trong một bài hát.
Điền vào chỗ trống. Viết một câu của bài hát lên trên bảng, để trống vài từ then chốt. Sau đó, bảo các bé hát bài hát đó và lắng nghe các từ để điền vào chỗ trống. Khi chúng điền vào mỗi chỗ trống, hãy thảo luận các nguyên tắc phúc âm cả lớp học được từ các từ bị thiếu.
Làm chứng. Chia sẻ chứng ngôn ngắn gọn với các bé về các lẽ thật phúc âm trong bài hát Thiếu Nhi đó. Hãy giúp các bé hiểu rằng ca hát là một cách chúng có thể chia sẻ chứng ngôn và cảm nhận Thánh Linh.
Đứng lên làm nhân chứng. Mời các bé thay phiên nhau đứng lên và chia sẻ những điều chúng học được từ bài hát chúng đang hát hoặc cảm nghĩ của chúng về các lẽ thật được dạy trong bài hát đó. Hãy hỏi xem chúng cảm thấy như thế nào khi hát bài hát đó và giúp chúng nhận ra ảnh hưởng của Đức Thánh Linh.
Sử dụng hình ảnh. Nhờ các bé giúp anh chị em tìm kiếm những bức hình hoặc tạo ra những bức tranh phù hợp với các từ hay cụm từ quan trọng trong bài hát. Mời các bé chia sẻ xem những bức hình này có liên quan đến bài hát đó như thế nào và những điều mà bài hát đó dạy. Bảo các bé đi gom các bức hình lại và giơ chúng lên theo đúng thứ tự trong khi cả lớp cùng nhau hát bài đó.
Chia sẻ một bài học sử dụng đồ vật. Anh chị em có thể sử dụng một đồ vật để truyền cảm hứng cho phần thảo luận về một bài hát. Ví dụ, anh chị em có thể cùng hát với các bé một bài hát về đức tin. Anh chị em có thể cho các bé thấy một hạt giống và nói về việc chúng ta cho thấy đức tin như thế nào khi gieo trồng hạt giống; việc này có thể dẫn đến một cuộc thảo luận về những cách chúng ta cho thấy đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, như được mô tả trong bài hát.
Mời chia sẻ các kinh nghiệm cá nhân. Hãy giúp các bé liên kết các nguyên tắc được giảng dạy trong bài hát với kinh nghiệm chúng đã có với các nguyên tắc đó. Ví dụ, trước khi hát một bài hát về đền thờ, anh chị em có thể yêu cầu các bé giơ tay lên nếu chúng đã từng nhìn thấy một đền thờ. Khi chúng hát, hãy mời chúng nghĩ về cảm tưởng của mình khi thấy một đền thờ trong khi chúng hát.
Đặt câu hỏi. Có nhiều câu hỏi anh chị em có thể đặt ra trong khi ca hát. Ví dụ, anh chị em có thể hỏi các bé xem chúng học được điều gì từ mỗi lời trong bài hát. Anh chị em cũng có thể yêu cầu chúng nghĩ về các câu hỏi mà bài hát đó giải đáp. Điều này có thể dẫn tới một cuộc thảo luận về các lẽ thật đã được dạy trong bài hát.
Sử dụng các động tác tay đơn giản. Mời các bé nghĩ về các động tác tay đơn giản để giúp chúng ghi nhớ lời và thông điệp của một bài hát.