Hãy Đến Mà Theo Ta
Ngày 11–17 tháng Năm. Mô Si A 18–24: “Chúng Ta đã Lập Giao Ước với Ngài”


“Ngày 11–17 tháng Năm. Mô Si A 18–24: ‘Chúng Ta đã Lập Giao Ước với Ngài’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Sách Mặc Môn năm 2020 (2020)

“Ngày 11–17 tháng Năm. Mô Si A 18–24,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: năm 2020

Hình Ảnh
Dân của Lim Hi đang trốn thoát

Minerva K. Teichert (1888–1976), Escape of King Limhi and His People (Cuộc Trốn Thoát của Vua Lim Hi và Dân Ông), 1949‑1951, tranh sơn dầu trên gỗ masonite, 91 x 122cm. Bảo Tàng Nghệ Thuật Đại Học Brigham Young University, năm 1969.

Ngày 11–17 tháng Năm

Mô Si A 18–24

Chúng Ta đã Lập Giao Ước với Ngài

Chủ Tịch Thomas S. Monson đã dạy: “Khi đọc và suy ngẫm thánh thư, chúng ta sẽ nhận được lời mách bảo dịu dàng của Thánh Linh cho tâm hồn mình” (“Chúng Ta Không Bao Giờ Đơn Độc Một Mình,” Liahona, tháng Mười Một năm 2013, trang 122).

Ghi Lại Những Ấn Tượng của Anh Chị Em

Câu chuyện về An Ma và dân của ông trong Mô Si A 18; 23–24 cho thấy ý nghĩa của việc “gia nhập đàn chiên của Thượng Đế” (Mô Si A 18:8). Khi họ báp têm, họ đã lập một giao ước với Thượng Đế để “phụng sự Ngài và tuân giữ các lệnh truyền của Ngài” (Mô Si A 18:10). Trong khi đây là một cam kết cá nhân mạnh mẽ, thì nó cũng liên quan đến cách họ đối xử lẫn nhau. Đúng vậy, cuộc hành trình trở về với Cha Thiên Thượng là riêng tư và cá nhân, và không có ai có thể giữ các giao ước cho chúng ta, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta đơn độc. Chúng ta đều cần đến nhau. Là các tín hữu trong Giáo Hội của Đấng Ky Tô, chúng ta giao ước để phục vụ Thượng Đế bằng việc giúp đỡ và phục vụ người khác trong cuộc hành trình, “mang gánh nặng lẫn cho nhau” (Mô Si A 18:8–10). Rõ ràng dân của An Ma có gánh nặng để mang, cũng giống như chúng ta. Và một cách mà Chúa giúp chúng ta “mang những gánh nặng [của chúng ta] một cách dễ dàng” (Mô Si A 24:15) là ban cho chúng ta một cộng đồng Các Thánh Hữu, là những người đã hứa để than khóc với chúng ta, an ủi chúng ta, như chúng ta đã hứa làm cho họ.

Hình Ảnh
hình biểu tượng học tập cá nhân

Những Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Cá Nhân

Mô Si A 18:1–17

Phép báp têm bao gồm giao ước để phục vụ Thượng Đế và đứng lên như một nhân chứng cho Ngài.

Mô Si A 18:8–10 chứa đựng những lời giảng dạy của An Ma về giao ước báp têm, hay là lời hứa chúng ta lập với Thượng Đế khi chịu phép báp têm. Khi anh chị em đọc những câu này, hãy suy ngẫm các câu hỏi sau đây:

  • Anh chị em học được điều gì từ các câu thánh thư này về những lời hứa mình đã lập khi chịu phép báp têm? Thượng Đế hứa với anh chị em điều gì?

  • Giao ước để phục vụ Thượng Đế (xin xem câu 10) liên quan đến những nỗ lực của chúng ta để phục sự lẫn nhau như thế nào? (xin xem các câu 8–9).

  • Anh chị em đang làm gì để giữ lời hứa của mình?

  • Làm thế nào việc giữ giao ước báp têm giúp anh chị em “dẫy đầy Thánh Linh”? (Mô Si A 18:14). Làm thế nào Thánh Linh giúp anh chị em giữ giao ước của mình?

Hình Ảnh
lễ báp têm trên biển

Khi tôi lập giao ước với Thượng Đế, tôi nhận các phước lành của Ngài.

Câu chuyện này cũng biểu lộ mẫu mực thích hợp về lễ báp têm. Anh chị em học được điều gì từ các câu 14–17 về cách mà lễbáp têm nên được thực hiện? Có điều gì khác mà anh chị em học được về phép báp têm từ Ma Thi Ơ 3:16; Rô Ma 6:3–5; 3 Nê Phi 11:21–28; và Giáo Lý và Giao Ước 20:72–74?

Xin xem thêm Giáo Lý và Giao Ước 20:37, 77, 79.

Mô Si A 18:17–30

Dân của Thượng Đế nên đoàn kết với nhau.

Như An Ma và dân của ông đã khám phá ra, việc theo Chúa Giê Su Ky Tô đôi khi có nghĩa là từ bỏ một lối sống quen thuộc để đến với điều gì đó mới và khác biệt. Nhưng dân của An Ma đã chia sẻ sức mạnh cho nhau như một phần của “giáo hội của Đấng Ky Tô” (Mô Si A 18:17). Những lời giảng dạy trong Mô Si A 18:17–30 soi dẫn anh chị em để trở thành một tín hữu tốt hơn trong Giáo Hội như thế nào? Anh chị em có thể làm gì để giúp đỡ các tín hữu trong tiểu giáo khu hay chi nhánh của mình “đoàn kết trong tình thương yêu lẫn nhau”? (Mô Si A 18:21).

Xin xem thêm Henry B. Eyring, “Chúng Ta Đồng Tâm Đoàn Kết,” Liahona, tháng Mười Một năm 2008, trang 68–71.

Mô Si A 19–20

Lời của các vị tiên tri sẽ được làm tròn.

A Bi Na Đi đã nói một số điều tiên tri cụ thể về điều sẽ xảy ra với Vua Nô Ê và dân của vua nếu họ từ chối hối cải. Dù sao, đối với một số người thì những lời tiên tri này dường như không tin được (xin xem Mô Si A 12:1–8, 14–15), đặc biệt là vì dân Nê Phi đã phòng thủ thành công trước dân La Man gần 50 năm (xin xem Mô Si A 9:16–18; 11:19). Nhưng lời của các vị tiên tri sẽ được làm tròn—trong thời đại của chúng ta cũng như thời của A Bi Na Đi.

Anh chị em tìm thấy gì trong Mô Si A 19–20 mà làm Ghê Đê Ôn tuyên bố rằng những lời tiên tri của A Bi Na Đi đã được làm tròn? (xin xem Mô Si A 20:21). Làm thế nào câu chuyện này củng cố đức tin của anh chị em nơi những lời cảnh báo của các vị tiên tri của Thượng Đế và cam kết của anh chị em để tuân theo lời nói của họ? Khi nào anh chị em đã nhìn thấy lời của vị tiên tri được làm tròn trong thời đại của chúng ta?

Mô Si A 21–24

Thượng Đế có thể làm nhẹ mọi gánh nặng của tôi.

Dân của Lim Hi và dân của An Ma đều rơi vào cảnh nô lệ, mặc dù vì những lý do và hoàn cảnh khác nhau. Anh chị em học được điều gì qua việc so sánh những câu chuyện về dân Lim Hi trong Mô Si A 19–22 và dân An Ma trong Mô Si A 18; 23–24? Anh chị em có thể lưu ý cách mà mỗi nhóm dân phản ứng với cảnh nô lệ hay cách mà mỗi nhóm dân cuối cùng được giải thoát. Khi anh chị em làm vậy, hãy tìm kiếm những thông điệp có thể áp dụng vào cuộc sống của anh chị em. Ví dụ, anh chị em học được điều gì từ những câu chuyện này mà sẽ giúp anh chị em mang được gánh nặng của mình?

Mô Si A 23:21–24; 24:8–17

Tôi có thể tin cậy Chúa.

Mặc dù họ đã hối cải tội lỗi của mình, An Ma và dân của ông vẫn thấy mình ở trong cảnh nô lệ. Kinh nghiệm của họ cho thấy rằng việc tin cậy nơi Chúa và sống theo những giao ước của mình không luôn luôn giúp tránh được những khó khăn, nhưng nó giúp chúng ta vượt qua chúng. Khi anh chị em đọc Mô Si A 23:21–2424:8–17, lưu ý những từ và cụm từ mà có thể giúp anh chị em biết tin cậy Thượng Đế, bất kể hoàn cảnh của anh chị em là gì.

Xin xem thêm Chủ Tịch Thomas S. Monson, “Ta Sẽ Không Lìa Ngươi, Không Bỏ Ngươi Đâu,” Liahona, tháng Mười Một năm 2013, trang 85–87.

Hình Ảnh
hình biểu tượng gia đình học tập

Ý Kiến cho Việc Học Thánh Thư Chung Với Gia Đình và Buổi Họp Tối Gia Đình

Khi anh chị em đọc thánh thư chung với gia đình mình, Thánh Linh có thể giúp anh chị em biết phải tập trung và thảo luận về những nguyên tắc nào để đáp ứng nhu cầu của gia đình mình. Sau đây là một số ý kiến.

Mô Si A 18:1–4

Có lời nói rằng anh chị em có thể đếm số hạt trong một quả táo, nhưng anh chị em không thể đếm số quả táo đến từ một hạt táo. Tuy chỉ có một người tiếp nhận chứng ngôn của A Bi Na Đi, nhưng một người đó—An Ma—đã ảnh hưởng đến nhiều thế hệ dân Nê Phi. Có lẽ anh chị em có thể sử dụng một trái cây với hạt để minh họa nguyên tắc này. Thông điệp này áp dụng cho gia đình của chúng ta như thế nào? Chúng ta có thể làm gì để chia sẻ chứng ngôn của mình với những người khác?

Mô Si A 18:8–10

Chúng ta có thể học được điều gì về giao ước báp têm của chúng ta từ các câu thánh thư này? (xin xem thêm G&LGƯ 20:73, 77–79). Chúng ta đang làm gì để chuẩn bị hay để giữ giao ước báp têm của mình?

Mô Si A 18:30

Những địa điểm nào có ý nghĩa đặc biệt với chúng ta vì những kinh nghiệm thuộc linh mà chúng ta có ở đó?

Mô Si A 21:11–16; 24:10–15

Chúng ta học được gì từ việc so sánh cảnh nô lệ của dân An Ma với dân Lim Hi?

Mô Si A 21:15; 24:11–15

Các câu này dạy chúng ta điều gì về một số cách thức mà Chúa đáp ứng lời cầu nguyện?

Để có thêm ý kiến giảng dạy cho trẻ em, xin xem đại cương tuần này trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi.

Cải Thiện Việc Học Tập Cá Nhân

Tìm một thời gian phù hợp với anh chị em. Thường là dễ nhất để học là khi anh chị em có thể học thánh thư mà không bị ngắt quãng. Tìm một thời gian phù hợp với anh chị em, và làm hết sức để học hỏi một cách kiên định vào thời gian đó mỗi ngay.

Hình Ảnh
người dân đang chịu phép báp têm

The Waters of Mormon (Dòng Suối Mặc Môn), do Jorge Cocco họa

In